Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ anh thơ và hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ anh thơ . (Trang 68)

6. Bố cục luận văn

3.2.Ngôn ngữ

3.2.1 Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần gũi với đời sống

Ngôn ngữ là phương tiện, chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Theo Anh Thơ: "Thơ phải ngắn gọn, không nên rườm rà,

phải nói ít viết ít mà người đọc lại hiểu nhiều. Thơ hay phải là những gì tinh túy, vĩnh cửu nhất từ trong tâm hồn con người. Người làm thơ cũng đừng cầu kỳ câu chữ quá mà khiến cho người đọc khi đọc rồi cứ phải suy luận…”.[51, 157]., Anh

Thơ không cầu kì, gọt giũa câu chữ, mà giản dị lạ thường. Bởi vì, Anh Thơ tự học ở nhiều nơi chốn theo cách thức đa dạng, hòa đồng cùng lễ hội dân gian với nghệ thuật diễn xướng sân khấu dân gian, học thuộc cả Văn đàn bảo giám, học

lỏm cả những lúc bố và các ông bạn cử, tú phê bình những bài thơ không đúng niêm luật, học truyện thơ lừng danh như Truyện Kiều, lẫn khuyết danh như Nhị

độ mai, học tục ngữ, ca dao, dân ca qua Tái sinh duyên..., Anh Thơ ảnh hưởng

sâu đậm tính giản dị, dân dã từ ca dao dân ca. Âm hưởng dân gian, chất liệu đời thường in đậm trong thơ Anh Thơ.

Trong hồi kí Từ bến sông Thương, Anh Thơ tâm sự: tôi thích những cảnh quê mùa thôn dã, thích ngắm nhìn những đàn gà, đàn chim câu…, tung tăng nô đùa, quấn quýt quanh chân và được thỏa thê đắm mình trong không khí ngát hương cau hương bưởi ấy. Vì vậy, ngôn ngữ thơ Anh Thơ giản dị, mộc mạc, hồn nhiên.

Đặc điểm lớp ngôn từ dân gian bình dị hiển hiện lên ở bề mặt ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm thơ ca của nữ sĩ mang âm hưởng của ca dao, dân ca. Đó là lớp từ bình dân, những lời nói, ngôn ngữ của những người trồng dâu nuôi

tằm, chân quê mộc mạc, hồn hậu của cô thôn nữ gánh nước đêm trăng, của em

bé nô đùa lấm lem trong bếp khói, của những cô gái quê với bàn tay nhẹ nhàng hồn hậu dệt nên những tấm lưới để đánh bắt cá tôm, của các cụ già say sưa nơi quán rượu trong những ngày phiên chợ làng quê.

Chất liệu ngôn từ dân gian, mộc mạc, bình dị hiển hiện qua thế giới hình ảnh phong phú đa dạng nhưng đậm chất đồng quê, làng quê Việt Nam. Một Bức

tranh quê sinh động có hồn và tràn đầy sức sống với khung cảnh bốn mùa Xuân

– Hạ - Thu – Đông, với dáng vẻ đường nét riêng rất nhẹ nhàng êm ái dịu vợi. Chất liệu nghệ thuật hiển hiện qua hình ảnh đa dạng phong phú về con người và cảnh vật bốn mùa. Những bức tranh cuộc sống khác nhau gắn liền với nghề nghiệp, mùa vụ, vùng miền. Mùa đông nổi bật với những hình ảnh đêm trăng đông, khí trới lạnh lẽo: “ Đêm lành lạnh sương mù bay nhè nhẹ/ Trời trong ao

yên lặng ngập mây đầy/ Khắp vườn cải trăng vàng hoa lấp loáng/ Muôn cánh rờn nhè nhẹ sóng hương bay”( Đêm trăng đông ). Không gian đêm đông bàng

bạc ánh trăng vàng trải khắp nơi, phảng phất trong hơi sương lành lạnh trên ao chuôm, đồng ruộng, cải hoa vàng.

Trong Bức tranh quê, những hình ảnh của đồng quê, thôn dã hiện lên thật đẹp, nhẹ nhàng, êm ái. Không gian thôn dã, xóm làng, ruộng đồng – không gian của cuộc sống đời thường, Anh Thơ lấy lời ăn tiếng nói của người bình dân để mô tả cuộc sống của họ.

Anh Thơ đã phản ánh bức tranh cuộc sống từ chính chất liệu dân gian mộc mạc, cuốn hút người đọc, mang âm hưởng du dương của hồn quê, tình quê, chất giản dị mộc mạc, chân chất, hồn hậu. Cái độc đáo trong thơ nữ sĩ chính là sự phong phú về chất liệu hiện thực mang tính mùa vụ, nghề nghiệp, vùng miền khác nhau chứ không bị lặp lại nhàm chán, cũng không sao chép. Anh Thơ là nhà thơ của hồn quê, đồng quê.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ anh thơ và hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ anh thơ . (Trang 68)