0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Cái tôi trữ tình công dân gắn với cuộc sống kháng chiến

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ ANH THƠ VÀ HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ ANH THƠ . (Trang 25 -25 )

6. Bố cục luận văn

1.3.3 Cái tôi trữ tình công dân gắn với cuộc sống kháng chiến

Thời đại chiến tranh cách mạng là thời đại gắn liền với gian khổ, hi sinh mất mát và những chiến thắng oai hùng của dân tộc trong lịch sử. Lòng yêu nước và lòng căm thù giặc của dân tộc đã hóa thành sức mạnh không cùng, thành những lời thề sắt đá “ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của các chàng trai cô gái, của mọi người dân đất việt “ Khi tổ quốc cần ta xin chết / Cho mỗi nhà ngọn núi

con sông” ( Chế Lan Viên ). Đó là thời đại “cả dân tộc cùng chung gương mặt,

cùng chung tiếng nói”, các thế hệ cùng nhau ra trận, cùng hát vang những khúc quân hành:

Hôm qua đi tát nước Nghe loa gọi giữa làng Xóm trên thôn dưới sẵn sàng

Mai đây lệnh tuyển trai làng đầu quân ………

Tiễn chồng ra trận cuối bờ đồi cao Mai về tươi thắm cờ sao

Em cười, ngăn nỗi dạt dào nhớ thương

( Đầu quân, Thái Nguyên – 1948)

Các chàng trai cô gái nô nức lên đường tham gia đánh giặc cứu nước với một tâm trạng hồ hởi vui tươi và niềm tin tưởng lạc quan hẹn ngày chiến thắng trở về. Anh Thơ cũng nhập vai vào cô gái mở đường, phản ánh tâm tư tình cảm của họ, niềm vui được hi sinh cho đất nước mình:

…Những o đứng mở đường

Áo phong phanh mưa rét Có lẽ o không kịp rét

Xe vội vàng sau trước ấm hơi sang

Hình ảnh cô gái mở đường thật đẹp, bất khuất, kiên cường. Họ bất chấp mưa bom bão đạn, vẫn đảm bảo cho đoàn xe kịp giờ ra trận trong tháng năm chiến tranh ác liệt. Hình ảnh người lính trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho các nhà văn, nhà thơ. Cùng với Anh Thơ, rất nhiều nhà thơ trẻ phản ánh về hình ảnh nữ thanh niên xung phong, các chiến sĩ cách mạng: “Cuộc chia li màu đỏ” - Nguyễn Mĩ, “Khoảng trời hố bom” - Lâm Thị Mĩ Dạ, “Bầu trời vuông” (Nguyễn Duy)…tất cả họ đều hiện lên với những vẻ đẹp lãng mạn, chân chất, mộc mạc và tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng.

Cái tôi trữ tình tác giả nhập vai vào hình ảnh cô giáo kháng chiến để nói lên tấm chân tình yêu nghề mến trẻ của họ. Người giáo viên vừa dạy cho học trò vừa tăng gia sản xuất, vừa tham gia kháng chiến:

…Tình thương gửi lớp học trò

Tối đi dạy học, ngày lo cuốc vườn Ngoài kia sung rộn sa trường

Tôi theo chiến dịch lên đường dân công…

( Cô giáo kháng chiến )

Cô giáo trẻ đẹp từ giã làng xóm, quê hương, gác những kỉ niệm vui buồn đầy mộng đẹp của một thời để đi vào cuộc chiến đấu đầy gian khổ hi sinh hiện lên thật đẹp. Tiếng chim tu hú trở thành nỗi niềm nhớ mong khắc khoải lưu dấu những kỉ niệm đẹp của đời người vừa là lời nhắn gửi thầm lặng đến cha yêu, đến bao nhiêu em gái. Câu thơ ẩn chứa cả lời xót chua, sự hi sinh thầm lặng xen lẫn cảm xúc căm thù giặc:

Nhắn với chim tu hú - Cha già vui đợi mong Mười năm trong khói lửa Má con dù nhạt hồng Nhưng bao nhiêu em gái

Đẹp lên mùa vải chín ven sông !

Tiếng chim tu hú - dấu hiệu thời gian xuân qua hè đến nhưng nó có sức ám

ảnh lạ kì, khơi gợi về bao nhiêu nỗi niềm nhung nhớ về một làng quê rực nắng. Ở đây, cảnh vật và lòng người hòa quện giao duyên, giao cảm trong bức tranh yên bình tươi sáng, khỏe khoắn. Không gian mở rộng dần ra theo bước chân của cô gái đi vào cuộc kháng chiến trường kì với mỗi vùng quê yêu dấu mà chị đã từng sống, gắn bó yêu thương trong những tháng năm chiến tranh khói lửa.

Bên cạnh đó, Anh Thơ nhập vai vào người phụ nữ thôn quê tay cuốc, tay cấy, tay cày, nỗ lực, hăng say, tấp nập, không mệt mỏi nhưng vẫn không quên khoác trên vai khẩu súng trường báng gấp sẵn sàng chiến đấu đánh đuổi kẻ thù bảo vệ sản xuất:

Tạm qua rồi, chiều mù khói lửa Súng đầu bờ, ta gặt lúa theo trăng ……….. Những bông lúa chín chiều chờ đợi Bàn tay ta lượm hái về làng !

(Theo trăng)

Các hợp tác xã thi đua sản xuất, họ bất chấp mưa bom, bão đạn, hăng hái tham gia sản xuất vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ mùa màng, bảo vệ làng xóm, quê hương…điều ấy minh chứng cho sức sống kì dịu, sự vươn mình của một dân tộc nhỏ bé nhưng kiên cường bất khuất trước thế lực bạo tàn. Cùng với hình ảnh ấy, các cô gái làng chài với đôi bàn tay dịu dàng, thanh thoát hiện lên thật đẹp:

...Lưới em đan có ánh trăng đêm mát Có cả hơi thuốc súng cay nồng

Lưới em đan chờ bắt những phi công Giữa vời biển cả, quay vòng thiên la

( Chúng em đan lưới, trích Hoa dứa trắng)

Tấm lưới vừa để đánh bắt tôm cá vừa là thiên la địa võng để vây bắt phi công địch xâm phạm vùng trời, vùng biển của chúng ta, vừa là biểu tượng của

tình yêu bao la đối với quê hương đất nước của tinh thần đoàn kết toàn dân. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên rất đẹp, giống như sợi chỉ xanh mỏng manh xuyên qua thời gian tháng năm mà không bom đạn của kẻ thù nào có thể tàn phá, hủy diệt nổi.

Anh Thơ nhập vai vào nhân vật người phụ nữ Vũ Lăng để phản ảnh bức tranh cuộc sống của một vùng quê nghèo, giàu truyền thống cách mạng. Những người con trong gia đình ấy khi trưởng thành lại tiếp bước cha anh lên đường đi chiến đấu để bảo vệ đất nước quê hương:

…Vũ Lăng ai cũng như ai

Chồng đi tù chết con trai xa nhà Làng tôi còn những đàn bà

Với nương cây bắp, với mùa tằm tơ…

( Kể chuyện Vũ Lăng )

Những người đàn ông lực lưỡng, thanh niên trai tráng đều tham gia chiến trận, trong làng còn lại phụ nữ người già và em nhỏ, nên phải làm đổi công cho nhau để kịp mùa vụ. Hình tượng nghệ thuật thơ vận động từ bóng tối đến ánh sáng, từ cuộc đời nô lệ cơ cực, vất vả, xiềng xích nô lệ đến hình ảnh cờ đỏ cả vùng rừng cây. Họ ước mơ có cuộc đời tự do, cuộc sống thanh bình, bộc lộ niềm

tự hào hân hoan đón mừng ngày Cách mạng thành công. Với sự mộc mạc, chân chất và sự sáng tạo độc đáo, nữ sĩ đã phản ánh cuộc sống của con người Vũ Lăng một cách hết sức chân thành, đầy ấn tượng vừa có nét chung của cả một thời kì nhiều nông thôn Việt Nam sống trong hoàn cảnh ấy vừa có nét riêng của con người quê hương Vũ Lăng nghèo khổ, làm nương, làm rẫy… Hình tượng người phụ nữ Vũ Lăng là hình tượng tiêu biểu cho hình tượng bà mẹ cách mạng, hình ảnh người phụ nữ trong kháng chiến.

Cả dân tộc đang trong cuộc trường chinh đầy máu lửa, gian nan, sôi sục khí thế Cách mạng từ hậu phương đến tuyền tuyến, từ miền xuôi đến miền ngược, từ Bắc đến Nam:

...

Những con đường đang vươn thẳng không ngừng Chiếc ba lô vẫn màu xanh lá biếc

Chị lại ra đi

Để cùng em chiến đấu

( Ngày về )

Những nữ du kích trả thù cho làng xóm quê hương cũng hiện lên với những nét đẹp tự hào, đầy quả cảm hiện lên ngay trên chiến địa khốc liệt, chỉ huy trận pháo lớn bắn cháy tàu giặc. Cô đem chiến công lẫy lừng tặng mẹ, tặng xóm làng thân yêu nơi cô sinh sống, chiến đấu, bảo vệ:

Khi tiếng gió gầm dựng sóng lộn mây cao Khói trắng mênh mông bọc kín thân tàu giặc Làng xóm hò reo, mẹ già rơi nước mắt.

- Con gái ơi ! Con đã trả thù làng Lều chỉ huy có Đảng yêu thương

...

Ôi ! mùa xuân màu xanh, về dưới tay cô gái trẻ

( Mùa xuân màu xanh )

Khát vọng đón chào mùa xuân mới - mùa xuân của cuộc đời ấm no, hạnh phúc, tràn đầy sức sống, con người được làm chủ cuộc đời mình, làm chủ đất nước, quê hương. Đảng sưởi ấm tâm hồn, đem yêu thương soi đường, tiếp thêm sức mạnh cho cô gái vượt lên gian nguy thử thách dành chiến thắng. Cuộc chiến tran diễn ra ác liệt: tiếng pháo gầm lớn, cát cháy, cây đen, làng xóm vào hầm trú ẩn…cô vẫn anh dũng, quả cảm đương đầu chiến đấu với kẻ thù và giành chiến công vang dội.

Anh Thơ cất tiếng ngợi ca những đóng góp lớn lao của người phụ nữ trong xã hội mới. Những con người vừa lao động sản xuất vừa cầm súng chiến đấu để bảo vệ mùa màng, bảo vệ sản xuất, xóm làng… là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến thắng lợi. Sôi sục tinh thần thi đua yêu nước, họ tham gia phong trào

phụ nữ ba đảm đang, thanh niên ba sẵn sàng… Bên cạnh đó, Anh Thơ phản ánh

niềm vui của con người trong cuộc sống mới:

Chồng bên vợ, quên cuộc đời cực nhọc …Ánh biển lung linh đôi lứa duyên lành

( Ngọc trai lại về )

Những con người của cuộc đời cũ lam lũ, vất vả, bị ách gông xiềng áp bức đè nặng, khi chuyển sang cuộc đời mới ngập tràn ánh sáng văn minh, họ đều có niềm vui được đến lớp đến trường để học. Ngay từ những ngày đầu, chính quyền cách mạng còn non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: giặc đói, giặc dốt là đồng minh của giặc ngoại xâm. Các lớp bình dân học vụ mọc lên khắp nơi trên tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách:

Chị đã run tay cầm ngọn bút Bàn tay đánh giặc chẳng hề run Thơm thơm vở mới non môi trẻ Rào rạt cây reo cửa nắng tròn…

( Đi học)

Nữ sĩ Anh Thơ thấu hiểu, cảm thông sâu sắc và cùng sẻ chia niềm vui với những chị phụ nữ lần đầu tiên được cắp sách đến trường. Họ được sống, được làm chủ quê hương, đất nước, làm chủ cuộc đời mình.

Cái tôi trữ tình ấy nhập vai vào hình ảnh người bạn Liên Xô vĩ đại, cùng vai sát cánh với chúng ta trong hai cuộc kháng chiến trường kì:

Hoa đem hương sắc ấm tình thân Bàn tay nắm chặt, môi cười nở ……… Bừng ấm lòng ai giữa nắm tay

(Bó hoa hữu nghị, tháng 12 – 1956 )

Bài thơ ca ngợi tình cảm keo sơn thắm thiết của hai dân tộc anh em. Như vậy, cái tôi trữ tình gắn với gắn với cuộc sống và kháng chiến hiện lên qua nhiều cấp độ tình cảm, sắc thái khác nhau. Mỗi câu chuyện là một bức tranh đời sống

riêng, sinh động về người lính. Hình tượng những con người lao động trong kháng chiến là hình tượng mang tính lịch sử, mang hơi thở của cả một thời đại máu lửa oai hùng. Có thể xuất thân nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội, nhưng họ đều có chung cảnh đói nghèo, lam lũ, bị đối xử bất công trong cuộc đời cũ, đều là những con người nhiệt tình, vô tư, hồn hậu, chất phát, đầy quả cảm. Họ đã viết lên những trang sử oai hùng dân tộc.

Như vậy, cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ gắn liền với cảm xúc chan hòa với thiên nhiên, cảnh vật và cuộc sống con người. Cái tôi ấy biểu hiện qua các cung bậc cảm xúc với thiên nhiên, tạo vật. Cái tôi trữ tình hóa thân vào hình tượng những con người bình dị trong cuộc sống sinh hoạt đời thường , hình tượng con người trong kháng chiến hiện lên sinh động chân thật và đầy nóng bỏng. Họ hiện lên với nét trung hậu, hồn nhiên, mộc mạc. Trong kháng chiến trường kì, họ là người công dân gắn trách nhiệm với cộng đồng, chiến đấu và sản xuất để bảo vệ và xây dựng quê hương mình ngày càng đẹp giàu. Trong kháng chiến, cho dù họ ở vùng miền khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, họ vẫn hiển hiện được nét chân chất, mộc mạc nhưng tràn đầy nhiệt huyết và trách nhiệm đối với cộng đồng, tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng.

Chương 2: HÌNH TƯỢNG KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ ANH THƠ

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ ANH THƠ VÀ HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ ANH THƠ . (Trang 25 -25 )

×