Nhận xét:

Một phần của tài liệu Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan hóa hữu cơ lớp 11 - chương trình nâng cao nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh (Trang 103)

Từ việc sử dụng hệ thống bài tập trong bài dạy hình thành khái niệm mới , bài luyện tập và bài chất theo hướng phát triển tính tích cực của học sinh , trên có sở trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên và sự tuyển chọn , xây dựng, sử dụng câu hỏi TNKQ theo từng mức độ nhận thức của các em, chúng tôi thấy:

- Hệ thống câu hỏi TNKQ được lựa chọn cho quá trình điều khiển hoạt động học tập của HS trong các tiết dạy thực nghiệm là phù hợp thứ tự logic, HS hiểu câu hỏi và tích cực tham gia vào các hoạt động học tập trong giờ học .

- HS các lớp TN nắm vững bài hơn, kết quả điểm trung bình cao hơn so với các lớp ĐC. - Trên cơ sở quan sát hứng thú học tập của HS trong g iờ học và phân tích kết quả chúng tôi nhận thấy : ở các lớp TN số HS đạt điểm khá và giỏi cao hơn các lớp ĐC và không khí học tập sôi nổi hơn các lớp ĐC , đồng thời độ bền kiến thức cũng cao hơn biểu hiện ở các bài kiểm tra kiến thức cũ của HS.

Như vậy ta có thể kết luận rằng: việc sử dụng hợp lý các câu hỏi và bài tập TNKQ trong quá trình dạy học mang lại hiệu quả cao, HS thu nhận kiến thức chắc chắn, bền vững, vận dụng kiến thức linh hoạt, độc lập và phát triển được hứng thú học tập của HS.

107

Tiểu kết chƣơng 3

Ở chương 3 chúng tôi đã làm được những việc như sau:

- Trên cơ sở xây dựng mục đích , nội dung và phương pháp thực nghiệm , chúng tôi đã lựa chọ n được 3 trường THPT, 3 lớp thực nghiệm và 3 lớp đối chứng, 3 giáo viên dạy thực nghiệm, đồng thời chúng tôi tìm hiểu đối tượng trường, giáo viên, học sinh và tiến hành thực nghiệm tại các địa điểm đã chọn theo chương trì nh hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao.

- Chúng tôi đã thực hiện trao đổi với giáo viên về nội dung , phương pháp dạy học, xây dựng và thiết kế giáo án dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS .Sau các tiết dạy chúng tôi đã tiến hành thực hiện kiểm tra được 4 bài kiểm tra cho mỗi lớp, bao gồm 2 bài kiểm tra 15 phút tiến hành sau tiết dạy bài Anken và bài Phenol, 2 bài kiểm tra 45 phút theo phân phối chương trình của Bộ GD và ĐT.

- Sau khi kiể m tra, chúng tôi tiến hành chấm các bài kiểm tra , tổng hợp các kết quả kiểm tra, xử lí các kết quả thu được và biểu thị các kết quả qua các đồ thị đã vẽ được. Từ những việc đó chúng tôi rút ra kết luận là : việc sử dụng các bài tập cùng với các câu hỏi TNKQ theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong học tập là có hiệu quả và chúng tôi sẽ xử dụng những câu hỏi TNKQ đã xây dựng được vào trong giảng dạy hóa học ở trường THPT.

108

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau một thời gian tiến hành tìm hiểu , nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm , chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau đây:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các vấn đề:

+ Dạy học tích cực: tính tích cực nhận thức , tính tích cực học tập , những dấu hiệu của tính tích cực học tập , những nguyên tắc sư phạm cần đảm bảo để nâng cao tính tích cực nhận thức cho học sinh , phương hướng đổi mới phương pháp dạ y học hóa học, phương pháp dạy học tích cực.

+ Trắc nghiệm khách quan : khái niệm TNKQ , ưu điểm và nhược điểm của TNKQ, phân loại TNKQ.

+ Sử dụng bài tập để phát huy tính tích cực học tập của học sinh : sử dụng bài tập hóa học để hình thành khái niệm hóa hoc , sử dụng bài tập thực nghiệm , sử dụng bài tập thực tiễn , sử dụng sơ đồ , đồ thị trong việc giải , chữa bài tập , sử dụng bài toán có nội dung biện luận để tăng cường tính suy luận cho học sinh.

- Đã tuyển chọn , xây dựng được 244 câu hỏi TNKQ theo chủ đề từng chương ứng với 3 mức độ hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo áp dụng trong dạy học sinh khá, giỏi lớp 11 – chương trình hóa học hữu cơ nâng cao n hằm phát huy tính tích cực học tập của HS. Áp dụng sử dụng các câu hỏi trong các tiết dạy học nghiên cứu khái niệm mới, bài luyện tập và bài dạy về chất theo hướng dạy học tích cực.

- Đã phân tích được 14 ví dụ về c ách sử dụng hệ thống bài tập hóa học trong dạy hoc nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS theo các hướng trên.

- Đã xây dựng được một số giáo án thiết kế theo hướng phát huy tính tích cực của HS, tuy nhiên do giới hạ n về số lượng trang viết nên chúng tôi chỉ đưa vào bai viết 3 giáo án điển hình.

- Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm các bài dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS ở các trường THPT Xuân Trường A , THPT Xuân Trường C, THPT Trực Ninh B với 3 lớp thực nghiệm và 3 lớp đối chứng trên địa bàn tỉnh Nam Định.

- Đã chấm được 1116 bài kiểm tra, đánh giá hiệu quả giờ học ở các lớp thực nghiệm, đối chứng và phân tích kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi TNKQ và các bài tập hóa học t heo hướng dạy học tích cực . Như vậy

109

chúng tôi có thể khẳng định rằng : hướng nghiên cứu đề tài này của chúng tôi là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

2. Khuyến nghị

Xu hướng dạy học hiện đại là tăng cường vai trò chủ động của HS trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức mới , nhằm phát huy tính tích cực , độc lập, sáng tạo của HS thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của HS , giúp đỡ HS có một phương pháp tư duy logic , sáng tạo. Vì vậy chúng tôi có một số ý kiến đề nghị đối với các cấp ủy Đảng , chính quyền các cấp , ngành giáo dục , các nhà trường và các GV, HS như sau:

- Đầu tư ngân sách hơn nữa để giúp các nhà trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, đặc biệt là các trường ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Quan tâm hơn nữa việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên . - Thường xuyên có các kỳ bồi dưỡng giáo viên về mặt chuyên môn cũng như về đổi mới phương pháp giảng dạy đặc biệt là các phương pháp giảng dạy tích cự c.

- Thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học.

- Các giáo viên nên thường xuyên trau dồi kiến thức để có nguồn kiến thức sâu , sát với yêu cầu đổi mới giáo dục , thường xuyên học hỏi để đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh mà vẫn đảm bảo được tính tích cực học tập của HS.

- Các giáo viên tự mình nghiên cứu , xây dựng và tuyển chọn cho mình các ngân hàng câu hỏi TNKQ theo các chủ đề học, theo mức độ nhận thức của HS , theo đối tượng HS để phục vụ cho việc dạy học tích cực và công tác kiểm tra , thi cử của nhà trường và của quốc gia.

- Sau những giờ học trên lớp , HS về nhà nên tích cực hơn nữa tro ng việc tự mình tìm kiếm nguồn tài liệu học tập và tự học tập tại nhà.

110

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Thị Thiên An (2007), Phương pháp giải nhanh các bài toán trắc nghiệm

hóa học hữu cơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.Cao Thị Thiên An (2007), Bộ đề thi trắc nghiệm khách quan hóa học, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

3. Cao Thị Thiên An (2008), Hệ thống và ôn tập nhanh kiến thức hóa học THPT,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Cao Thị Thiên An (2007),Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập hóa

học tự luận và trắc nghiệm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Ngô Ngọc An (2008),Rèn luyện kỹ năng giải toán hóa học 11, NXB Giáo dục.

6. Nguyễn Văn Bang (2010), Các phương phá p chọn lọc giải nhanh bài tập hóa

học, NXB Giáo dục Việt Nam.

7. Bộ giáo dục và đào tạo (2002), Định hướng xây dựng chương trình SGK trung

học phổ thông.

8.Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giá o dục Trung

học phổ thông môn hóa học, NXB Giáo dục.

9. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương

trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Hóa học, NXB Giáo dục.

10. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức , kĩ năng

môn hóa học lớp 11, NXB Giáo dục Việt Nam.

11. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

12. Bộ giáo dục và đào tạo (1994), Những cơ sở của kỹ thuật trắc nghiệm.

13. Hoàng Chúng (1993), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo

dục, NXB Giáo dục.

14. Nguyễn Cƣơng (Chủ biên), Nguyễn Xuân Trƣờng , Nguyễn Thị Sƣ̉u , Đặng

Thị Oanh, Nguyễn Mai Dung , Hoàng Văn Côi , Trần Trung Ninh, Nguyễn Đƣ́c

Dũng (2008, Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học , NXB Đại học

Sư phạm.

15. Nguyễn Hƣ̃u Đĩnh, Đặng Thị Oanh, Đặng Xuân Thƣ (2008), Dạy và học hóa

111

16. Cao Cự Giác (2010), Bài giảng trọng tâm chương trình chuẩn hóa học 11,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Đỗ Xuân Hƣng (2010), Cẩm nang ôn luyện các chủ đề trọng tâm hóa học ,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Phạm Đình Hiến (Chủ biên), Trần Quỳnh Anh , Nguyễn Tƣờng Lân (2009),

Các phương pháp cơ bản giải bài tập hóa học Trung học phổ thông, NXB Hà Nội.

19. Nguyễn Thanh Khuyến (2011), Phương pháp giải các dạng bài tập trắc

nghiệm hóa học (hóa hữu cơ), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Lê Đƣ́c Ngọc (2011), Đo lường và đánh giá thành quả học tập trong giáo dục ,

Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng ngoài công lập , trung tâm kiểm định , đo lường và đánh giá chất lượng giáo dục.

21. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hóa học , tập I, NXB Giáo dục

Hà Nội.

22. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học đại cương , tập I, NXB Giáo dục

Hà Nội.

23. PGS.TS. Đỗ Đình Rãng , PGS.TS Đặng Đình Bạch , PGS.TS. Lê Thị Anh

Đào, ThS. Nguyễn Mạnh Hà, TS. Nguyễn Thị Thanh Phong (2005), Hóa hữu cơ

3, NXB Giáo dục.

24. PGS.TS. Đỗ Đình Rãng , PGS.TS Đặng Đình Bạch , TS. Nguyễn Thị Thanh

Phong (2006), Hóa hữu cơ 2, NXB Giáo dục.

25. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sƣ̉u (2010), Tập bài giảng Phương pháp dạy học

môn hóa học ở trường phổ thông, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

26. Đặng Thị Oanh (Chủ biên ), Phạm Ngọc Bằng , Ngô Tuấn Cƣờng , Nguyễn

Xuân Tòng(2007), Bài tập trắc nghiệm và tự luận hóa học 11, NXB Giáo dục.

27. Đặng Thị Oanh, Đặng Xuân Thƣ , Phạm Đình Hiến , Cao Văn Giang , Phạm

Tuấn Hùng , Phạm Ngọc Bằng (2009), Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm hóa học

Trung học phổ thông, NXB Đại học Sư Phạm.

28. Trƣơng Duy Quyền (Chủ biên), Tƣ̀ Sỹ Chƣơng, Thiết kế bài giảng hóa học 11

112

29. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên kiêm chủ biên ), Trần Quốc Đắc , Phạm Tuấn

Hùng, Đoàn Việt Nga , Lê Trọng Tín (2007), Hóa học 11 nâng cao (Sách giáo

viên), NXB Giáo dục.

30. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên), Nguyễn Hƣ̃u Đĩnh (chủ biên),Lê Chí Kiên,

Lê Mậu Chuyền (2007), Hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục.

31. Nguyễn Xuân Trƣờng (2003), Bài tập hóa học ở trường phổ thông , NXB Đại

học Sư phạm.

32. Nguyễn Xuân Trƣờng (2004), Cách biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan

môn hóa học, Tạp chí khoa học và ứng dụng 11, trang 13 – 16.

33. Nguyễn Xuân Trƣờng (2005), Phương pháp dạy hóa học ở trường phổ thông ,

NXB Giáo dục.

34. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở trường

phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.

35. Nguyễn Xuân Trƣờng, Nguyễn Thị Sƣ̉u, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh

(2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Trung học phổ thông chu kì

2004 – 2007, NXB Đại học Sư phạm.

36. Quách Văn Long (2011), Ôn tập kiến thức và luyện giải nhanh bài tập trắc

nghiệm hóa học Trung học phổ thông hóa học hữu cơ, NXB Hà Nội.

37. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong dạy

học hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.

38. Nguyễn Xuân Trƣờng (2011), Phương pháp giải nhanh bài toán hóa h ữu cơ,

NXB Hà Nội.

39. Nguyễn Đình Triệu (2005), Hóa học hữu cơ (Lý thuyết, bài tập và câu hỏi trắc

nghiệm) tập 2, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

40. Nguyễn Đình Triệu (2005), Hóa học hữu cơ (Lý thuyết, bài tập và câu hỏi trắc

nghiệm) tập 1, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

41. Lê Thanh Xuân (2009), Các dạng toán và phương pháp giải hóa học 11(phần

113

PHỤ LỤC I.CÁC GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

Tiết 54: AN KEN

TÍNH CHẤT, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

- HS biết:* Quy luật biến đổi nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của anken. * Phản ứng hoá học đặc trưng của anken là phản ứng cộng. * PP điều chế và một số ứng dụng của anken.

- HS hiểu:* Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng của anken là do cấu tạo phân tử anken có lk  kém bền.

* Cơ chế phản ứng cộng axit vào anken.

2. Về kỹ năng, tƣ duy: Viết PTPƯ chứng minh tính chất hoá học của anken

II. Chuẩn bị:

Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo mục tiêu bài học và nội dung chuẩn bị GV giao tiết trước.

Giáo Viên: Mô hình các TN như SGK hướng dẫn.

III. Tiến trình trên lớp:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh.

2. Kiểm tra bài cũ: Viết công thức cấu tạo phân tử C2H4 nhận xét về đặc điểm lk từ

đó cho biết tính chất hoá học của C2H4. Lấy VD minh hoạ. GV nhận xét và ĐVĐ vào bài mới.

114

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học

Hoạt động 1:

GV yêu cầu HS quan sát bảng 6.1 SGK trang 159 và rút ra nhận xét về nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng của các anken.

HS: ...

GV nhận xét => KL

GV tóm tắt về tính tan và màu sắc. và ĐVĐ vào tính chất hoá học.

Hoạt động 2:

GV hướng dẫn HS nghiên cứu đặc điểm cấu tạo phân tử anken từ đó rút ra nhận xét về tính chất hoá học của anken.

HS nhận xét => Tính chất hoá học đặc trưng của anken là phản ứng cộng. GV yêu cầu HS viết PTPƯ minh hoạ phản ứng cộng H2 vào anken và chú ý đk phản ứng.

GV mô tả TN như SGK bằng hình vẽ và yêu cầu HS viết PTPƯ.

HS: ...

GV bổ sung cách gọi tên SP.

GV mô tả TN phản ứng làm mất màu nước Brôm của etilen và yêu cầu HS viết các PTPƯ minh hoạ.

GV nêu vấn đề và yêu cầu HS viết PTPƯ cộng axit HCl vào etilen và gọi tên SP.

GV yêu cầu HS viết PTPƯ cộng HCl

I. Tính chất vật lý:

1. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng:

Bảng 6.1 SGK.

Nhận xét: ... SGK.

2. Tính tan và màu sắc:

Hầu như không tan trong nước và không màu.Tan được trong dung môi hữu cơ như xăng, dầu...

II. Tính chất hoá học:

* Đặc điểm cấu tạo: Phân tử có lk 

kém bền => trong phản ứng hoá học dễ đứt ra để hình thành lk bền hơn. Vậy vị trí lk đôi là trung tâm của phản ứng xảy ra trong phân tử anken.

Vì vậy anken có phản ứng đặc trung là phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp và phản ứng ôxi hoá.

* Phản ứng hoá học cụ thể:

1. Phản ứng cộng Hiđro: ĐK: có xt Ni,

Một phần của tài liệu Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan hóa hữu cơ lớp 11 - chương trình nâng cao nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)