Những điểm mạnh của báo Tiền Phong hiện nay

Một phần của tài liệu Vấn đề thông tin và định hướng trên trang văn hoá văn nghệ của báo đoàn thanh niên (Trang 34)

- Sớm đổi mới, lập trường chính trị đúng đắn, vững vàng, kiên định, chính kiến rõ ràng; tích cực đấu tranh vì dân chủ, tiến bộ xã hội, đặc biệt có uy tín trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ người dân, được bạn đọc tin cậy.

Báo Tiền Phong luôn kiên định về lập trường, quan điểm ngay cả khi tình hình trong nước và thế giới phức tạp nhất. Mặc dù đôi khi chịu những sức ép nặng nề, nhưng báo Tiền Phong vẫn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực tham nhũng. Trong cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc do Toà soạn tiến hành cuối năm 2000 đầu năm 2001, phần lớn bạn đọc góp ý kiến đánh giá rất cao mặt mạnh này của Tiền Phong.

- Có hệ thống chuyên mục phong phú, hấp dẫn, cách viết sâu sắc, nhân văn, thu hút được bạn đọc.

Báo Tiền Phong đặt ra và duy trì chừng 20 chuyên mục, tạo sự phong phú, hấp dẫn thường xuyên đối với bạn đọc. Trong cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc nói trên, cả 15 chuyên mục Tòa soạn đưa ra trưng cầu ý kiến đều được trên 80% bạn đọc tham gia góp ý tán thành và cho rằng nên tiếp tục duy trì. Cách viết sâu sắc, có văn, đi sâu vào số phận con người, bảo vệ con người và các giá trị nhân đạo, nhân văn cũng vẫn đang tìm được sự đồng cảm của bạn đọc. Do đó, Tiền Phong là một trong những tờ báo có số lượng bạn đọc đông đảo trong nước.

Trong cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt, thị phần báo chí bị chia nhỏ, Tiền Phong vẫn duy trì được một số lượng phát hành lớn (khoảng 15 triệu bản/năm).

- Nội bộ đoàn kết, nhất trí, thương yêu nhau, đời sống cán bộ, phóng viên, công nhân viên khá ổn định; điều kiện làm việc tương đối tốt.

Một trong những thành công lớn và điểm mạnh cơ bản của Tiền Phong trong giai đoạn vừa qua là mặc dù tiến hành nhiều biện pháp đổi mới khá kiên quyết vẫn giữ được sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ, nhờ đó đã tập trung được toàn bộ trí tuệ sức mạnh của tập thể cho công việc.

1.4 Trang Văn hóa văn nghệ báo Tiền Phong

Trang Văn hóa văn nghệ báo Tiền Phong trong thời kỳ đổi mới mang bản sắc rất riêng được và chú trọng do 3 yếu tố chính sau đây:

- Báo Tiền Phong có truyền thống về các cuộc thi viết, vẽ từ những năm đầu báo mới thành lập (cuộc thi “Về niềm vui sướng nhất” từ năm 1960 – nhà văn Nguyễn Thị Xuân Quý đã tham dự khi còn là nữ sinh).

- Tổng Biên tập báo Tiền Phong từ năm 1988, ông Dương Xuân Nam, vốn là một nhà thơ, nhà văn (Hội viên hội nhà văn Việt Nam) đã rất chú trọng đến văn hóa văn nghệ. Cho đến nay riêng trang VHVN đều do TBT duyệt trực tiếp bài vở.

- Chú trọng chiều sâu văn hóa, các bài viết không trôi nổi theo thị trường mà bản thân phóng viên khi viết những bài phỏng vấn sâu sắc đều mang tính bày tỏ quan điểm về VHNT trong lúc đối thoại với những nhân vật tên tuổi.

- Mở ra nhiều diễn đàn VHVN thiết thực cho tuổi trẻ và bạn đọc cả nước tham gia. Tất cả những ý kiến trái chiều đều được đăng tải và kết thúc diễn đàn đều là những bài viết mang tính tổng kết, khái quát vấn đề rất khách quan. (Hiện nay, từ tháng 10 năm 2006 trên báo Tiền Phong ngày đang có diễn đàn „Người Việt - Phẩm chất, thói hư và tật xấu” được đông đảo bạn trẻ tham gia hưởng ứng viết bài).

1.5 Báo Tiền Phong Chủ nhật

Trong số những tờ báo ra hàng ngày, báo Tiền Phong Chủ nhật được tất cả mọi người nhận định là tờ báo nghiêng về Văn hóa nghệ thuật nhiều nhất, có khi lên đến 70, 80 phần trăm là các bài viết về VHNT.

Báo Tiền Phong chủ nhật là tờ có Ban biên tập riêng hẳn. Tờ báo do chính TBT Dương Xuân Nam trực tiếp chỉ đạo nội dung. Một trưởng ban, một thư ký toà soạn, một hoạ sĩ riêng và có giai đoạn có đến 4 phóng viên (hiện nay chỉ có một phóng viên).

Tiêu chí của tờ Tiền Phong Chủ nhật là bám sát thời sự nhưng không bám sát theo kiểu báo thường ra hàng ngày mang tính thời sự cao, mà là chủ yếu đưa những vấn đề nổi cộm trong tuần. Báo Tiền Phong Chủ nhật đánh số riêng từ số 1 đến số 52 trong một năm.

Báo Tiền Phong Chủ nhật có hai trang giữa là Văn hoá văn nghệ, trang 3 là phóng sự và trang 7 dành cho văn học (truyện ngắn, thơ ca).

Báo Tiền Phong Chủ nhật hiện nay vẫn giữ số lượng trung bình từ 80.000 đến 100.000 bản một lần phát hành. Giai đoạn đỉnh cao năm 1999 – 2000, báo Tiền Phong Chủ nhật tăng lên đến 150.000bản.

Báo Tiền Phong Chủ nhật còn có sự cộng tác của các Cộng tác viên uy tín là các giáo sư, tiến sĩ văn học nghệ thuật, nhất là khi có các sự kiện văn hóa nổi bật.

Hiện nay, báo Tiền Phong Chủ nhật đang chuẩn bị cải tiến toàn bộ để thành tờ Tiền Phong cuối tuần, phát hành vào thứ sáu hàng tuần, dự định sẽ ấn bản bộ mới vào tháng 1 năm 2007.

KẾT LUẬN

Nếu như văn hóa văn nghệ được xem như món ăn tinh thần của giới trẻ, thì việc thụ hưởng những nhu cầu ấy lại đòi hỏi văn hóa - nghệ thuật luôn tự nâng cao tính sáng tạo và đổi mới không ngừng. Chính vì vậy mà Thanh niên ngày nay thường cảm thấy lạc lõng khi đi tìm cho mình một thế giới nghệ thuật khám phá từ bản thân. Đó là điều mà báo chí phải làm: đưa họ đến con đường khám phá nghệ thuật chân chính.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một kiểu nghệ thuật mang tính tìm tòi, khám phá, chưa định hình hiện đang rất phổ biến trong đời sống, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ 21. Chúng gồm những trào lưu, xu hướng mới xuất phát từ nhu cầu tự làm mới mình của các nghệ sĩ hoặc những sinh viên trường nghệ thuật đang tìm kiếm bản thân. Ngày cả những thanh niên có đời sống bình thường đôi khi cũng băn khoăn tự hỏi “liệu đây có phải là cái đẹp? Cái mà tôi muốn vươn tới?”. Câu hỏi này khiến cho văn hóa nghệ thuật có một trọng trách đặc biệt cao cả, đó là định hướng tư tưởng.

Điều này làm cho chúng ta nghĩ ngay đến một trong những chức năng quan trọng của văn hóa chính là : điều chỉnh xã hội. Từ việc điều chỉnh xã hội, văn hóa có chức năng bộ phận là định hướng các chuẩn mực, điều chỉnh các ứng xử của con người.

Tất cả những điều đó, khiến chúng ta hiểu được rằng, báo chí của Đoàn chính là cơ quan ngôn luận cực kỳ quan trọng, hàng ngày tiếp xúc và giao tiếp với thanh niên, là diễn đàn của họ và là người bạn đường cần thiết của họ, đó là sự gắn bó mật thiết khó thể tách rời.

Phần tiếp theo của đề tài, chúng tôi sẽ trình bày nội dung chính về tính định hướng ở trên những trang thông tin của báo Tiền Phong - tờ báo tiêu biểu của hệ thống báo Đoàn mà ngay từ đầu, chúng tôi đã đề cập là đối tượng khảo cứu chính.

CHƢƠNG II

TÍNH THÔNG TIN VÀ ĐỊNH HƢỚNG CỦA NỘI DUNG TÁC PHẨM BÁO CHÍ

2.1 Mục đích tuyên truyền và tiêu chí định hƣớng

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vấn đề thanh niên luôn ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người của Đảng. Nghị quyết 4 của BCH TƯ Đảng (khoá VII) chỉ rõ : “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước trên con đường XHCN hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định : “Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đường lối đó một mặt khẳng định thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, mặt khác đặt ra cho Đảng, Nhà nước, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và xã hội những yêu cầu và nhiệm vụ mới đối với việc đào tạo, bồi dưỡng và phát huy thế hệ trẻ của nước nhà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Báo Tiền Phong xác định rõ đối tượng bạn đọc của mình chính là thanh niên, cán bộ, chiến sĩ, sinh viên, học sinh ở tuổi Đoàn. Vì thế, hiển nhiên báo

Tiền Phong sẽ là tờ báo, là tiếng nói của thế hệ trẻ. Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu đối tượng bạn đọc của báo Tiền Phong, là lớp thanh niên rường cột của đất nước qua nhiều nghiên cứu tâm lý của các nhà khoa học.

2.1.1 Tâm lý của thanh niên sinh viên

Phần lớn những thanh niên đều ở vào thời kỳ chuyển tiếp sau (còn gọi là late adolescence) bắt đầu từ 17, 18 tuổi và kết thúc vào lúc thành người lớn thật sự ở độ tuổi 24, 25.

Về mặt sinh lý, hình thể đạt được sự hoàn chỉnh về cấu trúc và phối hợp giữa các chức năng. Đầu thời kỳ này, con người đạt được 9/10 chiều cao và 2/3 trọng lượng của cơ thể trưởng thành. Não bộ đã đạt trọng lượng tối đa (trung bình 1400 gram) và số tế bào thần kinh đã phát triển đầy đủ tới trên một trăm tỷ nơron. Quan trọng hơn, chính ở lứa tuổi này, hoạt động thần kinh cao cấp đã đạt đến mức trưởng thành. Ước tính có 2/3 số kiến thức học được trong một đời người do tích lũy trong thời gian này. Giới tính cũng được phân biệt rõ và phát triển đầy đủ ở mỗi giới, cả biểu hiện ngoại hình lẫn biểu hiện nội tiết tố.

Về mặt tâm lý, trong thời kỳ này trí tuệ phát triển phát triển, biểu hiện rõ rệt nhất trong việc tư duy sâu sắc và rộng mở, có năng lực giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn hơn, cũng như có tiến bộ rõ rệt trong lập luận logic, trong việc lĩnh hội tri thức, trí tưởng tượng, sự chú ý và ghi nhớ. Ở lứa tuổi này đã phát triển khả năng hình thành ý tưởng trừu tượng, khả năng phán đoán, nhu cầu hiểu biết và học tập. Một trong những đặc trưng cơ bản của sự phát triển trí tuệ của thời kỳ chuyển tiếp là “tính nhạy bén cao độ”, khả năng giải thích và gán ý nghĩa cho những ấn tượng cảm tính nhờ vào kinh nghiệm và tri thức đã có trước đây. Những sự phát triển nói trên cùng với óc

quan sát tích cực và nghiêm túc sẽ tạo khả năng cho lứa tuổi này biết cách lĩnh hội một cách tối ưu, mà đó chính là toàn bộ cơ sở của quá trình học tập.

Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng của lứa tuổi thanh niên – sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Tự ý thức là một loại đặc biệt của ý thức trong đời sống cá nhân có chức năng tự điều chỉnh, nhận thức và thái độ đối với bản thân. Đó là quá trình tự quan sát, tự phân tích, tự kiểm tra, tự đánh giá… về hành động và kết quả tác động của bản thân, về tư tưởng, tình cảm, phong cách đạo đức, hứng thú… là sự đánh giá toàn diện về chính bản thân và vị trí của mình trong cuộc sống. Tự ý thức chính là điều kiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách, hướng nhân cách theo các yêu cầu của xã hội.

Về mặt xã hội, con người trong thời kỳ chuyển tiếp càng hiểu biết về môi trường xã hội rộng lớn hơn nhiều ngôi nhà nơi anh ta đang sống, hàng xóm láng giềng và trong nhà trường của anh ta. Ở lứa tuổi này, con người đang hình thành những hứng thú và thái độ mới, quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển những kĩ năng mới, cách ứng xử mới, tác phong đĩnh đạc để đối diện với môi trường xã hội ngày một mở rộng.

2.1.2 Hình thành nhân cách từ thế giới nội tâm của thanh niên

Quá trình phát triển nhân cách của thanh niên là một quá trình biện chứng của sự nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn. Những mâu thuẫn chính là:

Mâu thuẫn thứ nhất: Giữa mơ ước của người thanh niên với khả năng, điều kiện và kinh nghiệm để thực hiện ước mơ đó.

Mâu thuẫn thứ hai: Giữa mong muốn học tập chuyên sâu với những môn ưa thích và yêu cầu phải thực hiện toàn bộ chương trình học tập.

Mâu thuẫn thứ ba: Giữa khối lượng thông tin vô cùng phong phú với khả năng, điều kiện để tiếp nhận và xử lý thông tin.

2.1.3 Tìm hiểu một số dạng nhân cách thanh niên

So sánh thế hệ thanh niên cách đây nửa thế kỷ, ông Thái Phỉ trong cuốn “Một nền giáo dục Việt Nam mới” đã phác họa thanh niên Việt Nam năm 1940 như sau:

Ông bài xích:

“- Về thể chất thì xanh bủng, gầy yếu, con mắt thâm quầng, dáng nhọc mệt, có tật ngại việc, ngại đi bộ, ngại đứng, thích được ngồi tựa lưng.

- Về tinh thần, họ nhu nhược và nhát sợ, thiếu tinh thần độc lập, thiếu óc phê bình, thiếu tinh thần phương pháp, kém óc thực tế và không tháo vát, giàu óc trối kệ, không biết trọng kỷ lụât và trật tự, hỗn láo, sỗ sàng và thô tục, hung hăng xằng, thích xa hoa và đàng điếm, không ưa hoạt động và lười biếng, kém tinh thần thích nghi, không có ý thức quốc gia và chỉ thờ có một thứ : Ảo tình.”

Đó là quan điểm và cái nhìn của các nhà nghiên cứu, cũng là các nhà giáo dục học ngày xưa, về quá trình hình thành nhân cách thanh niên – sinh viên thời kỳ đó. Cũng chính vì những nguyên nhân trên, mà những nhà giáo dục học đã đưa ra những đón góp xác đáng dưới đây cho nền giáo dục nước nhà. Họ nhấn mạnh, chỉ cần luyện cho thanh niên hội đủ 3 điều kiện sau:

Thứ nhất: Có lý tưởng, Thứ hai: Có óc khám phá, Thứ ba: Có tinh thần khoa học.

Muốn vậy, ngay từ hồi còn thiếu niên, không chỉ luyện thể, trí, đức mà còn phải:

- Hướng dẫn họ trong sự lựa chọn nghề và dạy cho mỗi người một nghề hợp với tài năng của họ.

- Tập cho họ có thể thích nghi được với những hoàn cảnh của xã hội, hoà lẫn với thiên nhiên.

- Luôn luôn nghiên cứu tâm lý của thanh niên – sinh viên để đừng đi ngược với nhu cầu của họ.

Vậy thì thanh niên – sinh viên thời nay có những chỗ mạnh và yếu gì về mặt nhân cách so với 50 năm trước?

Điểm lại một số những mặt hạn chế mà các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra ở trên, ta nhận thấy ngay còn có thanh niên – sinh viên hiện nay vẫn mắc những điều đó tuy chúng cũng khác biệt về nhiều mặt.

Một trong những thuyết khá phổ biến về động cơ học tập của sinh viên là thuyết thỏa mãn của nhà nghiên cứu tâm lý học người Anh, ông Abraham Maslow. Ông đề xuất một thứ bậc các nhu cầu từ thấp đến cao bao gồm:

- Tập trung sự chú ý của ngừơi học vào kết quả học tập đáng mong muốn,

- Tận dụng tính tò mò, sự ham hiểu biết và khuyến khích chúng phát triển, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tận dụng những hứng thú đang có và phát triển những hứng thú khác, - Ban phát những tưởng thưởng cụ thể hoặc tượng trưng trong trường

Một phần của tài liệu Vấn đề thông tin và định hướng trên trang văn hoá văn nghệ của báo đoàn thanh niên (Trang 34)