Báo Tiền Phong trong thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu Vấn đề thông tin và định hướng trên trang văn hoá văn nghệ của báo đoàn thanh niên (Trang 27)

Trước khi Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới, cùng với đất nước, báo Tiền Phong đã có một giai đoạn đầy gian nan. Giấy in đen và xấu mà vẫn không có đủ. Nội dung tờ báo nghèo nàn, không đáp ứng được đòi hỏi của bạn đọc. Số lượng bạn đọc giảm sút. Báo vẫn sống trong cơ chế bao cấp, lương của cán bộ phóng viên không đủ sống, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.

Sau khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI mở ra con đường Đổi mới, đưa đất nước ra khỏi thời kỳ bao cấp, một tư duy mới đã làm sinh động đời sống cả nước, trong đó có giới báo chí. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh viết các bài váo ký tên NVL đã cởi trói cho các nhà báo, kêu gọi động viên họ “nhìn thẳng vào sự thật”, mạnh dạn phanh phui những mặt còn yếu kém, những tiêu cực trong xã hội, phản ánh những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân, bảo vệ những người bị trù dập.

Trong làn gió Đổi mới, báo Tiền Phong được tiếp thêm nguồn sinh khí mới. Tháng 12/1987, một ban lãnh đạo mới của báo Tiền Phong được bổ nhiệm gồm những người trẻ tuổi (chưa ai đến 40 tuổi), có tri thức, kinh nghiệm và đầy nhiệt huyết đổi mới. Báo Tiền Phong bắt đầu tìm tòi, thử nghiệm những cách làm mới. Báo đã xin được tự hạch toán kinh doanh toàn phần, tự thu, tự chi, tự trang trải.

Ban Biên tập báo Tiền Phong đã vạch ra đường hướng phát triển và các biện pháp cải tiến, đổi mới báo Tiền Phong. Chính những biện pháp, chủ trương đúng đắn đó đã đưa báo Tiền Phong phát triển mạnh như ngày nay. Có thể tổng kết ở mấy điểm như sau:

- Đổi mới tư duy của cán bộ, phóng viên trong toà soạn, chuyển từ tư duy bao cấp sang tư duy năng động, sáng tạo.

- Toà soạn đã tạo ra một cơ chế làm việc mới khiến năng lực sáng tạo của người viết được giải phóng. Sự kế hoạch hóa ngặt nghèo, tư duy chật hẹp của thời gian bao cấp dần dần bị phá bỏ đã khiến cho các phóng viên hào hứng tìm đề tài viết và chọn được các phương thức thể hiện đúng sở trường của mình. Do đó, tờ báo sinh sắc hẳn lên. Mặt khác, lối phản ánh một chiều, truyền đạt chỉ thị, nghị quyết của cấp trên một cách máy móc dần dần bị tòa soạn khước từ. Thay vào đó là cách đưa thông tin khéo léo, đa chiều và hấp dẫn dễ đi vào lòng người hơn. Tòa soạn đặc biệt quan tâm đến phản ánh đời

sống, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Tờ Tiền Phong tiến một bước, không còn chỉ đơn thuần là một cơ quan tuyên truyền của Đoàn thanh niên mà thực sự là diễn đàn của tuổi trẻ cả nước. Phương pháp công tác giáo dục trên mặt báo cũng rất mềm dẻo, linh hoạt, triệt để khai thác các phương pháp điển hình tiên tiến và đối thoại diễn đàn. Báo Tiền Phong cho đến nay vẫn liên tục đưa các gương người tốt, việc tốt, các điển hình một cách có hệ thống và mở rất nhiều diễn đàn lôi kéo thanh niên cùng các tầng lớp bạn đọc tham gia thảo luận, tranh luận như các diễn đàn “Thanh niên sống đẹp”, “Nếu tôi là lãnh đạo”, “Sống hiện đại, yêu hiện đại‟…

- Dám đấu tranh quyết liệt chống tiêu cực, chống các hiện tượng lạm dụng quyền chức để trục lợi và hà hiếp người khác, bảo vệ công lý, bảo vệ những người bị vùi dập là một thế mạnh trong gần 15 năm qua của báo Tiền Phong.

Sau những vụ việc bênh vực người hàm oan, uy tín trên Tiền Phong trong bạn đọc lên rất cao. Cùng với nhiều cải tiến khác như thông tin nhiều chiều, chọn phương thức đưa tin bài hấp dẫn, đa dạng hóa bài vở cải tiến hình thức, Tiền Phong ngày càng thu hút nhiều bạn đọc và cho đến cuối những năm ‟80 đầu những năm ‟90, số lượng in mỗi kỳ đã tăng lên ở mức trên dưới 20 vạn bản.

Cho đến nay, chống tiêu cực và đấu tranh vì công bằng, dân chủ xã hội vẫn là một trong những thế mạnh chủ yếu của Tiền Phong. Mỗi số báo đều dành hơn một trang cho công việc này.

1.2.8 Đa dạng hóa các ấn phẩm, mở rộng lĩnh vực hoạt động

Từng bước đa dạng hoá các ấn phẩm là một chiến lược được thực hiện nhất quán trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây.

Thực hiện yêu cầu của nhiệm vụ chính trị là phải bám sát cuộc sống, thông tin hai chiều kịp thời, đồng thời đáp ứng nhu cầu của bạn trẻ là lớp trẻ khao khát tri thức, tò mò, ham hiểu biết, quan tâm đến nhiều lĩnh vực, đa dạng về sở thích, Tiền Phong đã lần lượt cho ra đời thêm nhiều ấn phẩm. Hiện nay, năm 2006, Tiền Phong đã ra hàng ngày, trở thành tờ nhật báo. Bên cạnh đó, Tiền Phong còn có 3 tờ chuyên san phát hành định kỳ là:

+ Tiền Phong cuối tháng (ra từ năm 1989): In 4 màu khổ nhỏ, có bìa, tập trung cho các vấn đề xã hội, văn hóa, thể thao. Mỗi tháng một kỳ

+ Người đẹp Việt Nam (ra đời năm 1995): Ca ngợi vẻ đẹp của con người, các giá trị tinh thần, hướng các bạn trẻ sống đẹp và tự làm đẹp cho bản thân. Từ năm 2002, Người Đẹp ra hai kỳ mỗi tháng.

+ Tri thức trẻ (ra đời từ 1995): Cung cấp tri thức về mọi lĩnh vực khoa học và đời sống, chủ yếu là những kiến thức thường thức, có ý nghĩa thực tiễn cao. Hiện nay Tri thức trẻ ra 3 kỳ/tháng.

Tất cả các ấn phẩm của Tiền Phong đều đứng vững và phát triển tốt trong cơ chế thị trường.

Ngoài công việc chính làm báo, Tiền Phong còn mở rộng lĩnh vực hoạt động. Từ năm 1998, báo đã thành lập Công ty cổ phần Tiền Phong nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của tờ báo để gắn kết hơn nữa cán bộ, phóng viên với tờ báo.

Tích cực tổ chức các hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa, thiện nguyện, khuyến tài, các hoạt động văn hóa, thể thao lôi kéo đông đảo lớp trẻ tham gia, nhiều hoạt động phát triển thành phong trào quần chúng, góp phần nâng cao uy tín tờ báo.

Báo Tiền Phong có nhiều hoạt động xã hội sâu rộng, được hàng triệu ngừơi tham gia. Giải việt dã toàn quốc do báo Tiền Phong tổ chức hàng năm

là giải thể thao quần chúng và đỉnh cao thuộc loại có bề dày nhất ở nước ta (đến nay đã tổ chức hơn 40 lần), lôi kéo hàng vạn người luyện tập và tham gia, góp phần nâng cao sức khỏe và thành tích thể thao.

Báo Tiền Phong cũng là tờ báo khởi xướng cuộc thi hoa hậu đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất nhằm tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam - tuổi trẻ Việt Nam trong giai đoạn đầu đổi mới. Cuộc thi đầu tiên tổ chức năm 1988 (Hoa hậu Bùi Bích Phương đăng quang) cũng đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận về việc tổ chức một cuộc thi sắc đẹp của một tờ báo Đoàn. Một số ủng hộ thì làm thơ, viết nhạc và ca ngợi cuộc thi, số khác thì cho rằng „tập theo thói ăn chơi tư sản”… Nhưng trước nhận định sáng suốt của TƯ Đoàn về cuộc thi, khẳng định tinh thần của cuộc thi là giúp cho thanh niên có một cái nhìn trong sáng về vẻ đẹp thể chất của các nữ thanh niên chứ không chỉ có vẻ đẹp của tinh thần. Mở ra cả một phong trào đổi mới thật sự trong cách nghĩ về vẻ đẹp của thanh niên thời đổi mới: biết tự ý thức bản thân, biết chăm sóc cả vẻ đẹp thể chất lẫn tinh thần chứ không quá đề cao một bên nào gây ra sự lệch lạc.

Báo Tiền Phong cũng là cơ quan đầu tiên có sáng kiến trao tặng “Sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, những người có công” (sổ đầu tiên được trao cho nữ anh hùng quân đội Nguyễn Thị Chiên). Nay sáng kiến này đã trở thành phong trào cả nước. Riêng báo Tiền Phong đã trao hơn 150 sổ, mỗi sổ 1 triệu đồng, Báo Tiền Phong tổ chức một loạt quỹ khác như “Qũy học bổng khuyến khích tài năng trẻ” dành cho các sinh viên nghèo vượt khó học giỏi (từ năm 1989 đến nay đã trao hơn 350 suất học bổng, mỗi suất trị giá từ 500.000 đến 1.000.000đồng), “Quỹ đền ơn đáp nghĩa dành cho Thanh niên xung phong gặp khó khăn”, “Quỹ hỗ trợ các hoạt động phòng chống AIDS, Quỹ tình thương… Ngoài ra, báo còn tổ chức các hoạt

động xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ người nghèo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai…

Báo Tiền Phong cũng tổ chức rất nhiều cuộc thi lớn. Có uy tín và tác động chính trị lớn nhất là các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, về Bác Hồ, về lịch sử Đoàn. Tiếp theo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam tổ chức hai năm một lần, về mặt văn hóa - đời sống, báo Tiền Phong còn tổ chức Cuộc thi sáng tác văn học “Tác phẩm tuổi xanh”, sau là “Tầm nhìn thế kỷ” đã có truyền thống hơn 10 năm, đã phát hiện rất nhiều cây bút trẻ sau này trở thành nhà văn nhà báo như nhà văn Lê Vĩnh Tiến, nhà báo Dương Phương Vinh, Thuỷ Lê, nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn… đều là những cây bút phong cách và cá tính.

1.2.9 Báo Tiền Phong và bạn đọc cả nƣớc

Thành tựu mà báo Tiền Phong đạt được trong những năm đổi mới là rất lớn. Các đồng chí Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu đều đã đến thăm báo và có lời khen ngợi. Trong dịp kỷ niệm 45 năm báo Tiền Phong (16/11/1998), Chủ tịch Trần Đức Lương đã gửi thư biểu dương báo, trong đó có đoạn viết “Tôi được biết, mười năm trở lại đây, báo Tiền Phong đã có những đổi mới về nhiều mặt, đã trở thành một tờ báo có uy tín cao trong bạn đọc với nhiều ấn phẩm đa dạng, phong phú, lành mạnh, được bạn trẻ yêu thích. Tờ báo cũng đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa xã hội lành mạnh, bổ ích, thu hút hàng triệu người tham gia.

Tôi đánh giá cao sự phát triển và đổi mới của báo Tiền Phong - tờ báo của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và là diễn đàn của tuổi trẻ Việt Nam. Chúc các đồng chí cố gắng hơn nữa để đáp ứng những đòi hỏi mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước”.

Ngày kỷ niệm báo, 16/11 hàng năm, luôn là ngày hội của báo Tiền Phong. Trong những ngày này, báo Tiền Phong thường xuyên nhận được

nhiều hơn sự động viên của bạn đọc đối với tờ báo. Bạn Đặng Hải Yến, sinh viên K23 báo in, học viện Báo chí và tuyên truyền viết:

“Tiền Phong là 1 trong 3 tờ báo (cùng với Thanh Niên, Tuổi Trẻ) mà sinh viên chúng tôi ngày nào cũng mua đọc vì thông tin thích hợp với lứa tuổi và sự năng động. Tuy nhiên, so với các tờ báo dành cho thanh niên hiện nay, Tiền Phong “ít đất‟ và chưa dành nhiều thông tin cho giới trẻ. Tôi đang làm tiểu luận về báo Tiền Phong và chú trọng hơn đến phong cách trình bày của tờ báo. Nhìn tổng thể, cách trình bày của Tiền Phong chưa thực sự hấp dẫn, nhiều khi còn khô cứng trong khi bài viết đã có sự trẻ trung mềm, mại.

… Đối với tôi, Tiền Phong ngày càng trở nên gần gũi và không thể thiếu trong việc cập nhật thông tin hàng ngày. Tôi tin, chất trẻ của đội ngũ biên tập viên, phóng viên sẽ làm tăng sự hấp dẫn đồng thời thu hút độc giả đến với tờ báo ngày càng đông là một xu thế tất yếu”.

Tiền Phong đã thực sự đi sâu vào lòng độc giả cả nước trải qua hơn 50 tuổi. Không chỉ có giới trẻ là bạn đọc của báo Tiền Phong, Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, đại biểu HĐND TP Hồ Chí Minh, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã khẳng định “Tôi là độc giả trung thành của báo Tiền Phong. Nhất là tienphongonilne.com.vn. Tôi rất ấn tượng với báo Tiền Phong bởi nhiều bài viết của phóng viên cũng như cộng tác viên phân tích rất sâu sắc như “Giảng viên đại học dân lập, họ là ai?” hay bài “Đại học Việt Nam, hậu WTO”… giúp các nhà quản lý giáo dục có thêm nhiều thông tin và nhận định chính xác hơn. Tuy nhiên, việc mua báo in ở các tỉnh phía Nam có vẻ hơi khó, mong là báo sẽ có cách cải tổ hệ thống phát hành để Tiền Phong mua dễ dàng đến tay người đọc hơn”.

Tiền Phong còn là tờ báo của các chiến sĩ, lính đảo Trường Sa. Hạ sỹ Nguyễn Bá Cường, đảo sinh tồn tâm sự “Tiền Phong là tờ báo “ruột” của lính đảo. Chúng em thích nhất là đọc các bài nói về tình yêu thời @, chuyện tình

của lính… Xem lớp trẻ 8X của mình đang sống và đang yêu như thế nào? Nhiều chuyện hay lắm!”.

1.3 Những điểm mạnh của báo Tiền Phong hiện nay

- Sớm đổi mới, lập trường chính trị đúng đắn, vững vàng, kiên định, chính kiến rõ ràng; tích cực đấu tranh vì dân chủ, tiến bộ xã hội, đặc biệt có uy tín trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ người dân, được bạn đọc tin cậy.

Báo Tiền Phong luôn kiên định về lập trường, quan điểm ngay cả khi tình hình trong nước và thế giới phức tạp nhất. Mặc dù đôi khi chịu những sức ép nặng nề, nhưng báo Tiền Phong vẫn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực tham nhũng. Trong cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc do Toà soạn tiến hành cuối năm 2000 đầu năm 2001, phần lớn bạn đọc góp ý kiến đánh giá rất cao mặt mạnh này của Tiền Phong.

- Có hệ thống chuyên mục phong phú, hấp dẫn, cách viết sâu sắc, nhân văn, thu hút được bạn đọc.

Báo Tiền Phong đặt ra và duy trì chừng 20 chuyên mục, tạo sự phong phú, hấp dẫn thường xuyên đối với bạn đọc. Trong cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc nói trên, cả 15 chuyên mục Tòa soạn đưa ra trưng cầu ý kiến đều được trên 80% bạn đọc tham gia góp ý tán thành và cho rằng nên tiếp tục duy trì. Cách viết sâu sắc, có văn, đi sâu vào số phận con người, bảo vệ con người và các giá trị nhân đạo, nhân văn cũng vẫn đang tìm được sự đồng cảm của bạn đọc. Do đó, Tiền Phong là một trong những tờ báo có số lượng bạn đọc đông đảo trong nước.

Trong cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt, thị phần báo chí bị chia nhỏ, Tiền Phong vẫn duy trì được một số lượng phát hành lớn (khoảng 15 triệu bản/năm).

- Nội bộ đoàn kết, nhất trí, thương yêu nhau, đời sống cán bộ, phóng viên, công nhân viên khá ổn định; điều kiện làm việc tương đối tốt.

Một trong những thành công lớn và điểm mạnh cơ bản của Tiền Phong trong giai đoạn vừa qua là mặc dù tiến hành nhiều biện pháp đổi mới khá kiên quyết vẫn giữ được sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ, nhờ đó đã tập trung được toàn bộ trí tuệ sức mạnh của tập thể cho công việc.

1.4 Trang Văn hóa văn nghệ báo Tiền Phong

Trang Văn hóa văn nghệ báo Tiền Phong trong thời kỳ đổi mới mang bản sắc rất riêng được và chú trọng do 3 yếu tố chính sau đây:

- Báo Tiền Phong có truyền thống về các cuộc thi viết, vẽ từ những năm đầu báo mới thành lập (cuộc thi “Về niềm vui sướng nhất” từ năm 1960 – nhà văn Nguyễn Thị Xuân Quý đã tham dự khi còn là nữ sinh).

- Tổng Biên tập báo Tiền Phong từ năm 1988, ông Dương Xuân Nam, vốn là một nhà thơ, nhà văn (Hội viên hội nhà văn Việt Nam) đã rất chú trọng đến văn hóa văn nghệ. Cho đến nay riêng trang VHVN đều do TBT duyệt trực tiếp bài vở.

- Chú trọng chiều sâu văn hóa, các bài viết không trôi nổi theo thị trường mà bản thân phóng viên khi viết những bài phỏng vấn sâu sắc đều mang tính bày tỏ quan điểm về VHNT trong lúc đối thoại với những nhân vật tên tuổi.

- Mở ra nhiều diễn đàn VHVN thiết thực cho tuổi trẻ và bạn đọc

Một phần của tài liệu Vấn đề thông tin và định hướng trên trang văn hoá văn nghệ của báo đoàn thanh niên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)