Thời gian hoài niệm và hướng về tương lai

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ anh thơ và hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ anh thơ . (Trang 49)

6. Bố cục luận văn

2.2.2Thời gian hoài niệm và hướng về tương lai

Trong Thơ mới, kiểu thời gian hoài niệm hoài tưởng khá nhiều. Riêng thơ Anh Thơ, thời gian hoài niệm hồi tưởng được biểu hiện xen lẫn với thời gian hiện tại, được lồng ghép trong câu truyện kể, trong chính cuộc đời của nhân vật trữ tình trong tác phẩm thơ.

Người đàn bà trong Kể chuyện Vũ Lăng hoài tưởng về một thời quá khứ khi chồng cô còn khỏe, đi phát nương tranh, rẫy để tỉa bắp, tỉa lúa… trong cảnh đói nghèo triền miên. Trong đợt càn quét của địch, chồng cô bị bắt, bị giết hại. Cô trở thành góa phụ, nuôi con cái trưởng thành đi tham gia vệ quốc, làm việc làng việc nước: “ Chồng xưa vạm vỡ con người/ Ăn cơm bắp phát cây đồi quanh

năm/ Vẫn nghèo vì ở Vũ Lăng/ Đồn rằng Tây đánh lan tràn/ Con xin vào Vệ Quốc đoàn lại…đi…”(Kể chuyện Vũ Lăng). Bài thơ được kết cấu theo lối kể

chuyện, từ chồng xưa và cụm từ thế rồi từ bấy đến nay , đó là mạch hồi tưởng của nhân vật trữ tình, một con người có cuộc đời từng chứng kiến bao nhiêu đổi thay trên chính mảnh đất quê mình. Người chồng cũng như bao người đàn ông khác bị địch bắt, tra tấn giết hại; hay bắt đi lính cho địch. Trong làng quê chỉ còn toàn phụ nữ lo mọi việc gia đình, cấy cày nương rẫy, nuôi con, con lớn lên vào vệ quốc quân, vào du kích...đánh giặc. Sự hồi sinh của quê hương Vũ Lăng chính là nhờ ánh sáng soi đường của bộ đội Việt Minh của Cách mạng đem lại cuộc sống thanh bình, no đủ cho dân làng này.

Trong tác phẩm Nỗi nhớ chúng con mang xanh theo thời gian, nhân vật trữ tình hồi tưởng lại những kỉ niệm về những con đường hàng cây, những kênh mương, làng quê, những công trường …, từng in dấu hình bóng và công lao to lớn của Bác. Người đã đi xa để lại trong lòng con, trong lòng mỗi người dân đất Việt nỗi nhớ thương, xót thương vô hạn: “ Mang nỗi đau vắng Bác, một năm

ròng/ Con đã đi cùng khắp núi sông/ Từ những con đường đầu tiên đón Bác…, Để đến bây giờ điện sáng đầu non”( Nỗi nhớ chúng con mang xanh theo thời

gian).

Những từ hoặc cụm từ : vắng, đã, chưa nhạt, để đến bây giờ, nhớ… đủ để khắc sâu thêm nỗi nhớ, kỉ niệm ngày nào cứ ùa về ngập tràn tâm tưởng của nhà thơ. Hình ảnh mỗi con đường, dòng sông, bản làng Tây Bắc, thậm chí ngay cả những chi tiết nhỏ dấu chân Bác được cỏ phủ kín năm nào, rồi hình ảnh lưng cõng mẹ già vai súng vai con, hình ảnh siêu thuốc, tấm phản Bác nằm…năm nào đã thành kỉ niệm, thành nỗi nhớ thương, là hành trang đem theo suốt cuộc đời nữ sĩ. Sự đổi thay cả quê hương, bản làng, trên những vùng đất khô cằn đầy hố bom, thép gai cháy đỏ ấy…, giờ đây thành những nông trường, những vùng quê xanh xanh bất tận, đầy sức sống.

Hình ảnh Bác hiện lên trong thơ thật đẹp. Nhà thơ hồi tưởng lại kỉ niệm lần Bác trở về quê hương xứ sở. Đó là lần mà Chế Lan Viên viết lên những vẫn

thơ đầy nước mắt, đầy xúc động: “Kìa bóng Bác đang ôm hôn lên hòn đất”. Đó là kỉ niệm của núi rừng biên giới và cả con người đều ngập tràn niềm vui đón Bác trở về: “Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt/ Trắng rừng biên giới nở hoa mơ/

Bác về im lặng con chim hót/ Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ” (Tố Hữu). Địa

danh Móng Cái giáp ranh biên giới Việt – Trung, trước kia là núi rừng, bản làng hoang vắng, đói nghèo, nay đã thành quê hương xanh đầy sức sống.

Bên cạnh đó, trong tâm thế của người đi dạo cảnh, qua vùng đèo Ngang – ranh giới của tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình, nữ sĩ Anh Thơ hoài niệm hồi tưởng về cố nhân - bà Huyện Thanh Quan. Bài Chiếc cáng thơ thể hiện rất rõ tấm lòng tôn kính và sự tri âm của nữ sĩ với người nữ sĩ tài hoa, uyên bác xưa kia: “ Ta nhớ nàng thơ xưa mến yêu/ Chiều xuân đủng đỉnh dáng yêu kiều/ Trao hồn man mác tình non nước/ Những vận thơ vàng phơi phới gieo” ( Chiếc cáng thơ ). Trong

bài thơ này rất nhiều từ, cụm từ là tín hiệu thời gian của sự hoài niệm, hồi tưởng của con người về nỗi nhớ, về kỉ niệm nhớ nàng thơ xưa, nào buổi đèo Ngang,

trông hoài cổ…vịnh cảnh đèo Ngang điệp điệp trùng trùng, cảnh núi non hùng

vĩ, sơn thủy hữu tình. Câu thơ cuối khổ thơ đầu lấy ý lời thơ của bà Huyện Thanh Quan với một mảnh tình riêng ta với ta, thành ý sáng tạo của nữ sĩ Anh Thơ mang tấm lòng đồng cảm với thi nhân xưa, kính yêu trân trọng mà từ nàng

thơ xưa mến yêu đã nói lên điều ấy. Anh Thơ vừa thổ lộ tâm tình với bà Huyện

Thanh Quan vừa tri âm đồng cảm, đồng điệu, vừa ngợi ca nàng thơ xưa mến yêu, vừa là sự hoài niệm về Thăng Long – thành cổ ngàn năm văn hiến đẹp giàu. Anh Thơ còn hồi tưởng lại những kỉ niệm một thời của người mẹ Việt Nam. Hình ảnh mái tóc đẹp, dài đen óng mượt của mẹ ngày ấy đã từng trải qua và chứng kiến biết bao nhiêu đổi thay của cuộc sống: “ Nhớ sao những buổi chiều sương/ Phơ

phơ mái tóc trên đường trồng cây/ Qua vườn trẻ tiếng hát hay/ Mẹ vui tóc sáng giữa bày cháu thơm/ …, Giờ đây nắng chói tàu cau/ Tóc vương bay trắng cả bầu không gian/ (Mái tóc mẹ bay). Từ hình ảnh mái tóc thực, sau trận bom càn quét

dã man của địch, nhà bị tốc mái và chỉ còn hình ảnh mái tóc mẹ bay lơ lửng, máu xương hòa lẫn với đất lành của quê hương, nữ sĩ Anh Thơ hồi tưởng cuộc đời

của mẹ. Một cuộc đời lam lũ vất vả gắn với ruộng đồng, làng xóm thân thương. Tác giả hồi tưởng lại ngày mẹ ở bên con cháu sum vầy, mái tóc bay, đen thơm mát. Ngày, mẹ tiễn con mình đi chiến trận…nhưng giờ đây, mái tóc mẹ đã bạc màu, mẹ bị bom thù xé nát, tóc vương bay trắng cả bầu không gian, thành nỗi chua xót căm hờn giặc, thành lòng yêu nước thiêng liêng bất tử. Hình ảnh mẹ hòa chung vào hình ảnh non nước và hóa thân thành bất tử.

Trong thơ Anh Thơ, thời gian hoài niệm đóng vai trò quan trọng tái hiện những kỉ niệm của một thời quá vãng. Từ đó, tác giả lồng kết, phối hợp để xây dựng nên hình tượng nghệ thuật. Bên cạnh thời gian hoài niệm, trong thơ Anh Thơ có kiểu thời gian tương lai gắn với những ước mơ khát vọng về một ngày mai tươi đẹp, về ánh sáng tương lai hạnh phúc.

Cuộc sống đổi mới bừng sáng lên thành ước mơ khát vọng của mọi người về cuộc sống tươi đẹp của dân tộc mình. Cũng nhịp điệu vui tươi nhẹ nhàng ấy, hình ảnh, tiếng cười những con người trong bữa liên hoan khu giải phóng cũng đầy rạng rỡ, tươi vui: “ …Khách nghe nâng chén cùng vui chúc/ Nhìn lại đầu ai

bạc nửa rồi/ Đất nước một vùng bom, sắt thép/ Tiếng cười Tỉnh ủy sáng tương lai/ ( Bữa liên hoan Tỉnh ủy khu giải phóng ). Tiếng cười khắc sâu vào tâm khảm

của nữ sĩ một tương lai tươi sáng – một ngày mai tràn đầy hi vọng, sức sống đang hiện hình.

Hòa mình trong cuộc sống, kháng chiến, Anh Thơ nhập vai vào hình ảnh các nữ thanh niên xung phong để nói lên tâm tình của người trong cuộc:

Nhân dân khóc cô, người công an trẻ tuổi Mới vào đời tươi sáng ánh ban mai

Hai mốt mùa xuân, vào trận đầu mới mẻ Cô đã vào sâu tận đáy tim người

( Trận đấu mới mẻ ) Họ là đóa hoa đầy xuân sắc, xuân tình tươi thắm thầm lặng hi sinh tuổi thanh xuân cho độc lập tự do của dân tộc. Sự hi sinh thầm lặng ấy vun đắp thêm cho đất nước này ngày mai tươi sáng hơn. Hình ảnh ánh ban mai tươi sáng mang

ý nghĩa ẩn dụ về một tương lai của dân tộc: “… Nhắn với chim tu hú/ - “ Cha già

vui đợi mo/ Mười năm trong khói lửa/ Má con dù nhạt hồng/ Nhưng bao nhiêu em gái/ Đẹp lên mùa vải chín trên sông”( Tiếng chim tu hú) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng chim tu hú có sức ám ảnh lạ kì cả người đi chiến trường và người ở lại hậu phương. Anh Thơ dùng kết cấu đan cài câu truyện trong câu truyện, câu truyện của người con gái ra chiến trường xen trong câu chuyện về chàng trai chạm ngõ, vải bắt đầu chín lự, nước sông Thương trôi nhanh…, Anh Thơ nhập vai vào nhân vật trữ tình ở nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau để phản ánh cuộc sống chiến đấu gian lao của họ. Nhưng dù ở đâu, dù khó khăn thế nào, nhân vật trữ tình trong thơ nữ sĩ vẫn hiện lên niềm tin tưởng lạc quan, yêu đời có niềm tin mãnh liệt và ước vọng về ngày mai sáng tươi: “Ga vắng mênh mông chẳng bóng người/ Chân trời vương chút khói xa xôi/ Từng con đường sắt dài trong nắng/ Mơ một toa tàu chở gió khơi/ ( Hương Xuân )

Lời thơ như một tiếng thở dài của nhân vật trữ tình trong cảnh. Nhân vật trữ tình sống trong một không gian trống vắng, cô quạnh. Họ ước mơ có sự thay đổi cuộc đời khỏi cuộc sống oi bức, chật hẹp đến một cuộc đời tươi đẹp, thoáng đãng, mát lành hơn.

Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ vừa có điểm tương đồng độc đáo vừa có điểm khác biệt. Kiểu thời gian tuyến tính gắn liền với mùa vụ với hành trình của sự việc là một đặc điểm nổi bật trong thơ nữ sĩ Anh Thơ. Cùng với kiểu thời gian tuyến tính, thơ Anh Thơ có sự kết hợp chặt chẽ với thời gian hoài niệm và hướng về tương lai ánh sáng, cái đẹp. Đồng thời sự gắn kết nhuần nhuyễn giữa thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật cũng là điểm độc đáo trong thi pháp thời gian và thi pháp không gian thơ Anh Thơ. Cũng giống như thời gian nghệ thuật đa chiều, không gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ cũng rất đa dạng về chiều kích, màu sắc, đường nét…, Không gian làng quê gắn với không gian sinh hoạt cộng đồng và không gian kháng chiến gắn với hình ảnh rừng núi chiến khu, con đường, vùng biển, vùng trời…Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ đồng hành tạo nên bức

tranh cuộc sống đầy nóng bỏng, đầy chất liệu hiện thực. Một bức tranh làng Việt cổ xưa và một bức tranh về đời sống kháng chiến đầy nóng bỏng, thấm đẫm hiện thực, đóng góp cho thơ ca một diện mạo riêng, mới mẻ.

Chương 3: PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ ANH THƠ

3.1. Thể thơ

Thơ Anh Thơ có sự phong phú về thể thơ: thơ tự do, thơ bốn chữ, năm chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ, thơ lục bát. Ở thể thơ nào, nữ sĩ Anh Thơ cũng có thành công nhất định. Qua khảo sát thơ Anh Thơ chúng ta có kết quả tỉ lệ các thể thơ như sau:

Thể thơ Số bài Tỉ lệ Ghi chú

Thơ 4 chữ 1 1,12 % Thơ 5 chữ 3 3,37 % Thơ 7 chữ 9 10,11 % Thơ 8 chữ 45 50,56 % Thơ lục bát 5 5,61 % Thơ tự do 26 29,21 % Tổng: 89 100 % 3.1.1 Thể thơ tám chữ

Thơ tám chữ là một thể thơ sáng tạo của Thơ mới. Một câu có tám tiếng. Thơ tám chữ thường làm theo lối liên vận hoặc cách vận. Theo lối liên vận câu đầu thường không bắt vần, câu thứ hai trở đi mới bắt vần. Hai câu thơ bằng rồi đến hai câu thơ trắc và ngược lại. Thơ tám chữ theo lối cách vận thì câu lẻ vần với câu lẻ, câu chẵn vần với câu chẵn. Gieo vần trong thơ tám tiếng có nhiều cách gieo vần ôm và gieo vần chéo.

Thể thơ này chiếm tỉ lệ khá lớn 50,56 % số lượng bài thơ Anh Thơ. Bốn mươi lăm bài thơ theo thể thơ tám chữ đều theo một kiểu gieo vần. Từ cuối câu 1 vần với từ cuối câu 3, từ cuối câu 2 vần với từ cuối câu 4; và một bài thơ có nhiều khổ thơ. Mỗi khổ thơ đều gieo vần theo kiểu cách vận.

Bức tranh quê là tập theo thể thơ tám chữ, theo lối cách vận: T – B – T –

một mô típ, một giọng điệu đều đều chung chung như vậy, rất dễ gây sự nhàm chán cho độc giả. Khảo sát vần B, T qua bốn mươi lăm bài thơ, tỉ lệ từ có vần B = 2278/3182 = 71,59 %. Cho nên thơ nữ sĩ mang âm hưởng vui tươi hồn nhiên, tự nhiên là chủ yếu. Cũng có nhiều bài thơ từ cuối câu 2 vần với từ cuối câu 4, từ cuối câu 1 với từ cuối câu 3: cùng vần T.

Trong thơ tám chữ của Anh Thơ thể hiện cái đẹp, cái đẹp của người nghệ sĩ tôn thờ nhiều sắc thái, nhiều biểu hiện. Cái đẹp của một khách bộ hành phiêu lãng bị cảnh vật làng quê, bị các phong tục, nếp sống cổ truyền làm cho mê đắm. Văn chương truyền thống quan niệm cái đẹp không phải là cái thường nhật, tầm thường. Anh Thơ khám phá chính những cái thường nhật, tầm thường ấy, nó không phải ở trong phòng giấy, không phải thư viện mà ngay trên con đường phiêu du đến với cánh đồng thơm mát, với làng quê thân thuộc. Đây là không gian quảng đại, mọi sự việc đều bày ra trước mắt từ đường làng, bờ tre, ruộng cỏ, đêm trăng thanh, đến các lễ hội cổ truyền…, và như vậy, cái đẹp nằm ngay trong cái thực, cái cụ thể hữu hình của Bức tranh quê. Từ ngữ bình thường, giọng điệu bình thường, như vậy chất thơ Anh Thơ chủ yếu là nằm ở cú pháp theo mẫu : danh từ A+ động từ + danh từ B. Trong đó A và B hoán đổi vị trí cho nhau, tạo nên nhiều câu thơ tám chữ có cú pháp đảo ngược độc đáo: “…Tre lả lướt

nghiêng đầu cho nước gội/ Cau thẳng mình dang lá đón mưa rơi/ Đồng chìm xuống bông lúa vàng rũ rượi/ Ao dềnh lên bè rau muống xanh tươi…” (Mưa).

Câu thơ đăng đối, cảnh vật dưới mưa hiện lên rất rinh động. Bên cạnh đó, có nhiều câu thơ tám chữ, Anh Thơ dùng biện pháp nhân hóa đảo ngược làm cho hình tượng thiên nhiên hiện lên giống như con người: “ Tàu chuối láng che mặt

trăng xấu hổ/ Khóm tre già đợi gió đứng bên ao…” (Đêm hè). Thiên nhiên cũng

e ấp, bẽn lẽn, mong chờ. Cú pháp thơ cổ điển thường khá ổn định và đăng đối, cú pháp thơ Anh Thơ tự nhiên, phóng khoáng hơn. Trên cơ sở cú pháp này, Anh Thơ đã tạo nên loại “thơ miêu tả”.

Thơ tám chữ của Anh Thơ có đặc biệt là rất hiếm khi sử dụng liên từ nối các câu thơ như Thế Lữ: “ Vì chưng ta cũng biết yêu đương/ Mà cuộc tình duyên

gặp giữa đường…” (Tiếng gọi bên sông). Thơ của Thế Lữ, câu trên làm nền cho

câu dưới, có quan hệ với nhau theo lô gic kiểu câu quan hệ qua lại, còn thơ tám chữ của Anh Thơ lại khác hẳn, quan hệ giữa các câu thơ là quan hệ đồng đẳng, kiểu diễn đạt song hành: “ Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác/ Lũ chuồn

chuồn dỡn nắng ngẩn ngơ bay…” ( Sang thu ), “…Mây đi vắng, trời xanh buồn rộng rãi/ Sông im dòng đọng nắng đứng không trôi…” (Bức tranh quê), “ Chó lè lưỡi ngồi thừ nhìn cũi đóng/ Lợn trói nằm hồng hộc thở căng dây” (Trưa hè).

Thiên nhiên, tạo vật cứ tầng tầng lớp lớp xuất hiện, rất đa dạng, phong phú. Với cú pháp câu, quan hệ đồng đẳng, diễn đạt song hành, đăng đối về ý nghĩa làm cho câu thơ có được âm hưởng thanh thoát, thoáng đãng, tự nhiên, tươi vui. Bên cạnh đó, Anh Thơ cũng sáng tạo những câu thơ tám chữ có quan hệ với nhau theo tầng bậc, logic, câu trước làm tiền đề cho câu sau:“ Lặng lẽ nhất có vài

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ anh thơ và hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ anh thơ . (Trang 49)