Về vị trí khởi phát từ xoang Valsalva

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điện sinh lý học tim của của rối loạn nhịp thất khởi phát từ xoang Valsalva và kết quả triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 105)

Trong số 78 BN nghiên cứu, chẩn đoán điện sinh lý tim cuối cùng cho thấy, rối loạn nhịp thất khởi phát từ xoang vành trái (XVT) gặp ở 45 BN (57,7%); từ xoang vành phải (XVP): 18 BN (23,1%); từ xoang không vành (XKV): 3 BN (3,8%) và từ tam giác gian lá giữa xoang vành trái và phải (XVT-P): 12 BN (15,4%). Bảng 4.2 dƣới đây so sánh vị trí khởi phát trong nghiên cứu chúng tôi với một số tác giả khác.

Bảng 4.2. Vị trí khởi phát từ xoang Valsalva trong một số nghiên cứu

Vị trí khởi phát Tác giả XVT XVP XKV XVT-P Kanagaratnam [9] (n = 12) 9 0 3 0 Hachiya [35] (n = 15) 13 2 0 0 Ouyang [10] (n = 7) 5 2 0 0 Rillig [11] (n = 15) 11 4 0 0 Yamada [30] (n = 44) 24 14 1 5 Chúng tôi (n = 78) 45 18 3 12

Nhƣ vậy, qua các nghiên cứu đã đƣợc xuất bản, rối loạn nhịp thất thƣờng khởi phát từ xoang vành trái (XVT), ít gặp hơn từ xoang vành phải (XVP) hoặc tam giác gian lá giữa xoang vành trái và xoang vành phải (XVT-P), khá hiếm gặp khởi phát từ xoang không vành (XKV).

Nghiên cứu của chúng tôi và của Yamada [30] đƣợc thực hiện trên một số lƣợng BN khá lớn do vậy đã ghi nhận đƣợc đầy đủ các vị trí khởi phát từ xoang Valsalva.

Ngoài những nghiên cứu ở trên, một số báo cáo khác cũng đề cập đến các ca lâm sàng rối loạn nhịp thất khởi phát từ XVT-P [12],[30] hoặc XKV [51],[26]...

Về mặt giải phẫu, toàn bộ đáy XVP và phần trƣớc bên của XVT gắn liền với những bó cơ tim thuộc phần phía trên vách liên thất và thành tự do thất trái. Trong khi đó, XKV tiếp nối với lá trƣớc của van hai lá bởi chủ yếu là mô liên kết, không có các sợi cơ tim (hình 1.11, phần tổng quan) [23],[13]. Các bó cơ tim trong hoàn cảnh nào đó có thể thay đổi đặc tính điện sinh lý và trở thành cơ chất (substrate) gây rối loạn nhịp. Đây là lý do tại sao rối loạn nhịp thất thƣờng thấy khởi phát từ XVT và XVP.

Trong số ba tam giác gian lá (interleaflet triangle), chỉ có tam giác nằm giữa XVT và XVP (XVT-P) cấu tạo bởi các bó cơ tim nằm ngay mặt sau vùng phễu đƣờng ra thất phải. Hai tam giác gian lá còn lại liên quan với XKV cấu tạo chủ yếu bằng tổ chức xơ liên kết. Đây là cơ sở tại sao một số khá nhiều các trƣờng hợp rối loạn nhịp thất khởi phát từ XVT-P đã đƣợc ghi nhận trong nghiên cứu của chúng tôi, của Yamada [30] hay Rupa Bala [12].

Xoang không vành, về khía cạnh giải phẫu, khó có thể là nơi khởi phát các rối loạn nhịp thất vì rất ít liên quan đến các bó cơ tâm thất. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, cũng nhƣ của Yamada [30] hay trƣờng hợp lâm sàng của Hlivák P [51]... đã ghi nhận những ca rối loạn nhịp thất khởi

phát từ XKV. Theo phân tích của Hlivák P [51], cơ chất (substrate) của loạn nhịp trong trƣờng hợp này là các bó cơ tim lan qua chỗ nối giữa thất trái- động mạch chủ đi vào thành xoang Valsalva (hình 1.12, phần tổng quan).

Hình 4.10: NTTT khởi phát từ xoang vành trái (BN số 25). LCC: xoang vành trái; RCC: xoang vành phải: NCC: xoang không vành; ABL: điện cực đốt.

Hình 4.11: TNT khởi phát từ xoang vành phải (BN số 21). LCC: xoang vành trái; RCC: xoang vành phải: NCC: xoang không vành; ABL: điện cực đốt.

Hình 4.12: NTTT khởi phát từ tam giác gian lá giữa xoang vành trái và xoang vành phải (XVT-P) (BN số 31). LCC: xoang vành trái; RCC: xoang

vành phải: NCC: xoang không vành; ABL: điện cực đốt.

Hình 4.13: NTTT khởi phát từ xoang không vành (BN số 23). LCC: xoang vành trái; NCC: xoang không vành; ABL: điện cực đốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điện sinh lý học tim của của rối loạn nhịp thất khởi phát từ xoang Valsalva và kết quả triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 105)