Đánh giá công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 45)

I Tổng vốn đầu tư 9.384.354

5. Đánh giá công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng

BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội. 5.1. Những kết quả đạt được

5.1.1. Về thông tin.

Về thu thập thông tin

Cán bộ thẩm định tại ngân hàng đã thu thập đầy đủ thông tin của công ty xin vay vốn cũng như thông tin về dự án xin vay vốn thông qua hồ sơ dự án.Những phần thiếu sót đã được cán bộ thẩm định yêu cầu ngân hàng bổ sung.Bên cạnh đó,với việc đi khảo sát thực tế công ty,cũng như tìm kiếm thông tin trên mạng Internet,ngân hàng đã thu thập được gần như toàn bộ thông tin cần thiết cho công việc thẩm định vay vốn.

Về công tác xử lý thông tin :

Thông tin thu thập về đã được cán bộ phòng thẩm định xem xét kĩ càng,sau đó trình lên ban lãnh đạo Ngân Hàng để xin ý kiến.Công tác xử lý thông tin được thực hiện chuyên nghiệp bởi đội ngũ cán bộ giàu năng lực cũng như hệ thống máy móc, phần mềm cao cấp.

Về công tác lưu trũ thông tin :

Thông tin về dự án được để trong ngăn tài liệu riêng, sắp xếp có khoa học, dễ dàng cho việc tra cứu, tìm kiếm khi cần thiết.Ngoài ra thông tin còn được lưu trữ trong máy tính để đề phòng khi xảy ra mất mát phần thông tin cứng.

5.1.2 Về đội ngũ cán bộ

Ngân hàng có đội ngũ cán bộ phục vụ cho công tác thẩm định khá chất lượng.Với phần đa là những cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo, được tuyển chọn kĩ càng thông qua một chuỗi các kì kiểm tra về nghiệp vụ, tiếng anh , phỏng vấn trực tiếp..Hàng năm, Ngân hàng tổ chức cho đội ngũ cán bộ thẩm định tham gia vào những khóa học bồi dưỡng, nâng cao kĩ năng , chuyên môn nghiệp vụ.Với việc chuyên môn hóa ngay trong phòng thẩm định, ngân hàng có thể tiếp nhận rất nhiều lĩnh vực đầu tư cần vay vốn như : Khách sạn,xây

dựng, đóng tàu,cao ốc,….

5.1.3 Về quy trình đánh giá rủi ro

Mọi dự án đầu tư xin vay vốn đều được Ngân hàng đánh giá rủi ro một cách kĩ lưỡng, theo đúng từng bước đã được vạch ra,đúng quy trình nghiệp vụ.Việc đánh giá rủi ro một cách kĩ lưỡng và khoa học sẽ làm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra khi ngân hàng cho dự án vay vốn.

5.1.4 Về phương pháp phân tích rủi ro

Đối với mỗi dự án khác nhau, tùy vào đặc điểm mà ngân hàng có thể sử dụng các phương pháp phân tích rủi ro khác nhau nhằm phù hợp nhất đối với từng dự án.

Đối với phương pháp thẩm định định tính : Cán bộ thẩm định sẽ đưa ra từng biện pháp trực tiếp đối với từng trường hợp rủi ro có thể xảy ra.

Đối với phương pháp định lượng bằng chỉ số độ nhạy: sử dụng phương pháp này có thể hạn chế được tác động của các yếu tố bất định đến dự án, đảm bảo lường trước được những rủi ro bất ngờ.

5.1.5 Về nội dung thẩm định

Dự án được thẩm định toàn diện trên mọi nội dung của nó.Việc thẩm định như thế sẽ hạn chế tối đa rủi ro xảy ra đối với dự án.

Các dự án được đánh giá rủi ro dựa trên một hệ thống chi tiết các con số doanh thu,chi phí , khấu hao, lãi vay… và các chỉ tiêu tài chính NPV, IRR…

Các rủi ro đầu tư được ngân hàng xem xét đầy đủ, đa dạng.Gồm những loại rủi ro như : Rủi ro cơ chế , rủi ro thị trường, rủi ro chính sách, rủi ro kĩ thuật vận hành, rủi ro xây dựng, rủi ro kinh tế vĩ mô…

5.2 Những điểm còn hạn chế.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh cũng còn mắc phải một số thiếu sót.

tiến hành khá sơ sài,mang hình thức rập khuôn, và tồn tại một số điểm chưa hợp lý.Đôi khi, công việc thẩm định còn chịu ảnh hưởng chủ quan của mối quan hệ Ngân hàng – Khách hàng, hoặc do chỉ định theo kế hoạch phát triển của nhà nước.Chính vì vậy mà hiện nay,Ngân hàng vẫn còn có một số dự án có nợ khó đòi, không có khả năng thanh toán.

- Trong công tác thẩm định tài chính của dự án, các chỉ tiêu tài chính được sử dụng chưa có hiệu quả

- Khi thẩm định doanh thu dự án, thông thường CBTĐ chỉ chú ý đến việc sản phẩm có được chấp nhận trên thị trường hay không, và cho năng suất tăng dần theo cảm tính hoặc thụ động theo kế hoạch của doanh nghiệp. Giá thành của sản phẩm cũng được xác định đơn giản qua giả thiết dựa vào phương pháp đơn đặt hàng chứ chưa thực sự tiến hành phân tích dựa vào các yếu tố cung cầu của thị trường.

- Hạn chế về thông tin: Vì những thông tin chủ yếu của ngân hàng thu thập vẫn chủ yếu dựa trên những nguồn thông tin không đáng tin cậy,vì chưa được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước kiểm tra. Để cho nguồn thông tin được chính xác hơn, cán bộ thẩm định cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn. Bên cạnh nguồn thông tin mang tính chủ quan từ phía khách hàng, cán bộ tín dụng còn phải khai thác thông tin trên mạng internet hoặc số liệu thống kê của các cơ quan trung ương.

- Quá trình thẩm định dự án còn tốn khá nhiều thời gian, vì sự kết hợp giữa các phòng ban chuyên trách vẫn chưa đủ độ nhịp nhàng. Điều này làm lỡ cơ hội đầu tư của khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của khách hàng cũng như tên tuổi của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w