Đông Đô
1. Thành công và nguyên nhân
Hiện nay Công ty Đông Đô đang chiếm 10% hàng dệt len xuất khẩu trong kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trải qua chặng đường hơn 10 năm phát triển, với lợi nhuận liên tục tăng qua các năm, quy mô công ty ngày càng được mở rộng. Có được thành công như ngày hôm nay là do:
- Nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, khéo léo. - Tiền gia công rẻ, chi phí nhân công thấp.
- Chất lượng các sản phẩm của công ty Đông Đô được các nước nhập khâu đánh giá cao.
- Kim ngạch xuất khẩu của công ty ngày càng tăng và thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng.
- Công ty đang dần chú trọng và có kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực thiết kế, năng suất lao động, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, nhằm giảm lãng phí về nguyên vật liệu, từ đó giúp công ty giảm một cách đáng kể chi phí và đồng thời tăng được lợi nhuận.
2. Hạn chế và nguyên nhân
Tuy nhiên bên cạnh những thành công đạt được thì công ty vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định đó là:
Chủng loại, mẫu mã của công ty còn ít, chưa phong phú đa dạng, chất lượng sản phẩm không cao. Công ty chưa xây dựng được một thương hiệu có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước…
- Đầu tiên phải kể đến đó là công nghệ của công ty vẫn còn lạc hậu, bên cạnh đó hiệu suất sử dụng tài sản cố định lại không cao dẫn đến tình trạng lãng phí không đáng có
- Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, mức độ ổn định của lao động trong công ty cao khiến công ty thường xuyên phải tuyển dụng thêm lao động mới. Cũng phải nói thêm là công ty sản xuất theo mùa vụ nên điều này là khó có thể tránh khỏi
- Công ty chủ yếu là thực hiện là may gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài nên giá trị gia tăng của công ty còn thấp
- Công ty chưa xây dựng được một thương hiệu riêng cho mình trên thị trường trong và ngoài nước nên đã không chủ động được cho mình kênh phân phối và thị trường tiêu thụ
- Phần lớn nguyên liệu sản xuất của công ty vẫn phải nhập khẩu dẫn đến giá trị thực tế thu được của công ty chưa cao
- Công ty chưa chú trọng nhiều đến thị trường nội địa
- Khả năng tự thiết kế còn yếu,phần lớn Công ty làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài để xuất khẩu
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢNPHẨM MAY LEN DỆT KIM Ở THỊ TRƯỜNG ĐÔNG ÂU CỦA PHẨM MAY LEN DỆT KIM Ở THỊ TRƯỜNG ĐÔNG ÂU CỦA
CÔNG TY TNHH ĐÔNG ĐÔI. Cơ hội và thách thức I. Cơ hội và thách thức
1. Cơ hội
Thuận lợi đầu tiên ta có thể nhận thấy được đó là Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Đông Đô nói riêng dễ thâm nhập vào thị trường các nước thành viên, thị phần có thể được mở rộng, các hạn ngạch được bỏ, và có thể thu hút vốn đầu tư từ các nước thành viên, từ đó có thể tiếp cận được những công nghệ mới hiện đại và tiên tiến hơn, có khả năng học hỏi những kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ quản lý của các công ty khác. Bên cạnh đó, khi gia nhập WTO, Đông Đô có khả năng giảm được chi phí nguyên vật liệu khi phải nhập từ nước ngoài. Từ những điều đó, Đông Đô có thể giảm chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Đây là một cơ hội lớn để Đông Đô giải quyết bài toán tăng lợi nhuận cho công ty.
2. Thách thức
Khó khăn thứ nhất: của Công ty Là mặt bằng sản xuất kinh doanh: Công ty được thành lập ngày 31/ 3/1998, có đủ tư cách pháp nhân nhưng không có mặt bằng để hoạt động, phải loay hoay chạy vạy mãi đến ngày 1/7/1998 xí nghiệp chăn nuôi thức ăn gia súc An Khánh mới đồng ý cho thuê toàn bộ khuôn viên khu văn phòng cũ của nông trường An Khánh diện tích 6.722m2 trong đó 1047 m2 nhàcửa văn phòng xây dựng từ năm 1960 đã dột nát, với thời gian thuê 10 năm, mỗi năm Công ty phải nộp 45.000.000 đồng/ năm và 300 kg cá ( vì có 200 m2 ao sâu). Qua thực tế bàn giao nhà cửa phải sửa chữa mới sử dụng được, xí nghiệp thức ăn gia súc bổ sung kéo dài thêm 7 năm là 17 năm.
Khó khăn thứ hai: Là về mặt tài chính: Khi thành lập Công ty có 04 thành viên, số vốn vỏn vẹn chỉ có 750.000.000 đồng. Trước một hoàn cảnh địa điểm đi thuê văn phòng dột nát, sân đường lầy lội buộc Công ty phải đầu tư, cải tạo, cơ nới.
Khó khăn thứ ba: Công ty chưa kịp ổn định sản xuất đầu năm 2001 xí nghiệp chăn nuôi An Khánh sát nhập với Công ty chăn nuôi Hưng Yên đã yêu cầu nâng mức gía cho thuê buộc Công ty phải thuê theo giá mới từ ngày 01/ 04/2001 là 56.000.000 đồng/ năm, giữ nguyên lượng cá là 300 kg/ năm
Khó khăn thứ tư: Chính là việc Doanh nghiệp đi gia công là chủ yếu cho người khác nên lâu nay, doanh nghiệp chưa có sự khép kín quy trình sản xuất công nghiệp bao gồm từ sản xuất thượng nguồn (nguyên liệu đầu vào) đến mẫu mã thiết kế, sản xuất thành phẩm quy mô công nghiệp, kênh phân phối và xây dựng thương hiệu. Thương hiệu của Công ty vẫn chưa thực sự có giá trị cạnh tranh lớn so với những nhãn hiệu nổi tiếng khác. Hầu hết các sản phẩm xuất khẩu chỉ bán cho các nhà buôn lớn nhưng chính những nhà buôn này lại không hề chia sẻ một chút rủi ro nào từ các tranh chấp pháp lý như kiện phá giá, áp đặt hạn ngạch. Đã vậy, hình thức xuất khẩu chủ yếu là gia công như hiện nay không thể mang lại giá trị lợi nhuận cao (phần dành chi trả cho nhập khẩu nguyên phụ liệu đã chiếm tới 70% lợi nhuận).
Khó khăn lớn nhất của Đông Đô hiện nay đó là phải cạnh tranh với các Doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bởi hiện nay, Đông Đô chưa có thương hiệu trên thị trường, khi sản phẩm của Đông Đô xuất khẩu sang nước ngoài thì lấy nhãn mác của một công ty khác. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm chưa cao. Mặc dù đã được thành lập hơn 10 năm, sản phẩm 100% xuất khẩu ra nước ngoài nhưng áo len Đông Đô vẫn chưa có tiêu chuẩn quốc tế nào về chất lượng như ISO hay hệ thống quản lý chất lượng TQM. Trong khi đó, Dệt len Mùa Đông, hay len Sài Gòn đều đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 – 2001 từ những năm trước đây, nên những mặt hàng của họ đã được người tiêu dùng trong nước khá ưa chuộng và đặc biệt là những vị khách hàng khó tính nước ngoài chấp nhận như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Đặc biệt hơn nữa, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ cuối năm 2008 được đánh giá là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới. Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết trong quý I/2009, chỉ một số ít doanh nghiệp có thương hiệu và có nhiều khách hàng lớn truyền thống như Công ty
hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lại do không có đơn hàng nên đang có kế hoạch thu hẹp 30-50% quy mô, năng lực sản xuất. Từ đầu tháng 10-2008 đến nay các nhà nhập khẩu nước ngoài đã chủ động cắt giảm đơn hàng với mức giảm 25- 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Không chỉ cắt giảm về mặt số lượng, các hợp đồng ký từ tháng 12-2008 trở đi cũng phải giảm giá 5-10% so với trước. Nó đã làm giảm nhu cầu đối với hàng dệt may. Nó đã làm nhiều doanh nghiệp dệt may phải giảm sản lượng. Với một doanh nghiệp nhỏ như Đông Đô thì sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này cũng khá lớn, thị trường tiêu thụ ở nước ngoài đang dần trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, trong thời gian tới, Đông Đô cần có 1 chiến lược kinh doanh phù hợp.