5. Khoảng cách
2.2.5. Biện pháp 5: Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh tự học, tự nghiên cứu
2.2.5.1. Mục tiêu
Phát triển hứng thú nhận thức, thoả mãn nhu cầu tìm tòi, khám phá của học sinh. Những cảm xúc có được thông qua sự tìm tòi khám phá, cảm xúc thành công và cảm xúc về sự hoàn thành trọn vẹn một công việc là những củng cố tích cực cho việc hình thành và phát triển nhu cầu và hứng thú nhận thức của học sinh.
Rèn luyện cho học sinh biết hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức sau khi học xong 1 chương, một phần hay toàn bộ chương trình. Giúp học sinh hiểu sâu sắc nội dung, kiến thức.
Rèn luyện tính nhuần nhuyễn, tính nhạy cảm, tính hoàn thiện của TDST.
2.2.5.2. Cách thực hiện
a) Hướng dẫn học sinh tự học qua sách giáo khoa
- Sách giáo khoa (SGK) là nguồn tri thức quan trọng cho học sinh, nó là 1 hướng dẫn cụ thể để đạt lượng liều lượng kiến thức cần thiêt của môn học, là phương tiện phục vụ đắc lực cho giáo viên và học sinh. Do đó tự học qua SGK là vô cùng quan trọng để học sinh tham gia vào quá trình nhận thức trên lớp và củng cố khắc sâu ở nhà.
- Để học sinh tự nghiên cứu trước SGK ở nhà thì giáo viên không nên chỉ đơn giản là nhắc các em đọc trước bài mới mà cần nêu cụ thể câu hỏi mà khi đọc xong bài mới các em có thể trả lời được. Đó là cách giao nhiệm vụ cụ thể giúp học sinh đọc sách giáo khoa có mục tiêu cụ thể rõ ràng.
- SGK cũng là tài liệu để học sinh đọc thêm cho rõ ràng những kiến thức mà giáo viên truyền đạt trên lớp vì vậy những ví dụ mẫu giáo viên không nên thay đổi để nếu học sinh đã đọc trước sẽ tham gia ngay được vào bài giảng, những học sinh yếu có thêm 1 tài liệu để đọc lại khi chưa rõ cách giáo viên hướng dẫn.
- Đối với những nội dung mà sách giáo khoa đã có chi tiết đầy đủ thì không nên ghi lên bảng cho học sinh chép mà cho các em về tự đọc trong SGK, cách làm này vừa tiết kiệm thời gian vừa tạo thói quen đọc SGK cho học sinh và làm cho bài giảng không bị nhàm chán.
b) Hướng dẫn học sinh tự học qua sách bài tập, sách tham khảo
- Đối với học sinh trong trường sách bài tập đều có nên giáo viên phải tận dụng tài liệu này để giúp học sinh tự học hiệu quả. Khi cho bài tập nên cho các ví dụ trong sách bài tập, các ví dụ này đều có hướng dẫn giải và phân dạng, như vậy học sinh sẽ tự học một cách hệ thống ngay từ đầu (nếu chỉ làm bài tập trong SGK thì việc phân dạng bài tập sẽ khó khăn hơn với học sinh)
- Việc cho bài tập về nhà cũng cho theo thứ tự dạng bài tập của SGK và sách bài tập để học sinh có 1 lượng bài tập tương tự đủ lớn (các bài này đều có lời giải chi tiết) để có thể tự mình làm được các bài trong SGK. Khi cho bài theo cách này sẽ giúp học sinh có 1 cách học mới là khi gặp khó khăn sẽ tự tìm kiếm một phương án tương tự đã có để giải quyết chứ không thụ động chờ đợi giáo viên hướng dẫn.
c) Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu
Sau khi học xong 1 chương, một mảng kiến thức để học sinh có cái nhìn tổng quát hệ thống với 1 lượng kiến thức đã học thì cần phải hướng dẫn học sinh tổng hợp, hệ thống kiến thức và các dạng bài tập. Cách đơn giản là giáo viên đưa ra một hệ thống bài tập đủ lớn, đa dạng phù hợp với học sinh và yêu cầu các em tự phân dạng bài tập để giải, mỗi dạng sẽ trình bầy cách giải của dạng đó sau đó mới giải chi tiết. Khi học sinh làm xong thì yêu cầu nộp lại để chấm lấy vào điểm thực hành, hoặc điểm miệng, hoặc đơn giản chỉ là để động viên khích lệ.
Ví dụ. Sau khi học xong chương vectơ trong không gian quan hệ vuông góc trong không gian giáo viên đưa ra hệ thống bài tập (được trình bày trong phần
phụ lục 2), yêu cầu học sinh phân dạng bài tập, phương pháp giải cho từng dạng và giải hệ thống bài tập đó.
d) Tăng cường các hình thức kiểm tra đánh giá.
* Vấn đáp:
- Kiểm tra bài cũ là một khâu không thể thiếu trong dạy học vì nếu không kiểm tra giáo viên sẽ không nắm được tình hình học bài và chuẩn bị bài của học sinh, và nếu không đánh giá cho điểm, nhận xét khuyến khích thì không có động lực cho việc học bài đều đặn ở nhà.
- Kiểm tra vấn đáp trong môn toán có điểm khác với các môn xã hội là không kiểm tra học thuộc lòng, nghĩa là nếu 1 học sinh học thuộc và trả lời trôi chảy lí thuyết thì không có nghĩa học sinh đó sẽ làm được bài tập (mà làm được bài tập thì mới có điểm trong kiểm tra định kỳ!) Như vậy quá trình kiểm tra vấn đáp phải thúc đẩy được học sinh học tập kiến thức để làm được bài tập (chứ không phải là lý thuyết suông), ngược lại nếu học sinh làm được bài tập thì sẽ trả lời tốt các câu hỏi vấn đáp của giáo viên. Để đạt được điều đó câu hỏi của giáo viên phải tập trung vào các kiến thức kĩ năng như:
+ Điều kiện tồn tại của phương trình ...
+ Nêu các bước xác định góc giữa hai mặt phẳng
+ Phương pháp chứng minh bài toán hai mặt phẳng vuông góc +....
Tất nhiên không phải bài nào kiến thức lý thuyết cũng rõ ràng để học sinh có thể tự học ở nhà, khi đó giáo viên sẽ đưa trước nội dung liên quan tới bài học mới cho học sinh, tiết sau sẽ kiểm tra vào nội dung đó, như vậy học sinh sẽ tự tìm kiếm nội dung để học tập ở nhà (phát huy tính tích cực chủ động và tạo tiền đề để bài dạy được thành công)
- Ngoài nội dung câu hỏi thì hình thức kiểm tra cũng là vấn đề đáng quan tâm, vì một số học sinh khi có điểm miệng sẽ an tâm với việc không bị gọi tên nữa dẫn đến chểnh mảng việc học kiến thức lí thuyết. Hoặc việc gọi học sinh
lên bảng theo thứ tự trong sổ điểm cũng làm cho học sinh biết được để đối phó. Như vậy cách gọi phải ngẫu nhiên nhưng học sinh không biết trước đơn giản ta có thể sử dụng chức năng random trong máy tính cầm tay để tạo ra 1 con số bất kỳ, dựa vào số đó sẽ gọi học sinh trong sổ điểm.
- Sau khi kiểm tra đầu giờ giáo viên vẫn nên tiếp tục vấn đáp cho điểm học sinh ngay trong giờ học để tăng sự tập trung của học sinh, tạo thêm cơ họi cho học sinh mắc điểm yếu có thể gỡ điểm
*Kiểm tra định kỳ
- Trước khi kiểm tra giáo viên phải xác định rõ cho học sinh đâu là kiến thức trọng tâm, đâu là kiến thức mở rộng để học sinh biết cách học, tránh giới hạn quá dài làm cho học sinh không biết học phần nào, dẫn tới lan man.Tốt nhất là hướng dẫn làm đề cương cho học sinh.
- Cách ra đề phải phân loại được học sinh đảm bảo có câu dễ cho học sinh trung bình yếu và câu khó cho học sinh giỏi, việc ra đề quá khó hay quá dễ đều không có tác dụng thúc đẩy việc tự học của học sinh.
2.3. Kết luận chƣơng 2
Trong chương này luận văn đã nêu ra một số biện pháp nhằm rèn luyện TDST cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập Hình học. Việc phân chia các biện pháp đã được đề xuất trong chương này chỉ mang tính chất tương đối, bởi các biện pháp không hoàn toàn độc lập với nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này bổ sung cho biện pháp kia trong việc rèn luyện TDST cho học sinh. Qua đây tác giả muốn nói rằng chúng ta hoàn toàn có khả năng rèn luyện TDST cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập Toán.
CHƢƠNG 3