Bảng 5: thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng những nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương (Trang 45)

NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương.

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Số tiền Tỷ lệ % 1- Dư nợ quá hạn 77.100 100% * NQH CV ngắn hạn 22.821,6 29,6% * NQH CV trung hạn 54.278,4 70,4% 2- Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 0,56%

3- NQH theo nguyên nhân

* NQH do chủ quan của khách hàng 40.532 52,6% * NQH do nguyên nhân khách quan 36568 47,4% 4-NQH theo khả năng thu hồi

* NQH có khả năng thu hồi bình thường 48.057 62,3%

* NQH khó thu hồi 29.043 37,7%

5- NQH theo thời gian

*NQH đến 180 ngày 41.634 50,4%

*NQH từ 181 ngày đến 360 ngày 9.406,2 12,2% *NQH từ 361 ngày trở lên 26.059,8 37,4%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2007)

Dư nợ quá hạn năm 2007 là 77.100 triệu chiếm 0,56%/tổng dư nợ. So với năm 2006 giảm 12.545 triệu (- 0,91%). Có thể nói chưa năm nào khối lượng tín dụng tăng trưởng nhanh như năm 2007 và cũng chưa năm nào lại có tỷ lệ nợ quá hạn thấp như năm 2007. Mặc dù trong năm qua

NHNo Hải Dương đã tích cực thu nợ quá hạn và một phần xử lý rủi ro, song số nợ khó đòi vẫn còn 29.043 triệu chiếm 37,7% tổng NQH. Nguyên nhân cụ thể số nợ khó thu hồi như sau:

- Dư nợ quá hạn EC: 16.089,8 triệu, chiếm 55,4% nợ khó đòi và 20,86% tổng nợ quá hạn. Do phần lớn các khoản vay đều bị rủi ro bất khả kháng, hiện tại khách hàng không còn SXKD và cũng không có khả năng tài chính để trả nợ ngân hàng.

- Số còn lại do hộ vay làm ăn thua lỗ hoặc sử dụng vốn sai mục đích, khả năng trả nợ NH rất khó khăn, tài sản thế chấp không bán được. Một số do mới quá hạn 1 phần nên cũng không thuộc đối tượng xử lý rủi ro.

Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ nói lên chất lượng tín dụng tại một thời điểm nhất định. Sản xuất kinh doanh có nhiều biến động và nợ quá hạn cũng biến động thường xuyên nên mỗi cán bộ tín dụng phải thường xuyên sâu sát nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của từng khách hàng để có biện pháp đối phó kịp thời với nợ quá hạn phát sinh. Hoạt động tín dụng phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro nếu mỗi cán bộ tín dụng làm tốt, tận tâm tạn lực với công việc, có đạo đức nghề nghiệp thì chắc chắn NQH sẽ dần bị đẩy lùi, chất lượng tín dụng sẽ được nâng lên.

Tóm lại, Nợ quá hạn là một chỉ tiêu chính để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Do đó cần tăng cường các biện pháp kiểm tra

kiểm soát nhằm hạn chế việc làm sai, làm ẩu của cán bộ tín dụng- Đây là việc làm dễ dẫn đến phát sinh nợ quá hạn. Mặt khác trước khi cho vay phải lựa chọn chính xác khách hàng để ngăn ngừa nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng những nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w