Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng những nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương (Trang 25)

Nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại là góp phần vào việc giảm thiểu rủi ro và góp phần đảm bảo an toàn tiền vay. Để nâng cao chất lượng tín dụng phải tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt, sản phẩm-dịch vụ của ngành Ngân hàng khác với các ngành kinh doanh khác. Nên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không những chịu sự tác động của các nhân tố từ chính bản thân ngành Ngân hàng mà còn chịu sự tác động của các nhân tố khác như: kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội; môi trường pháp lý của một quốc gia và chịu sự tác động của thiên tai dịch bệnh, trình độ quản lý năng lực điều hành và hiệu quả kinh doanh của khách hàng. Những nhân tố trên làm ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của các ngành kinh tế và đồng thời nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

1.2.5.1. Nhóm nhân tố mang tính khách quan 1.2.5.1.1. Nhân tố kinh tế xã hội.

Môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của Ngân hàng. Một nền kinh tế ổn định và phát triển thì hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp cũng như mọi thành phần kinh tế có hiệu quả và phát triển sẽ tạo ra môi trường thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là mở rộng đầu tư tăng trưởng vốn tín dụng và có khả năng thu hồi vốn. Ngược lại đối với nền kinh tế không ổn định và kém phát triển thì các doanh nghiệp cũng như mọi thành phần kinh tế. Sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ có khi dẫn đến phá sản, các hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp thì việc đầu tư vốn tín dụng của Ngân hàng bị hạn chế, khó thu hồi nợ vay khi đến hạn và có thể bị mất vốn, làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

Tóm lại, hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng đạt hiệu quả cao hay thấp, hoặc rủi ro nhiều hay ít có quan hệ biện chứng với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

1.2.5.1.2. Nhân tố môi trường pháp lý:

Quá trình hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng không thể nằm ngoài sự bảo hộ và điều chỉnh của hệ thống pháp lý. Có thể nói các văn bản pháp lý là công cụ nhằm ngăn ngừa và hạn chế những rủi ro của quá trình hoạt động tín dụng. Việc hoàn chỉnh cơ chế, thể lệ tín dụng của ngành đúng luật Ngân hàng, phù hợp với thực tiễn là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng tín dụng. Hiện

nay nước ta đã có luật Ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng và một hệ thống các văn bản dưới luật của Ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam. Về cơ bản đã tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động Ngân hàng. Cụ thể như các văn bản sau:

- Luật Ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng

- Các quy chế, quy định cho vay, các quy định về bảo đảm tiền vay: + Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1ngày25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

+ Quyết định số 06/QĐ-HĐQT ngày 18/01/2001 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng

+ Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

+ Thông tư 06/2000/TT-NHNNI ngày 4/4/2000 của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn thực hiện nghị định 178.

+ Quyết định 167/HĐQT-03 ngày 7/9/2000 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc"ban hành quy định việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHNo%PTNT Việt Nam"

+ Quyết định 67/TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.

+ Quyết định số: 10/HĐQT-03 ngày 18/01/2001 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc"ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng trong hệ thống NHNo%PTNT Việt Nam"

+ Quyết định số:11/HĐQT-03 ngày 18/01/2001 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc"ban hành quy định phân cấp phán quyết mức cho vay tối đa đối với một khách hàng"

+ Quyết định số: 09/HĐQT-05 ngày 18/01/2001 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc"ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống NHNo%PTNT Việt Nam"

Và còn nhiều văn bản chỉ đạo mang tính pháp lý của Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam cũng như của Chính phủ trong việc thực hiện qui trình nghiệp vụ cho vay, chế độ thể lệ tín dụng.

1.2.5.1.3. Cơ chế quản lý nhà nước:

Cơ chế quản lý nhà nước có tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp: nếu các cơ chế chính sách quản lý chặt chẽ và có tính khả thi thì sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động lành mạnh và cũng tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng tín dụng. Ngược lại, cơ chế

chính sách quản lý lỏng lẻo tất yếu sẽ dẫn đến sự hoạt động của các doanh nghiệp thiếu lành mạnh và ngân hàng sẽ không dám đầu tư vốn

1.2.5.1.4. Nhân tố năng lực, trình độ quản lý, hiệu quả kinh doanh của khách hàng:

Đứng trong môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường, chất lượng hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai ở mức độ nào? phương án sản xuất-kinh doanh có khả thi hay không?... Tất cả các điều đó có ý nghĩa quyết định đến số phận món tiền mà Ngân hàng cho vay. Nếu như khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì Ngân hàng sẽ nhanh chóng thu hồi được phần gốc và lãi khoản vốn mà Ngân hàng đã cho vay, ngược lại doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ không có khả năng trả nợ, số nợ vay Ngân hàng quá hạn tăng lên và sẽ có thể dẫn đến Ngân hàng không có khả năng thu hồi vốn. Vì vậy nếu Ngân hàng đầu tư vốn vào các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân có trình độ quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh tốt, hiệu quả kinh doanh cao, bảo tồn và phát triển được vốn thì chất lượng đầu tư tín dụng Ngân hàng sẽ cao và ngược lại.

Một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh và cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng đó là thiên tai dịch bệnh, thời tiết diễn biến thất thường, lũ lụt, hạn hán, lốc và mưa đá...

1.2.5.2 Nhân tố thuộc về chủ quan của Ngân hàng:

Năng lực trình độ của cán bộ quản lý điều hành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tác nghiệp trong cơ chế thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các khoản vốn mà Ngân hàng đã và đang đầu tư.

Trong điều kiện hiện nay hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có nhiều khó khăn và có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ, tổ chức màng lưới hoạt động và có những chính sách tín dụng phù hợp với tình hình thị trường đòi hỏi là nhân tố tác động trực tiếp đến chất lượng tín dụng.

Chính sách cho vay của ngân hàng hợp lý thì chất lượng tín dụng tốt và ngược lại. Ví dụ: Do cạnh tranh để thu hút khách hàng nên ngân hàng nới lỏng điều kiện cho vay dễ dẫn đến chất lượng tín dụng giảm sút. Hoặc chính sách cho vay quá chú trọng đến mục tiêu lợi nhuận nên cho vay nhiều món mạo hiểm cũng dễ dẫn đến giảm sút chất lượng tín dụng.

Thực tế cho thấy, một Ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhanh nhạy, sáng tạo trong công việc, có tinh thần tập thể, vì lợi ích của Ngân hàng thì có thể phát triển và đứng vững trên thương trường.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng những nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w