Làm các xét nghiệm cơ bản, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năn g

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điện sinh lý học tim của của rối loạn nhịp thất khởi phát từ xoang Valsalva và kết quả triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 51)

- Công thức máu, sinh hóa máu, đông máu cơ bản. - Chụp Xquang tim phổi thẳng.

- Siêu âm-Doppler tim: đánh giá cấu trúc và chức năng tim, phát hiện bệnh tim thực tổn, phân số tống máu thất trái (EF)...

- Chụp động mạch vành: khi BN có triệu chứng nghi ngờ bệnh mạch vành.

Tất cả các thông tin sẽ được ghi đầy đủ vào bệnh án nghiên cứu theo mẫu riêng (phần phụ lục 1).

2.2.3. Điện tâm đồ bề mặt

2.2.3.1. Điện tâm đồ thường quy 12 chuyển đạo

Chúng tôi chọn 1 phức bộ QRS của NTTT hoặc của một đoạn TNT tiêu biểu để phân tích. Các thông số điện tâm đồ bề mặt của TNT/NTTT đƣợc phân tích dựa theo các nghiên cứu của Ito [37],Yoshida [38] và Ouyang [10]:

- Thời gian phức bộ QRS của TNT/NTTT (khoảng A: ms)

- Khoảng ghép NTTT (ms): tính từ khởi đầu phức bộ QRS bình thƣờng đến khởi đầu phức bộ QRS của NTTT kế tiếp.

- Chuyển tiếp của phức bộ QRSTNT/NTTT: trƣớc V1 (<V1), V1, V1V2, V2, V2V3, V3, V3V4, V4, V4V5, V5, V5V6, V6 và sau V6 (>V6).

- Thời gian sóng R ở V1 và V2 (khoảng B: ms).

- Tỉ lệ thời gian sóng R ở V1 và V2: thời gian sóng R chia cho thời gian phức bộ QRS (B/A: %). Chỉ số thời gian sóng R là giá trị B/A cao hơn ở một trong 2 chuyển đạo V1 hoặc V2. Ví dụ: Nếu tỉ lệ thời gian sóng R ở V1 là 40% và ở V2 là 60% thì chỉ số thời gian sóng R là 60%. - Tỉ lệ biên độ sóng R/S ở V1 và V2 (C/D: %). Chỉ số biên độ R/S là giá

trị C/D cao hơn ở một trong 2 chuyển đạo V1 hoặc V2. - Đặc điểm hình dạng phức bộ QRS ở từng chuyển đạo.

2.2.3.2. Điện tâm đồ ghi liên tục 24 giờ (Holter)

Tất cả các bệnh nhân đƣợc lựa chọn vào nghiên cứu đều đƣợc ghi Holter điện tâm đồ trƣớc và sau thủ thuật. Các thông số đƣợc phân tích bao gồm:

- Nhịp tim cơ bản (nhịp xoang hay không phải nhịp xoang) - Tần số tim cao nhất, thấp nhất, trung bình trong ngày

- Gánh nặng rối loạn nhịp thất: số rối loạn nhịp thất và tỉ lệ % so với tổng số nhịp tim trong ngày.

- Đặc điểm rối loạn nhịp thất: NTTT đơn lẻ, NTTT xen kẽ, NTTT nhịp đôi, NTTT chùm đôi, cơn TNT không bền bỉ, TNT bền bỉ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điện sinh lý học tim của của rối loạn nhịp thất khởi phát từ xoang Valsalva và kết quả triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)