Khi dạy học, GV có thể sử dụng các bài tập có hình vẽ , mô hình, sơ đồ, đồ thị, để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh có tác dụng phát triển năng lực quan sát tư duy trừu tượng và khả năng vận dụng kiến thức một cách tổng hợp.
Có thể sử dụng sơ đồ ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình dạy học đặc biệt ở giai đoạn ôn tập, củng cố, hoàn thiện, hệ thống hóa kiến thức.
Ví dụ 1: Khi dạy về phản ứng este hóa (bài 61 Hóa học 11 NC)
Để giảm thiểu những kết luận mà yêu cầu HS phải thừa nhận , GV có thể cho học sinh hoạt động theo nhóm và tăng cường các câu hỏi gợi ý để HS phát triển tư duy, tăng tính tích cực, chủ động trong học tập cho HS.
92
Nhóm 1: Xét phản ứng este hóa giữa axit axetic và ancol etylic (xúc tác axit). - Nếu phản ứng được khời đầu với 1 mol axit axetic và 1 mol ancol etylic đun nóng ở 800C. Sau phản ứng chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 1 M ta có đường biểu diễn số mol este thu được theo thời gian.
Nhóm 2: Xét phản ứng thủy phân este (xúc tác axit)
- Khi xuất phát từ 1 mol este và 1 mol nước đun nóng ở 800C. Sau phản ứng chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 1M, ta có đường biểu diễn số mol este bị phân hủy theo thời gian.
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 0 5 10 15 20 25 30 35 Este hóa Thủy phân este
Giáo viên có thể sử dụng đồ thị trên để tổ chức các hoạt động cho HS nghiên cứu phản ứng este hóa và phản ứng thủy phân este qua hệ thống bài tập sau.
Bài tập :
- Phản ứng của 1 mol axit axetic và 1 mol ancol etylic đạt tới giới hạn là tạo ra bao nhiêu mol este? Còn dư bao nhiêu mol axit axetic và ancol etylic?
- Phản ứng của 1 mol este và 1 mol nước xúc tác axit khi đạt tới giới hạn thì thu được bao nhiêu mol axie axetic và ancol etylic? Còn dư bao nhiêu mol este?
- Nếu 2 phản ứng là phản ứng 1 chiều thì kết quả như thế nào? Các nhóm hoạt động dưới sự điều khiển của GV.
Nhận xét: Nhìn vào đồ thị ta thấy:
+ Khi phản ứng este hóa đạt đến giới hạn thì thu được 2/3 mol este, còn dư 1/3 mol axit axetic và 1/3 mol ancol etylic. Nếu đây là phản ứng 1 chiều thì axit axetic
t, giờ nE(mol)
93
và ancol etylic phản ứng hết tạo thành 1 mol este. Chứng tỏ đây là ph ản ứng thuận nghịch.
+ Phản ứng thủy phân este (xúc tác axit ) đạt đến giới hạn cũng thu được 1/3 mol axit axetic, 1/3 mol ancol, còn dư 2/3 mol este. Nếu đây là phản ứng 1 chiều thì thu được 1 mol ancol và 1 mol axit axetic. Chứng tỏ đây là phản ứng thuận nghịch.
Kết luận: Phản ứng của axit axetic với ancol etylic (xúc tác axit ) là phản ứng thuận nghịch.
Ví dụ 2: Khi dạy bài Luyện tập so sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của
hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và không no (bài 49-Hóa học 11 NC) GV có thể dùng sơ đồ sau đây:
Bài tập: Viết sơ đồ chuyển hóa giữa các hiđrocacbon sau:
Dựa vào kiến thức đã học, HS tự hệ thống hóa kiến thức, sau đó GV dùng máy chiếu để chiếu lên bảng các sơ đồ:
CH3 C OH O C2H5 O H CH3 C O O C 2H5 H2 O H+,t0 Ankan Ankin Aren Anken Ankan Ankin Aren Anken -H2, xt, t0C +H2, Pd/PbCO3 +H2,Ni, t0C -H2, xt, t0C -3H2, Xt, t0C
Axit axetic etanol Etyl axetat
94
2.1.5. Sử dụng các bài toán có nộ i dung biện luận để tăng cường tính suy luận cho học sinh khi học tập hóa học
Nhiều bài toán có phần tính toán đơn giản nhưng có nội dung biện luận hóa học phong phú, sâu sắc là phương tiện tốt để tích cực hóa hoạt động của HS trong quá trình dạy học và rèn luyện tư duy hóa học cho HS.
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở A ,
B liên tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng cần dùng 2,744 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba (OH)2 dư thấy có 17,73 gam kết tủa xuất hiện. Nếu cho m gam hỗn hợp X trên lội qua bình đựng dung dịch AgNO 3 dư trong NH3 thấy có 1,47 gam kết tủa màu vàng nhạt xuất hiện. Tên của B là :
A. propin B. but – 1 – in C. but – 2 – in D. etin.
GV hướng dẫn HS cách giải bài tập:
Trước hết ta tính số mol O2 và số mol CO2, sau đó ta rút ra tỉ lệ = < 1,5. => A, B thuộc dãy đồng đẳng của ankin hay ankađien.
=> nX = 2.(1,5nCO2 – nO2) = 0,025 mol.
=> số nguyên tử C trung bình của 2 hiđrocacbon đã cho = nCO2 /nx = 3,6. => A là C3H4 và B là C4H6.
Lập hệ phương trình gồm 2 phương trình số mol X và phương trình số mol CO2, giải hệ tính được số mol C3H4 = 0,01 mol, số mol C4H6 = 0,015 mol.
C3H4 có phản ứng với AgNO3/NH3, còn C4H6 có thể phản ứng hoặc không . HS tính được số mol kết tủa do C3H4 phản ứng tạo ra, sau đó so sánh với khối lượng kết tủa đề bài cho.
- Trường hợp 1: Nếu kết quả = khối lượng kết tủa đề bài cho thì B không phản ứng với AgNO3/NH3.
- Trường hợp 2: Nếu kết quả nhỏ hơn khối lượng đề bài cho thì B có phản ứng với AgNO3/NH3, từ đó HS viết CTCT phù hợp.
Ví dụ 2: Cho bay hơi hết 5,8 gam một hợp chất hữu cơ X thu được 4,48 lít hơi X ở
109,20C và 0,7 atm. Mặt khác 5,8 gam X phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 43,2 gam Ag. CTCT thu gọn của X là :
95
B. HOC – CHO D. CH3 –(CH2)2- CH3.
GV gợi ý cách làm cho HS: Tính nX = 0,1 mol; nAg = 0,4 mol. => MX = 5,8/0,1 = 58 g/mol. => loại đáp án C.
Biện luận: X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag => X chứa nhóm chức – CHO => loại đáp án D. Mặt khác nAg : nX = 4 : 1 => X chứa 2 nhóm – CHO trong phân tử => loại đáp án A, nhận đáp án B.
Tiểu kết chƣơng 2
Ở trong chương này, chúng tôi đã trình bày các vấn đề sau đây:
- Phân tích nội dung kiến thức và cấu trúc phần hóa học hữu cơ trong chương trình hóa học phổ thông, tập trung vào chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao.
- Đưa ra nguyên tắc tuyển chọn , xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan hóa học hữu cơ 11 – chương trình nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của học sinh THPT tỉnh Nam Định.
- Tuyển chọn, xây dựng và đưa vào sử dụng được hệ thống gồm 244 câu hỏi TNKQ hóa học hữu cơ 11 – chương trình nâng cao nhằm phá t huy tính tích cực của học sinh THPT tỉnh Nam Định.
- Phân tích được 14 bài tập hóa học nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS theo các hướng:
+ Hình thành khái niệm hóa học, tính chất các chất.
+ Khi nghiên cứu hình thành kiến thức mới và khi rèn luyện kỹ năng cho HS. + Sử dụng bài tập thực tiễn.
+ Sử dụng bài tập có hình vẽ, sơ đồ, đồ thị, biểu bảng.
+ Sử dụng bài toán có nội dung biện luận để tăng cường tính suy luận cho HS khi học tập hóa học.
96
CHƢƠNG 3
THƢ̣C NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm để xác định tính hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh qua bài học nghiên cứu khái niệm mới, bài luyện tập, bài chất – phần hóa học hữu cơ lớp 11 NC
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
- Đánh giá thực tiễn hệ thống bà i tập đã lựa chọn và xây dựng cho nội dung chương trình lớp 11 NC phần hóa hữu cơ.
- Nghiên cứu sắp xếp một cách hợp lí hệ thống bài tập hóa học trong điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh , phát huy tính tích cực của học sinh khi nghiên cứu khái niệm mới, bài luyện tập, bài dạy về chất – phần hóa học hữu cơ lớp 11 NC.
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học trong việc phát huy tính tích cực của học sinh lớp 11 NC.
3.1.3. Đối tượng cơ sở thực nghiệm
Do hạn chế về thời gian , thời điểm và điều kiện cho phép chúng tôi tiến hành thực nghiệ m vào học kì II năm học 2011-2012 tại: trường THPT Xuân Trư ờng A, trường THPT Xuân Trường C, trường THPT Trực Ninh B.
3.2. Quá trình tiến hành thƣ̣c nghiệm sƣ phạm
Chúng tôi đã tiến hành các công việc sau:
3.2.1. Chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm
3.2.1.1. Tìm hiểu đối tượng thực nghiệm
Chọn lớp thực nghiệm, đối chứng, giáo viên dạy.
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại các trường trên , mỗi trường hai lớp của khối 11, chương trình nâng cao . Đây là những trường có cơ sở vật chất khá đầy đủ để phục vụ cho các hoạt động dạy học.
Các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng có kết quả điểm trung bình môn của năm học trước tương đương và cùng giáo viên dạy .
97
Bảng 3.1. Đặc điểm của các lớp đƣợc chọn
Trường Giáo viên dạy Lớp TN (số HS) Lớp ĐC (số HS) THPT Xuân Trường A Nguyễn Thị Hiền 11A5 (48) 11A6 (45) THPT Xuân Trường C Trần Thị Oanh 11A2 (47) 11A3 (48) THPT Trực Ninh B Phạm Thị Ngọc Hà 11A1 (45) 11A3 (46)
3.2.1.2. Thiết kế chương trình thực nghiệm
- Chúng tôi trao đổi, thảo luận với các giáo viên về nội dung và phương pháp thực nghiệm.
- Chọn bài giảng thực nghiệm:
- Xây dựng các giáo án bài dạy thực nghiệm: Chúng tôi thiết kế giáo án bài dạy gồm các hoạt động của HS theo những mục tiêu cụ thể của mỗi bài mà HS cần đạt được: nội dung các bài dạy được chia thành các hoạt động, sử dụng hệ thống bài tập hóa học trên trong dạy học để phát huy tính tích cực của HS.
3.2.2. Tiến hành thực nghiệm
3.2.2.1. Tiến hành các giờ dạy
- Giáo án giờ dạy sử dụng hệ thống bài tập theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh được dạy ở lớp thực nghiệm.
- Giáo án soạn theo truyền thống được dạy ở lớp đối chứng.
- Phương tiện trực quan đư ợc sử dụng như nhau ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
3.2.2.2. Tiến hành kiểm tra
- Bài kiểm tra 15 phút được thực hiện ngay sau bài dạy nhằm mục đích xác định kết quả tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh sau khi kết thúc hoạt động dạy học.
- Bài kiểm tra 45 phút được thực hiện theo phân phối chương trình của bộ giáo dục nhằm mục đích xác định độ vững bền của kiến thức.
- Các đề bài kiểm tra được sử dụng như nhau ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, cùng biểu điểm và giáo viên chấm.
3.3. Kết quả các bài dạy thƣ̣c nghiệm sƣ phạm
Sau khi kiểm tra, chấm bài, kết quả của các bài kiểm tra được thống kê theo bảng sau:
98
Bảng 3.2: Bảng phân phối kết quả các bài kiểm tra
Trường Lớp ĐT Bài KT
Số học sinh đạt điểm Xi
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 THPT Xuân Trường A 11A5 (48) TN 1 0 0 0 0 0 3 7 11 15 7 5 2 0 0 0 0 1 5 8 11 12 5 6 3 0 0 0 0 0 5 8 9 11 8 7 4 0 0 0 0 1 4 10 10 10 6 7 11A6 (45) ĐC 1 0 0 0 0 4 8 10 10 9 3 1 2 0 0 0 1 3 6 8 10 8 7 2 3 0 0 0 2 2 7 8 10 8 5 3 4 0 0 0 2 3 7 9 10 6 5 3 THPT Xuân Trường C 11A2 (47) TN 1 0 0 0 1 3 5 7 13 12 4 2 2 0 0 0 0 3 6 8 10 10 7 3 3 0 0 0 0 2 7 5 15 7 7 4 4 0 0 0 0 2 5 8 10 7 9 6 11A3 (48) ĐC 1 0 0 0 1 6 9 9 12 8 2 1 2 0 0 0 2 3 9 12 11 7 3 1 3 0 0 0 2 4 12 9 8 7 4 2 4 0 0 0 1 3 10 11 9 8 3 3 THPT Trực Ninh B 11A1 (45) TN 1 0 0 0 0 3 4 9 13 11 3 2 2 0 0 0 1 2 5 6 14 9 5 3 3 0 0 0 0 3 4 8 8 9 9 4 4 0 0 0 1 2 3 7 9 10 8 5 11A3 (46) ĐC 1 0 0 0 1 4 9 12 9 7 3 1 2 0 0 0 2 3 8 9 14 6 3 1 3 0 0 0 0 5 11 9 7 7 5 2 4 0 0 0 2 3 8 9 8 9 4 3
3.4. Xƣ̉ lí kết quả thực nghiệm sƣ phạm [13]
Kết quả kiểm tra được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học theo thứ tự sau:
99
b) Vẽ đồ thị thị đường tích lũy từ bảng phân phối tần suất tích lũy. c) Tính các tham số đặc trưng thống kê.
* Điểm trung bình cộng:
Trong đó:
là tần số các giá trị
n là số học sinh tham gia thực nghiệm
* Phương sai và độ lệch chuẩn S : Là các thâm số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng:
Trong đó : n là số học sinh của mỗi nhóm thực nghiệm.
Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít bị phân tán.
* Hệ số biến thiên V: V= .100%
Nếu V nằm trong khoảng 10-30% độ dao động tin cậy. * Sai số tiêu chuẩn
- Khi 2 bảng số liệu có giá trị bằng nhau thì ta tính độ lệch chuẩn S , nhóm nào có độ lệch chuẩn S bé hơn thì nhóm đó có chất lượng tốt hơn.
- Khi 2 bảng số li ệu khác nhau thì so sánh mức độ phân tán của các số liệu bằng hệ số biến thiên V , nhóm nào có V nhỏ hơn thì nhóm đó có chất lượng đồng đều hơn.
Để so sánh chúng tôi lập bảng tần số, tần suất, tần suất tích lũy và vẽ đường tích lũy cho từng bài kiểm tra giữa khối thực nghiệm và khối đối chứng với nguyên tắc :
nếu đường lũy tích tương ứng càng ở bên phải và càng ở phía dưới thì càng có chất lượng tốt hơn và ngược lại nếu đường lũy tích tương ứng càng ở bên trái và càng ở phía trên thì càng có chất lượng thấp hơn.
Để phân loại chất lượng học tập của HS, chúng tôi lập bảng phân loại: - Loại giỏi: HS đạt điểm từ 9 đến 10.
100 - Loại khá: HS đạt điểm từ 7 đến 8.
- Loại trung bình: HS đạt điểm từ 5 đến 6. - Loại yếu kém: HS đạt điểm từ 4 trở xuống.
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả thƣ̣c nghiệm sƣ phạm Bài KT Lớ p Số HS
Số học sinh đạt điểm Xi Điểm
TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 TN 140 0 0 0 1 6 12 23 37 38 14 9 7.17 ĐC 139 0 0 0 2 14 26 31 31 24 8 3 6.40 2 TN 140 0 0 0 0 5 16 21 32 27 24 15 7.37 ĐC 139 0 0 0 4 11 30 26 25 22 14 7 6.54 3 TN 140 0 0 0 1 5 16 22 33 30 20 13 7.26 ĐC 139 0 0 0 4 11 30 26 25 22 14 7 6.54 4 TN 140 0 0 0 1 5 12 25 29 27 23 18 7.42 ĐC 139 0 0 0 5 9 25 29 27 23 12 9 6.63 Tổng TN 560 0 0 0 3 21 56 91 131 122 81 55 7.31 ĐC 556 0 0 0 15 45 111 112 108 91 48 26 6.53
Từ bảng 3.3 ta tính được % số học sinh đạt điểm trở xuống ở bảng 3.4 như sau:
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp % số học sinh đạt điểm trở xuống
Bài KT
Lớp Số Hs
% số học sinh đạt điểm Xi trở xuống
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 TN 140 0 0 0 0.71 5.00 13.57 30.00 56.43 83.57 93.57 100.00 ĐC 139 0 0 0 1.44 11.51 30.22 52.52 74.82 92.09 97.84 100.00 2 TN 140 0 0 0 0.00 3.57 15.00 30.00 52.86 72.14 89.29 100.00 ĐC 139 0 0 0 2.88 10.79 32.37 51.08 69.06 84.89 94.96 100.00 3 TN 140 0 0 0 0.71 4.29 15.71 31.43 55.00 76.43 90.71 100.00 ĐC 139 0 0 0 2.88 10.79 32.37 51.08 69.06 84.89 94.96 100.00 4 TN 140 0 0 0 0.71 4.29 12.86 30.71 51.43 70.71 87.14 100.00 ĐC 139 0 0 0 3.64 10.07 28.06 48.92 68.35 84.89 93.53 100.00
101
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập