Giao diện các chu trình điều khiển lò

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM BWRV3 VÀO MÔ PHỎNG VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ SỰ CỐ TRONG LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN NƯỚC SÔI (BWR) 1300 MW(e) (Trang 45)

Giao diện này sẽ cho ta thấy sơ đồ tổng quát của các chu trình điều khiển

chính trong lò phản ứng (hình 2.2). Các chu trình điều khiển này hoạt động dựa trên những nguyên tắc sau:

Điều khiển các thanh điều khiển: Hệ thống điều khiển thanh gồm ba phần

chính: thiết bị điều khiển chuyển động của các thanh (FMCRD), thiết bị điều khiển

thủy lực (HCU), thiết bị điều khiển thủy lực phụ (CRDH). Hệ thống này sẽ thực

hiện các nhiệm vụ:

- Định vị chèn và thu hồi cácthanh điều khiển bằng thiết bị động cơ điện.

- Chèn nhanh bằng thủy lực (dập lò) khi có tín hiệu từ hệ thống bảo vệ lò (RPS).

- Chèn nhanh bằng động cơ điện các thanh điều khiển để làm giảm công suất

lò.

Điều khiển công suất lò: Hệ thống kiểm soát công suất của lò phản ứng

bao gồm: thanh điều khiển, thiết bị điều khiển thanh và hệ thốngđiều khiển dòng tuần hoàn. Trong đó:

• Các thanh điều khiển và hệ thống điều khiển thanh kiểm soát công suất

33

Hình 2.2: Giao diện các chu trình điều khiển lò

• Hệ thống điều khiển dòng tuần hoàn kiểm soát công suất bằng cách thay đổi lưu lượng tuần hoàn để thay đổi mật độ bọt khí (voids) trong hỗn hợp nước hai pha, dẫn đến thay đổi độ phản ứng trong vùng hoạt vì làm thay đổi hiệu suất làm chậm

neutron của chất làm nguội. Lưu lượng tuần hoàn được điều chỉnh dựa trên tốc độ bơm của các máy bơm nội bộ (RIPs). Hệ kiểm soát dòng chảy tuần hoàn có khả năng thay đổi công suất lò phản ứng một cách nhanh chóng trên một phạm vi rộng.

Điều khiển áp suất lò: Khi lò phản ứng hoạt động, áp suất lò được điều

khiển tự động đến một giá trị ổnđịnh (7170 kPa). Để được như vậy, bộ điều khiển

áp suất sẽ kiểm soát áp suất hơi đến tua-bin bằngcách đóng hoặc mở van điều khiển

tua-bin và van hơi phụ đến tua-bin.

Điều khiển mực nước trong lò: Van điều khiển nước cấp sẽ điều chỉnh tự động để đảm bảo mức nước trong lò đúng với mức lý thuyết dựa trên một tổ hợp điều khiển gồm ba yếu tố: lưu lượng hơi, lưu lượng nước cấp và mức nước.

34

Điều khiển tua-bin: Chu trình này gồm có một hệ thống điều khiển thủy điện (EHC) kiểm soát các van của tua-bin. Khi vận hành bình thường, bộ điều khiển

áp suất lò phản ứng sẽ giữ cho áp suất đến tua-bin không đổi bằng việc mở/đóng van điều chỉnh tua-bin. Tuy nhiên nếu tốc độ máy phát tua-bin tăng do sự ngưng tải đột ngột thì bộ điều khiển tốc độ của EHC có ưu thế là gần với van điều khiển tua- bin hơn bộ điều khiển áp suất lò phản ứng (RPC).

Hệ thống nhánh hơi phụ tua-bin: Trong mô phỏng này, lò phản ứng BWR được thiết kế với công suất nhánh hơi phụ tua-bin trên 75% lưu lượng hơi tỷ

lệ. Do đó khi áp suất trong lò tăng nhanh đột ngột (do công suất tăng vọt, do tua-bin ngừng tải hoặc thay đổi tần số) mà bộ điều khiển công suất lò không thể điều chỉnh

kịp thì van nhánh phụ tua-bin sẽ mở ra dẫn hơi nước vào hầm ngưng tụ để giảm áp

suất lò. Nếu tua-bin không bị ngắt thì điểm đặt để mở van phụ là khi áp suất vượt

quá giá trị bình thường (7170 kPa) 130 kPa. Điều đó có nghĩa là van phụ sẽ không

mở cho đến khi áp suất lò tăng > 7300 kPa. Tuy nhiên nếu tua-bin bị ngắt thì điểm đặt cho van phụ là 7170 kPa.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM BWRV3 VÀO MÔ PHỎNG VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ SỰ CỐ TRONG LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN NƯỚC SÔI (BWR) 1300 MW(e) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)