Hải Dương là tỉnh nông nghiệp, nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng - Quảng Ninh, diện tích tự nhiên là 1.661 km2, dân số khoảng 1,8 triệu người, có 239 xã, 11 Phường, 13 thị trấn. Có hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông phân bố đều, thuận lợi cho phát triển sản xuất và giao lưu kinh tế trong vùng và cả nước. Trong đó 80% diện tích và 82% dân số là nông nghiệp và nông thôn, tổng diện tích gieo trồng 150.078 ha, trong đó đất nông nghiệp 92.800 ha chiếm 61,83%, đất chuyên dùng 21.541 ha chiếm 14,35%, rừng và đất rừng 11.592 ha chiếm 7,72%, đất khu dân cư 12.471 ha chiếm 8,30… Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn: 2.724 doanh nghiệp, trong đó:
+ Doanh nghiệp lớn: 450 doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa: 2.274 doanh nghiệp.
Có 68 HTX tiểu TCN, 24.000 hộ cá thể sản xuất công nghiệp... Hải Dương có ưu thế về trồng lúa nước, cây ăn quả và rau mầu.
Bảng 1: Kết quả các chỉ tiêu kinh tế đạt được năm 2007:
chỉ tiêu đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) % 9,85 10,9 11,5 Tỷ trọng nông, lâm nghiệp % 29.2 26,8 25,5 Tỷ trọng thuỷ sản - công nghiệp % 42.6 43,7 44 Tỷ trọng xây dựng - dịch vụ % 28.2 29,5 30,5 Sản lượng lương thực Tấn 790.532 787.141 762.734 Kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa
Triệu USD 200,2 224,7 325
Kim ngạch nhập khẩu
hàng hóa Triệu USD 242,2 287,7 412
Nhập siêu Triệu USD -42 -60 -87
Trong những năm qua, Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng đã bước vào một quá trình cải cách, chuyển đổi nền kinh tế. Từng bước xoá bỏ mô hình kinh tế chỉ huy, chuyển sang mô hình kinh tế thị trường. Nền kinh tế của tỉnh đang từng bước chuyển đổi theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, đi dần vào thế ổn định và đạt được tốc độ tăng
kinh tế là thuần nông, kinh tế hàng hoá chậm phát triển, trình độ sản xuất còn lạc hậu... Cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, Hải Dương đã dần thay đổi và thích ứng với nền kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường. Công tác tài chính tiền tệ tín dụng được chấn chỉnh và đổi mới. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, khai thác tốt hơn các tiềm năng của địa phương. Kinh tế quốc doanh đã sắp xếp lại một bước, Hợp tác xã nông nghiệp cũ đang tích cực đổi mới, mô hình hợp tác xã đa dạng và tự nguyện đang hình thành, kinh tế gia đình và cá thể phát triển.
Ngân hàng là bức tranh phản ánh toàn bộ nền kinh tế. Vì thế tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng trên địa bàn nói chung, NHNo&PTNT Hải Dương nói riêng.