2.2.1.1. Những khó khăn:
Do lịch sử để lại khi chia tách ngân hàng năm 1988. Theo quan điểm thì ngân hàng đầu tư và ngân hàng công thương tiếp nhận toàn bộ khách hàng là các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã và các khu công nghiệp. Do đó hiện nay hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh có quan hệ tiền gửi, tiền vay với ngân hàng công thương và ngân hàng đầu tư, khách hàng là doanh nghiệp quốc doanh quan hệ với NHNo chỉ có những đơn vị hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Mà đa số các doanh nghiệp đó đang gặp khó khăn, ngân hàng không thể đầu tư được. Khách hàng chủ yếu của NHNo Hải Dương là các hộ nông dân. Dư nợ hộ sản xuất: 871.201 triệu với 135.000 hộ vay. Đây là khó khăn rất lớn trong hoạt độnh kinh doanh của ngân hàng vì thị trường trải rộng trên phạm vi toàn tỉnh, số chi nhánh nhiều: 25 chi nhánh (11 chi nhánh cấp huyện, 14 chi nhánh loại 4), biên chế đông: 512 người (nếu tính cả số hợp đồng công nhật là gần 560 người). Giá trị bình quân một món vay nhỏ: 4.32 triệu; số món thì nhiều : gần 360.000 món. Tất cả những điều đó làm cho chi phí đầu vào bình quân cao hơn các ngân hàng thường mại quốc doanh khác trên địa bàn.
Do hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên rủi ro tín dụng rất lớn, những năm qua thời tiết biến đổi thất thường, chăn nuôi bị dịch, hàng loạt gia súc gia cầm bị chết; lúa và hoa mầu bị sâu bệnh phá
hoại, thiên tai như: lốc, úng, hạn hán...cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng, có nơi bị mất trắng. Mặt khác do bị tư thương trong nước cũng như ngoài nước ép giá nên sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ không ổn định, có lúc không bán được hoặc có bán thì giá thấp hơn cả giá thành sản xuất nên làm càng lớn thì thua lỗ càng nhiều (ví dụ như mặt hàng vải khô). Những điều đó có ảnh hưởng không nhỏ tới việc mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHNo Hải Dương
2.2.1.2. Những thuận lợi:
Luật ngân hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng cùng một hệ thống các văn bản dưới luật ra đời đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng được thuận lợi và rõ ràng, hạn chế những sai phạm không đáng có.
Nước ta là một nước nông nghiệp, trên 80% dân số là nông nghiệp nên Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến nông nghiệp và nông thôn. Phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát trển kinh tế của đất nước. Xuất phát từ nhiệm vụ chiến lược đó mà vị trí vai trò của ngân hàng nông nghiệp ngày càng được coi trọng. Hầu hết các dự án phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn mà các tổ chức tài chính quốc tế viện trợ cho Việt Nam đều thông qua ngân hàng nông nghiệp để cho các hộ nông dân vay. Dư nợ cho vay uỷ thác đầu tư của NHNo Hải Dương đến cuối năm 2007 đạt 207 tỷ chiếm 24,7%
tổng dư nợ, tăng 32 tỷ so với năm 2006 và tăng 61 tỷ so với năm 2005. Đây là nguồn vốn vừa ổn định vừa có chi phí đầu vào thấp, là nguồn vốn quan trọng để tăng trưởng dư nợ và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.