Mô phỏng sự cố trên BWR-V3

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM BWRV3 VÀO MÔ PHỎNG VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ SỰ CỐ TRONG LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN NƯỚC SÔI (BWR) 1300 MW(e) (Trang 61)

Đi tới giao diện “Bản đồ Công suất/Lưu lượng” (Power/Flow Map Screen), tải chếđộ 100% FP IC. Cho chạy mô phỏng rồi nhấp vào nút “Malf” góc dưới bân phải màn hình để chèn sự cố. Khi cửa sổ với các sự cố được mô phỏng trong BWR-V3 hiện lên, nhấp chuột chọn vào “Giảm lưu lượng vùng hoạt do lỗi điều khiển”. Tại hộp Time Delay, có thể tùy chọn thời gian trì hoãn xảy ra sự cố theo ý muốn, sau

49

đó nhấn “Insert MF” rồi nhấn “Return”. Sau khi thiết lập chếđộ mô phỏng, ta quan sát diễn biến các sự kiện khi sự cố xảy ra trong khoảng thời gian 5 phút.

Trên Giao diện “Bản đồ Công suất/Lưu lượng”: Sau khi đèn báo hiệu Malf sáng lên, các tham số: công suất lò, lưu lượng dòng tải vùng hoạt, tốc độ bơm nội bộ, áp suất bơm, dòng tuần hoàn đều giảm trong khi nồng độ hai pha X lại tăng

nhanh chóng. Các thanh điều khiển được rút ra khỏi lò ngay lập tức (các mũi tên

trên thanh điều khiển chỉhướng xuống), đồng thời con nháy vàng di chuyển từđỉnh

vùng IV (điểm tương ứng với 100% công suất và 100% lưu lượng tải nhiệt) xuống

phía dưới góc trái theo đường “công suất/lưu lượng tối đa” rồi đôi lúc lại dịch chuyển lên phía trên đường này (hình 3.1).

Mỗi khi con nháy tiến đến đường giới hạn chấm đỏ (đường giới hạn để việc

rút thanh điều khiển bị khóa) thì tín hiệu đèn báo “Công suất neutron cao so với lưu lượng” (Hi neu Pow vs Flow) sẽ xuất hiện cùng với việc các mũi tên chỉ xuống trên

thanh điều khiển biến mất, các thanh điều khiển tạm ngừng việc thu hồi. Ta có thể

nhận thấy rõ điều này qua vịtrí thanh điều khiển trong tâm vùng hoạt được hiển thị

trong hộp “Rod Pos (%)” (hình 3.2).

Khi lưu lượng tải nhiệt giảm, ta quan sát thấy độ cao của vùng sôi màu hồng (hay vùng hỗn hợp hai pha) tăng lên trong khi độ cao vùng không sôi màu xanh nhạt (hay vùng nước dưới bão hòa).

Con nháy rơi xuống vùng III (là vùng vận hành không ổn định khi công suất cao-lưu lượng thấp), để ý vị trí các thanh điều khiển lúc này chỉ còn khoảng 15% trong lõi thì hệ thống điều khiển sẽ phát tín hiệu báo áp suất lò đang thấp “Re Pres Lo” và yêu cầu chèn các thanh điều khiển “Rod Run-in”. Các mũi tên trên dãy thanh điều khiển lúc này lại hướng lên trên, yêu cầu “Rod Run-in” biến mất khi các

thanh được chèn vào khoảng 25% trong lõi (hình 3.3a). Con nháy vàng tới vùng I và ổn định ở vị trí ứng với 17% công suất và 32% lưu lượng tải nhiệt vùng hoạt.

Sau khi sự cố giảm lưu lượng vùng hoạt xảy ra khoảng 20 giây, trên giao diện Governor Turbine ta sẽ thấy van điều khiển hơi chính đến tua-bin (MSV) đóng lại

50

một phần (hình 3.3b). Khi van điều khiển tua-bin chỉ còn mở khoảng 87% thì tín hiệu “Turbine Runback” sẽ xuất hiện.

Hình 3.1: Đường dịch chuyển của con nháy vàng

51

Hình 3.3a: Trạng thái vùng hoạt không ổn định

52

Khc phc s c:

Vì nguyên nhân dẫn đến sự cố này chính là do lỗi của bộđiều khiển lưu lượng chất tải nhiệt nên ta có thể chuyển sang chếđộđiều khiển bằng tay đểđiều chỉnh lại tốc độbơm nội bộ.

Sau thời gian 5 phút, chúng tôi bắt đầu tiến hành thực hiện khôi phục công suất lò. Trên giao diện “Bản đồ Công suất/Lưu lượng”, mở bộ điều khiển bơm nội bộ (RIPCtrl), chuyển thiết lập điểu khiển từ chế độ RSP sang MAN rồi tăng dần công suất của máy bơm nội bộ. Sau đó, thiết lập lại công suất và hệ sốthay đổi công suất ở giao diện “Độ phản ứng và điều khiển lò” (hình 3.4a). Sựđiều chỉnh tốc độ máy bơm nội bộ và công suất lò được thực hiện cùng với nhau, và phải đảm bảo để

con nháy vàng dịch chuyển trong vùng vận hành ổn định (vùng IV). Trong luận văn

này, sự điều chỉnh công suất lò được thực hiện theo các bước tăng dần như bảng 3.1.

Bảng 3.1: Các bước tăng công suất bơm nội bộ và công suất lò

Công suất bơm nội bộ Công suất lò Hệ sốthay đổi công suất

20% 25% 100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30% 50% 0.5%

40% 75% 0.5%

76% 100% 0.5%

Khi tăng lưu lượng chất tải nhiệt, ta quan sát thấy các thanh điều khiển dịch chuyển vị trí vào trong vùng hoạt đểtăng công suất theo mức tải nhiệt nhanh chóng. Sau 30 phút, tốc độbơm nội bộvà lưu lượng chất tải nhiệt vùng hoạt đã được

điều chỉnh tới giá trị như trạng thái hoạt động bình thường (tốc độbơm 1134 RPM,

lưu lượng tải nhiệt 14480 kg/s). Áp suất lò, nồng độ 2 pha vùng hoạt X cũng trở về

các giá trị ổn định như ban đầu đồng thời không còn cảnh báo “Áp suất trong lò thấp” và “Turbine Runback” trên màn hình điều khiển. Công suất lò được khôi phục 100% (hình 3.4b).

53

Hình 3.4a: Các thao tác khôi phục công suất lò

54

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM BWRV3 VÀO MÔ PHỎNG VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ SỰ CỐ TRONG LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN NƯỚC SÔI (BWR) 1300 MW(e) (Trang 61)