và chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật giáo Nhà nước về tôn giáo:
* Đối với hệ thống chính trị :
Cần nâng cao nhận thức về vấn đề tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, nhằm giúp cho cán bộ, Đảng viên trong hệ thống chính trị hiểu rõ quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về chính sách tôn giáo. Phân biệt được các loại hình, đặc điểm và thái độ chính trị của các tôn giáo để vừa tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, đồng thời đề cao những giá trị đạo đức tôn giáo mang tính nhân văn phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mặt khác lưu ý những biểu hiện hoạt động tôn giáo không bình thường, gây mê tín, dị đoan và các hiện tượng tôn giáo không bình thường, gây mê tín dị đoan.
Trước mắt cần có kế hoạch tổ chức những lớp bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn về công tác tôn giáo cho các chức danh chủ chốt trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và nhất là những cán bộ làm công tác chuyên trách về tôn giáo, nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về tôn giáo, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, giúp họ nắm, hiểu và vận dụng vào thực tế địa phương để giải quyết về vấn đề tôn giáo đúng chính sách và pháp luật.
Đặc biệt giải thích, cảm hoá sự nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa giáo hội với Xã hội, giữa chức sắc, tín đồ với trách nhiệm về bổn phận công dân trước pháp luật, sự bình đẳng được hiểu là, pháp luật không có ngoại lệ để hành xử trong các quan hệ hàng ngày, không chỉ riêng ở nước ta mà hầu hết các quốc gia trên thế giới, khi muốn trở thành một tín đồ hoặc một chức sắc phải có bổn phận đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của một công dân đối với Tổ quốc và dân tộc.
Thông qua các buổi gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc kể cả những lớp bồi dưỡng giáo lý, cần quan tâm giáo dục về truyền thống yêu nước, ý thức dân tộc, khích lệ động viên chức sắc, tín đồ tham gia các phong trào yêu nước tại địa phương. Thông qua các phong trào chú ý phát hiện nhân tố tích cực để xây dựng lực lượng nòng cốt, cốt cán trong chức sắc, tín đồ, chọn lựa những người tiêu biểu tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng họ thành vai trò hạt nhân trong các phong trào và công tác phong trào và tron công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở.
* Trong Nhân dân :
Thông qua các tổ dân phố, lấy tổ dân phố làm trung tâm để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo trong Nhân dân làm cho mọi người dân nắm, hiểu và nhận thức đầy đủ về chính sách tự do tín ngưỡng, tôn
giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo. Xây dựng sự đoàn kết gắn bó giữa đồng bào theo các tôn giáo với nhau, giữa đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không theo tín ngưỡng tôn giáo tạo thành khối đại đoàn kết ngay từ cơ sở nhằm hướng mọi người hưởng ứng.
Tham gia tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chung là làm cho dân giàu, nước mạnh, Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng vào việc thực hiện mục tiêu chung là làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo đều phải tuân thủ pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để làm phương hại đến chính sách. Đại đoàn kết dân tộc, chống Đảng và Nhà nước ta.
- Phát động phong trào toàn dân tham gia phát hiện, ngăn ngừa và báo cáo kịp thời với các cơ quan chức năng. Chính quyền địa phương những vụ việc vi phạm chính sách tôn giáo, những hoạt động tôn giáo bất hợp pháp, đặc biệt là chống địch lợi dụng tôn giáo.
- Gắn các hoạt động quản lý Nhà nước của chính quyền, chính quyền với sự tham gia quản lý của gia đình, tộc họ để đấu tranh làm giảm thiểu các hoạt động truyền đạo, mua chuộc, dụ dỗ người vào đạo trái phép và các hoạt động mê tín dị đoan.