Giao diện tổng quan lò sẽ cho ta thấy một sơ đồ tổng quan hệ thống lò chính và các tham sốđộng học của lò phản ứng (hình 2.1).
Hình 2.1: Giao diện tổng quan phần mềm BWR-V3
Bên trong thùng lò phản ứng hiển thị các thông số:
Phần mái vòm:
• Nhiệt độhơi nước (ºC) • Áp suất (kPa)
30 • Lưu lượng hơi từ vùng hoạt (kg/s) • Mực nước lò (m)
Vùng hoạt:
• Tốc độ công suất neutron (%/s) • Công suất nhiệt (MW(th))
• Nhiệt độ nhiên liệu trung bình (ºC) • Tốc độ dòng tải nhiệt vùng hoạt (kg/s)
• Áp suất chất tải nhiệt ở cửa ra vùng hoạt (kPa) • Nhiệt độ chất tải nhiệt ở cửa ra vùng hoạt (ºC) • Nồng độ chất tải nhiệt ở cửa ra vùng hoạt (X%)
• Vị trí thanh điều khiển trong vùng hoạt (% tổng chiều dài của vùng hoạt).
Lưu ý rằng độ phản ứng của các thanh điều khiển có giá trịnhư sau: bằng -170 mk nếu thanh điều khiển nằm hoàn toàn trong vùng hoạt, bằng +120 mk nếu các thanh hoàn toàn ở bên ngoài lõi.
Phần ống xả (downcomer) của lò:
• Áp suất tĩnh bơm nội bộ (kPa) • Tốc độbơm nội bộ (RPM)
Phần giữa thùng áp lực và tường nhà lò:
• Trạng thái van cô lập hơi chính: màu đỏ là mở hoàn toàn.
• Các đường dẫn hơi chính có nhánh kết nối với van giảm áp an toàn (SRVs) dẫn tới bể triệt áp trong nhà lò. Ở đây, tất cả các van SRVs được gộp chung trong một kí hiệu. Trong thực tế có 8 van SRVs (trong đó 2 van SRVs kết nối với mỗi
đường dẫn hơi chính) và có 4 đường dẫn hơi chính riêng biệt. Vì vậy, lưu lượng hơi
hiển thị trên màn hình là tổng lưu lượng hơi đi qua tất cả các van SRVs .
• Lưu lượng phun làm mát vùng hoạt khẩn cấp (ECC) là tổng lưu lượng được phun từ hệ phun chất tải nhiệt cao áp (HPCF) và hệ phun chất tải nhiệt thấp áp (LPCF) trong trường hợp xảy ra sự cố mất nước làm mát. Lưu ý rằng trong giao diện này, không có sự phân biệt giữa hai hệ thống này. Chúng được được coi là một nguồn chung và đi trực tiếp vào vùng hoạt.
31
• Bể khô và bể ướt cũng đã được mô phỏng trong phiên bản BWR-V3 này.
Trong trường hợp có sự cố nghiêm trọng xảy ra bên trong bể khô (như vỡ đường
ống cấp nước, vỡđường ống hơi và thủng đáy thùng lò), các sự cố này sẽ dẫn đến áp suất tăng cao trong bểkhô, do đó sẽ kích hoạt tín hiệu LOCA. Khi đó hệ ECC sẽ
hoạt động, lò phản ứng được dập tắt và bị “cô lập”.
• Bên ngoài nhà lò là sự cân bằng của hệ thống máy phát tua-bin, hệ thống cấp nước và bộ phận tách hơi:
- Các van của hệ thống hơi gồm có: van điều khiển tua-bin (% mở), van nhánh phụ (% mở)
- Bộ tách ẩm và bộ gia lại nhiệt (MSR) (kg/s)
- Công suất máy phát (MW) được tính từlưu lượng hơiđến tua-bin. • Thiết bị ngưng tụ và bơm ngưng tụ (CEP) không được mô phỏng nhưng
trạng thái bơm vẫn được hiển thị.
• Mô phỏng hệ thống cấp nước được đơn giản hóa đi nhiều, các thông số hiển thị trên hệ này là:
- Tổng lưu lượng nước cấp đến máy phát hơi nước (kg/s). - Nhiệt độnước cấp trung bình sau khi đun áp suất cao (HPHX). - Trạng thái của bơm cấp nước (FWP) là màu đỏ nếu có bất kì bơm
nào mở, màu xanh nếu tất cảcác máy bơm đều ngắt. Ba cửa sổđồ thịhiển thị các thông số sau:
• Công suất neutron, công suất nhiệt và công suất tua-bin (0-100%).
• Lưu lượng dòng tải nhiệt vùng hoạt, lưu lượng hơi, lưu lượng nước cấp (kg/s).
• Áp lực lò (kPa).
Các tín hiệu cảnh báo:
Các tín hiệu cảnh báo theo thứ tựđược đánh sốđược trình bày như trong bảng
2.1 dưới đây.
Bảng 2.1: Các tín hiệu cảnh báo trên màn hình
32
điều khiển mở
2. Công suất neutron
cao so với lưu lượng 11. Mực nước trong lò thấp 20. Ngắt các bơm cấp
nước
3. Lò bị cô lập 12. Mực nước trong lò cao 21. Kích hoạt sự cố
4. Ngắt tua-bin 13. Áp suất bể khô cao/phát
hiện sự cố LOCA 22. Công suất neutron 5. Áp suất lò rất cao 14. Mực nước lò rất thấp 23. Công suất nhiệt 6. Áp suất lò cao 15. Chếđộđiều kiển tua-
bin thủ công 24. Công suất máy phát 7. Áp suất lò rất thấp 16. Tua-bin chậm lại 25. Áp suất lò
8. Áp suất lò thấp 17. Công suất đến tua-bin thấp
26. Lưu lượng tải nhiệt vùng hoạt
9. Lưu lượng tải nhiệt thấp
18. Máy bơm bơm nội bộ
mất hoạt động