Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty Đông Đô)

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may len dệt kim ở thị trường Đông Âu của công ty TNHH Đông Đô (Trang 29)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được nguồn vốn hoạt động của Doanh nghiệp chủ yếu là vốn chủ sở hữu. Tỉ lệ của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn chiếm tỷ lệ cao và biến động theo từng năm (Năm 2004: 0,56; năm 2005:0,67; năm 2006:0,62; năm 2007:0,78; năm 2008:0,69). Tỉ lệ này trong năm 2008 giảm so với năm 2007 do các khoản vay tăng lên. Trong nguồn vốn chủ sỡ hữu thì nguồn vốn kinh doanh là chủ yếu, còn một số khác là ở các quỹ của công ty và lợi nhuận chưa phân phối. Và nguồn vốn chủ yếu của Công ty là vốn tự có, do các thành viên trong hội đồng thành viên góp vốn lại cùng nhau xây dựng và phát triển công ty. Ngoài ra doanh nghiệp còn tận dụng thêm các nguồn vốn từ bên ngoài đặc biệt là một số nguồn vốn vay ngắn hạn nhằm huy động thêm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Qua bảng trên ta có thể thấy được chỉ tiêu: Nợ phải trả Hệ số nợ = ---

Tổng tài sản

Tính trong năm 2008 hệ số nợ của công ty đầu năm là: 0,2205 và cuối năm là: 0,2213. Hệ số nợ này phản ánh phần vốn góp của chủ sở hữu công ty với phần tài trợ của các chủ nợ. Hệ số của công ty này khá thấp do đó các khoản nợ này sẽ được đảm bảo, nhưng với công ty tỉ số này cao vì chỉ phải bỏ ít vốn mà vẫn có quyền kiểm soát và nhận phần lợi nhuận của công ty.

Bảng 6: ROA và ROE

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

ROA 0.008 0.017 0.011 0.01 0.013

ROE 0.01 0.027 0.017 0.013 0.012

( Nguồn: báo cáo kết quả hđsxkd công ty Đông Đô)

Ta có thể đánh giá hoạt động của Đông Đô qua các chỉ tiêu như ROA và ROE

ROA là chỉ tiêu thể hiện “khả năng sinh lời của tài sản”. ROA phản ánh một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

ROA = −−−−−−−−−−−−−− Tổng tài sản

Qua bảng trên ta thấy doanh thu thuần của công ty hàng năm đều gần gấp đôi tổng tài sản nhưng lợi nhuận sau thuế lại rất thấp. Điều này là do công ty phải trả một lượng lớn chi phí mà chủ yếu là cho các nhà cung cấp. Một thực trạng đáng buồn cho ngành dệt may ở Việt Nam hiện nay nói chung và công ty Đông Đô nói riêng là tình trạng các gia công vẫn phổ biến. Các công ty này chỉ thu được một phần lợi nhuận rất nhỏ trong tổng lợi nhuận hàng hóa tạo ra ( chiếm khoảng 15-20% ), phần còn lại thuộc về các nhà cung ứng. Lợi nhuận doanh nghiệp thu được thấp trong khi phải đầu tư một lượng lớn TSCĐ, máy móc thiết bị. Do đó tỷ lệ ROA thấp, hiệu quả sử dụng tài sản chưa cao. Tỷ lệ ROA các năm chưa đến 0,02 và cao nhất trong 5 năm là năm 2005 chỉ là 0,017 phản ánh 1 đồng tài sản bỏ ra chỉ thu được 0,017 đồng lợi nhuận.

ROE là chỉ tiêu thể hiện “khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu”. ROE phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Lợi nhuận sau thuế ROE = −−−−−−−−−−−−−−

Vốn chủ sở hữu

Cũng tương tự như trên ta thấy tỷ lệ ROE cũng rất thấp do tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng vốn là khá cao (trên 50,5%). Vốn chủ sở hữu cao trong khi lợi nhuận thu được rất thấp. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu thấp. Tỷ lệ ROE trong 5 năm chưa đến 0,03 cao nhất trong 5 năm là 0,027 phản ánh 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra được 0,027 đồng lợi nhuận.

Từ phân tích trên cho ta thấy hiệu quả sử dụng vốn và tài sản trong công ty còn thấp. Một bài toán lớn đang đặt ra cho Đông Đô là làm cách nào để tăng lợi nhuận? Để giải quyết được bài toán này, Đông Đô cần có 1 chiến lược kinh doanh tốt, 1 hướng đi đúng đắn và đặc biệt đó là bộ máy quản trị của công ty phải đổi mới, thích nghi với điều kiện thay đổi của môi trường kinh doanh.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may len dệt kim ở thị trường Đông Âu của công ty TNHH Đông Đô (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w