0
Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về tôn giáo :

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ TÔN GIÁO VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀ VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 35 -40 )

với công tác tôn giáo :

- Củng cố và kiện toàn lại Ban chỉ đạo công tác tôn giáo các cấp. Trong đó cần thành lập bộ phận chuyên trách, nghiên cứu, hướng dẫn, chỉ đạo điểm về quá trình xây dựng tổ chức Đảng, nhất là vùng có đồng bào tôn giáo.

- Hàng tháng, quý phải thực hiện công tác giao ban để nắm tình hình tôn giáo, đồng thời chỉ đạo xử lý các vấn đề nổi lên của tôn giáo và bàn chuyên đề về công tác tôn giáo.

- Nghiên cứu và ra quy chế phát triển Đảng viên trong các tôn giáo và vấn đề sinh hoạt tôn giáo của Đảng viên là người có đạo theo hướng dẫn của trung ương.

- Phân công và giao trách nhiệm cho từng cấp uỷ Đảng, từng Đảng viên và chịu trách nhiệm trước khi có vụ việc xảy ra liên quan đến tôn giáo trên địa bàn phụ trách.

- Cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể của hệ thống chính trị, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý mặt trận, đoàn thể tổ chức vận động. Quy định rõ chức năng của từng cấp, từng ngành, khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy hoặc né tránh cản trở sự phát triển cho phong trào ở cơ sở.

d. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước vềtôn giáo : tôn giáo :

- Trong khi chưa có pháp luật về tôn giáo, để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo ở mức cao hơn. Căn cứ

vào nghị định 26/1999 ND-CP của Chính phủ, cần thực hiện một số công việc như sau :

+ Quản lý Nhà nước về tôn giáo cần phải mềm dẻo, linh hoạt nhưng dứt khoát, hạn chế tối đa việc dùng biện pháp mệnh lệnh hành chính đơn thuần, máy móc, xơ cứng. Việc theo đạo và truyền đạo thuần tuý, chính đáng được hiến pháp và pháp luật Nhà nước tôn trọng và bảo hộ. Nghiên cứu việc phân biệt, đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Tôn trọng và phải bảo đảm cho họ được hoạt động bình thường, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường, hợp pháp, đúng pháp luật trở thành một phương châm xuyên suốt trong cả một quá trình của sự nghiệp phát triển đất nước.

+ Quản lý Nhà nước phải được tiến hành đồng thời quản lý về các mặt tổ chức, nhân sự và hoạt động của các giáo hội, mọi tổ chức và cá nhân đều phải hoạt động trong khuôn khổ của luật pháp.

Các tôn giáo tuy hoạt động thuần tuý nhưng chưa đủ pháp nhân thì chỉ được sinh hoạt tại gia. Nghiêm cấm, loại bỏ các hình thức tà đạo, tạp giáo có nội dung mê tín dị đoan và ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn Xã hội, xâm phạm đến tư tưởng, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

+ Thống nhất chủ trương xử lý vấn đề nhà, đất sử dụng vào mục đích tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo phải theo đúng các nguyên tắc được quy định

tại Nghị quyết 25/BCHTW Đảng kỳ họp thứ 7 (Khoá IX) và các quy định khác của pháp luật về đất đai.

Đặc biệt nghiêm cấm và kịp thời xử lý kiên quyết, dứt điểm các trường hợp mua đất, chuyển nhượng đất nhà, biến tướng cho các chức sắc tôn giáo, lập lại trật tự trong việc xây dựng cơ sở thờ tự ở những nơi xét thấy không có nhu cầu thật sự, chống việc xây dựng tràn lan, phá vỡ cảnh quan và gây nên tình trạng ảnh hưởng việc sinh hoạt bình thường ở khu dân cư.

+ Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động nhập tu, tạm tu : cần thực hiện theo pháp luật hiện hành.

Hiện nay ở hầu hất các tôn giáo đều có trường hợp nhập tu, tạm tu hoặc lôi kéo người vào tu trái phép nhưng ta chưa quản lý được.

Trước mắt khảo sát, thống kê, lên danh sách cụ thể các đối tượng này trong từng tôn giáo, trên cơ sở đó xem xét từng trường hợp cần thiết có kế hoạch hướng dẫn bổ túc hồ sơ, làm đúng thủ tục nhập tu để xúc tiến các biện pháp quản lý, đồng thời nghiên cứu xây dựng quy chế quản lý thống nhất về lĩnh vực này. Kiên quyết xử lý các trường hợp trái phép bằng các hình thức phạt hành chính, đẩy đuổi hoặc đưa vào các trường giáo dưỡng.

+ Quản lý hội, đoàn trong các tôn giáo :

Hội, đoàn trong các tôn giáo là tổ chức làm các công việc hỗ trợ cho các hoạt động nghi lễ, tu học

của giáo hội tôn giáo. Nhưng cũng có một số hội đoàn lập ra do lịch sử để lại mang màu sắc chính trị (tuyên uý phật giáo). Nhưng lâu nay ta chỉ có thái độ rõ ràng nên họ vẫn duy trì các hoạt động tạo ra tiền lệ rất phức tạp cho công tác quản lý về mặt Nhà nước. Để lập lại trật tự trên lĩnh vực này, cần tổ chức cho các giáo hội đăng ký các hội đoàn, trên cơ sở nội quy, quy chế hoạt động phù hợp đường hướng hành đạo của giáo hội để đăng ký hoạt động theo quy định lập hội của chính phủ và chỉ cho sinh hoạt hội, đoàn.

Kiên quyết giải tán các hội, đoàn hoạt động không có tôn chỉ mục đích, đặc biệt số hội, đoàn hoạt động gây ảnh hưởng đến an ninh và trật tự ở địa phương.

+ Quản lý hoạt động từ thiện, nhân đạo của các tôn giáo.

Đây là vấn đề Xã hội rất phức tạp, quản lý không tốt sẽ dẫn đến kẻ địch lợi dụng và số cực đoan kích động, lôi kéo gây ảnh hưởng xấu về chính trị. Do vậy, cần thống nhất sự quản lý theo đúng các quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

- Khuyến khích các cá nhân, tổ chức ở thiện tâm tham gia từ thiện trên địa bàn Hoà Vang không phân biệt tôn giáo. Đồng thời xây dựng kế hoạch quản lý thật chặt chẽ, thiết thực trên cơ sở phối hợp với hội chữ thập đỏ, uỷ thác cho chính quyền địa phương trực tiếp quản lý mọi hoạt động tham gia từ thiện

dưới bất kỳ hình thức, mức độ quy mô như thế nào cũng phải thông qua chính quyền địa phương, lấy cấp chính quyền cơ sở làm trọng tâm và chỉ khi nào được chính quyền địa phương cho phép mới được tiến hành.

+ Tăng cường đề cao cảnh giác, chống địch lợi dụng tôn giáo, chủ động và phòng ngừa có hiệu quả trước những âm mưu diễu biến hoà bình của các thế lực thù địch. Đây là công việc cực kỳ quan trọng mang tính nhạy cảm về chính trị sâu sắc, các cơ quan chức năng sẽ có kế hoạch riêng, có sự phân công về trách nhiệm rõ ràng, tránh được trùng lập làm cho kế hoạch triển khai đạt được hiệu quả cao.

đ. Tăng cường công tác vận động quần chúng, xây dựng thực lực ở cơ sở :

+ Thông qua hệ thống mặt trận, đoàn thể, các cấp để thường xuyên duy trì việc liên hệ với chức sắc tôn giáo dưới các hình thức gặp gỡ, đối thoại, tranh thủ và vận động họ tích cực thúc đẩy tín đồ của mình tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước tại khu dân cư, thực hiện mục tiêu sống ‘’tốt đời đẹp đạo’’

Phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời với việc đổi mới phương thức, nội dung công tác vận động cho phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương luôn gần gũi lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của chức sắc, đề đạt lên các cấp giải quyết và đáp ứng những nhu cầu chính đáng và hợp

pháp của họ. Phải chú trọng đến đời sống về tinh thần vật chất, quan tâm đầu tư các chương trình, mục tiêu về dạy nghề, việc làm, giúp họ phát triển về kinh tế vườn, giải quyết kịp thời những trường hợp đang gặp khó khăn, thiếu thốn, bất trắc trong cuộc sống thu hút họ ngày càng tham gia đông đảo vào các hoạt động ở cộng đồng dân cư.

+ Xây dựng chương trình phối hợp giữa các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng nhất là tổ chức thanh niên, phụ nữ, nông dân, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh...và Hội bảo thọü ở cơ sở thực sự vững mạnh, đủ khả năng vận động thu hút quần chúng tham gia. Thông qua các phong trào này phát hiện nhân tố tốt, tích cực, từng bước bồi dưỡng họ thành những cộng tác viên, tuyên truyền viên, trong khu vực dân cư nói chung và cho chức sắc tín đồ ở cơ sở họ đạo nói riêng.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ TÔN GIÁO VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀ VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 35 -40 )

×