- Thứ nhất : Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân, đang và sẽ cùng tồn tại lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Là vấn đề có mối quan hệ khá chặt chẽ giữa tôn giáo va dân tộc, giữa đồng bào có đạo với đồng bào không theo đạo và mang nhiều yếu tố nhạy cảm về chính trị
- Thứ hai : Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.
Tín ngưỡng tôn giáo là việc tự do cá nhân, nhưng có mối quan hệ đến đời sống Xã hội và ngược lại, Nhà nước không can thiệp vào niềm tin cá nhân tín ngưỡng tôn giáo thuần tuý, chính đáng, hợp pháp, đồng thời Nhà nước thông qua pháp luật để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ, chính sách và pháp luật của Nhà nước, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật giữa người theo đạo với người không theo đạo, giữa giáo hữu với Xã hội và ngược lại.
- Thứ ba : Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta, vì hầu hết các tôn giáo đều khuyên con người làm việc thiện, tránh điều ác. Trong tín ngưỡng tôn giáo, có thể nhận thấy là họ không thể làm cho con người hoàn thiện ngay được, nhưng họ có khả năng to lớn trong việc ngăn không cho con người trở nên quá xấu. Việc khai thác, chọn lọc về đạo đức tôn giáo để thúc đẩy cho
nhu cầu phát triển Xã hội là việc làm hết sức cần thiết, việc khai thác có chọn lọc đều gắn liền vói việc cảnh giác những hành vi mê tín dị đoan và lợi dụng của các thế lực thù địch về vấn đề tôn giáo để kích động chống phá sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc .
- Thứ tư : Cần khắc phục nhận thức cũ kỹ, lạc hậu trong một bộ phận cán bộ, Đảng viên và công tác tôn giáo nhất là tư tưởng bảo thủ, trì trệ - xơ cứng, tạo tâm lý nặng nề, để lại ấn tượng thiếu tin tưởng vào chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước về tự do tín ngưỡng nhất là trong chính sách đối với tín đồ các tôn giáo.
- Thứ năm : Xây dựng một nhận thức thống nhất về tư tưởng và đồng bộ trong hành động nhằm thúc đẩy các hoạt động về tự do tín ngưỡng, tôn giáo vận hành trong khuôn khổ pháp luật, lấy pháp luật làm chuẩn mực cho các hoạt động và điều chỉnh các hoạt động về tín ngưỡng tôn giáo. Kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện xơ cứng, thô bạo, thiếu bình đẳng trong đối xử, đồng thời hết sức đề cao cảnh giác gây mê tín dị đoan, hoạt động cực đoan, dùng vật chất và thần quyền để mê hoặc nhân dân, tuyên truyền xuyên tạc gây ảnh hưởng xấu về chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.