Giọng điệu thơ

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Yến Lan (Trang 84)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.Giọng điệu thơ

Khi nói đến giọng điệu là nói đến nét riêng của mỗi con ngƣời và nó cũng góp phần quan trọng vào việc tạo nên phong cách của nhà thơ. Trong văn học có giọng điệu của thời đại văn học, giọng điệu của từng khuynh hƣớng văn học, giọng điệu của từng nhà văn. Dù cùng chung ý tƣởng, chung đề tài, chung hình thức thể loại, nhƣng mỗi cá tính sáng tạo đều có giọng điệu riêng của mình. Giọng điệu là cái “tạng” để ngƣời này khác ngƣời kia. Giọng điệu là phức hợp của thể trạng, tâm hồn, trí tuệ, hoàn cảnh,…cá nhân. [43 , tr58]. Thực tế cho thấy, giọng điệu là một thành tố không thể thiếu đƣợc trong việc xây dựng và triển khai tƣ tƣởng, cảm xúc

của nhà thơ. Ở một phƣơng diện khác, giọng điệu cũng chịu sự chi phối của thể loại. Do vậy, cùng với sự phát triển của thể loại qua từng chặng đƣờng thơ, chúng ta thấy giọng điệu cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Chính vì thế mà giọng điệu thơ ngày càng đi gần đến âm hƣởng của đời sống hơn.

Khi nghiên cứu thơ Yến Lan qua các thời kỳ và thể loại khác nhau chúng tôi thấy giọng điệu trong thơ thể hiện ở ba phƣơng diện sau:

3.3.1. Giọng trầm lắng, suy tư

Có thể nói đây là giọng điệu cơ bản trong thơ Yến Lan, nó cho thấy cá tính và con ngƣời ông. Trƣớc Cách mạng tháng Tám những suy tƣ của ông mang màu sắc cá nhân,u ẩn và xa rời hiện thực cuộc sống. Đó cũng là tình trạng chung của những nhà thơ Mới lãng mạn. Hầu hết họ đang chìm đắm trong cái tôi cô đơn, mỗi ngƣời tự tìm cho mình một lối thoát riêng. Yến Lan say sƣa với vẻ đẹp cổ điển, mây gió, trăng hoa… Không chỉ Yến Lan mà qua thơ của một số nhà thơ khác chúng ta cũng thấy đƣợc điểm tƣơng tự. Chẳng hạn khi đọc bài thơ Trời khuya của Quách Tấn:

Sương buông màn lượt phủ bao la Non nước chìm sâu trong giấc mơ Cung quế im lìm mây ấp nguyết Song đào âu yếm gió hôn hoa

Hương trà pha lẫn hương trầm thoảng.

Ta thấy ở đây xuât hiện nhiều hình ảnh mây, gió, hoa, nguyệt…còn non nƣớc thì lại chìm trong giấc mơ. Tâm hồn của các nhà thơ hầu nhƣ đang gửi theo mộng và thơ hay nói cụ thể là trốn vào trong thơ với những hình ảnh đẹp, lãng mạn. Do vậy, giọng điệu thơ nhẹ nhàng, bay bổng. Nếu xét

về một khía cạnh nào đó thì thứ giọng điệu đó có tính tiêu cực đối với hiện thực của đất nƣớc.

Hay trong thơ của một số nhà thơ khác cũng vậy. Riêng trong thơ Yến Lan chúng ta thấy có sự lặp lại nhiều của mô típ về hình ảnh bến sông và ánh trăng. Đó chính là sự ám ảnh trong thơ Yến Lan, nó đã theo ông suốt cả cuộc đời. Chất suy tƣ, trầm lắng trong thơ phản ánh con ngƣời thật của ông. Bởi Yến Lan là một ngƣời sống khép kín, thiên về tình cảm nội tâm. Giọng điệu thơ ông ở mỗi giai đoạn có những điểm khác, giai đoạn trƣớc cách mạng mang nhiều màu sắc siêu hình, đôi khi xa lạ và khó hiểu:

Chiều chiều chim bạch câu Võ từ một chái lầu

Bay qua bờ giếng lạnh Chim ơi, bay về đâu?

Hay trong một bài thơ khác tác giả viết:

Hàng dương liễu lặng tờ đang rũ tóc

Khói thị thành dâng khuất phố quanh cong.

Những suy tƣ của Yến Lan khi đó là cái vòng luẩn quẩn khiến nhà thơ không thể thoát ra đƣợc, càng đắm chìm thì càng nhận rõ những nỗi trống trải, cô đơn, buồn tủi.

Trong tình yêu cũng say đắm nhƣng vẫn nhiều suy tƣ:

Tuổi trẻ băng đồng đi hái hoa

Tặng em ngấp nghé chực quanh nhà Người không ra đón hoa dần héo Héo cả làn mây đỉnh núi xa

Sau cách mạng chất suy tƣ trong thơ Yến Lan đã giảm đi nhiều ông dấn thân vào cuộc sống thực, trải nghiệm và thể hiện nó một cách chân thực. Có lẽ vì đặc điểm của những cuộc hành quân, cuộc sống gian khổ vất vả trong kháng chiến và niềm vui hăm hở của nhà thơ đã lấn át những suy tƣ trong ông. Thay vì sự trầm lắng, giờ ông sống cởi mở hơn với cuộc đời, với mọi ngƣời khắp trên các miền của Tổ quốc. Nhƣng đến những năm tháng cuới đời trong thể thơ tứ tuyệt giọng điệu trầm lắng càng rõ nét hơn. Bởi đây là những bài thơ thể hiện sự chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc đời và tình ngƣời. Vì thế có những lúc đọc thơ ông ta thấy hoàn toàn tĩnh tại chỉ còn chỗ cho suy tƣ:

Thăm quê về lại bến trăng xưa Còn tưởng đêm nay đứng gọi đò Chưa kịp nhớ ra lòng có hẹn Chèo ai gặp bến đã vang khua

Ngoài ra còn nhiều bài thơ khác nữa, mỗi bài mỗi vẻ suy tƣ khác nhau. Có thể nói rằng, xét một cách tổng thể thì đây là giọng điệu chủ đạo xuyên suốt trong thơ Yến Lan nó thể hiện phong cách thơ ông. Đó là một phong cách sống trầm lắng, hiền lành không bon chen ganh đua. Phong cách sống đó khiến cho thơ ông có phần nào nhạt nhoà, bởi chất giọng trầm đều đều. Nhƣng đó là cá tính, phong cách riêng của nhà thơ. Nhà thơ đã thể hiện đúng, và chân thực những cảm xúc của mình đó là điều để chúng ta trân trọng và tri ân.

3.3.2. Giọng chắc khoẻ, hồn hậu và chứa đựng yếu tố dân gian

Bên cạnh chất giọng trầm lắng, suy tƣ trong thơ Yến Lan còn có một giọng điệu chắc khoẻ hồn hậu. Đó là giọng điệu trong một số bài thơ viết

về kháng chiến và cuộc sống lao động của nhân dân. Khi thể hiện cuộc sống thực, chiến đấu và lao động sản xuất thì không còn chỗ cho sự trầm lắng, riêng tƣ nữa. Lúc này đòi hỏi con ngƣời phải sống với nhiệt tình, cống hiến nên trong thơ thể hiện một chất giọng chắc khoẻ đầy khí thế chiến đấu và niềm vui say trong lao động:

Vẫn bao người ấy chân đưa

Trong đêm quê cũ gió đưa rạt rào Mắt còn thắp cháy thay sao

Trên môi mùi vị gian lao lại nồng

(Những bạn đẩy goòng)

Đó là bài thơ thể hiện khí thế chiến đấu đầy nhiệt huyết và căm thù. Những lời thơ nhƣ những bƣớc chân hành quân chiến đấu của các chiến sĩ. Hay trong một số bài thơ khác nhƣ Bài ca hợp tác thôn tôi, Bài ca

những người bám biển…Trong những bài thơ này nhà thơ thể hiện niềm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hân hoan vui say của con ngƣời nên giọng điệu đầy phấn khởi, nhiệt tình. Bên cạnh đó một số bài thơ ta còn thấy có cả vẻ hiền hoà, nhịp nhàng của yếu tố thơ ca dân gian. Đó là những bài thơ lục bát chan chứa tình cảm, gần gũi thân thƣơng nhƣ: Đi trong nắng mới, Những bạn đẩy goòng, Xóm hành lang…

Nhƣ vậy, chúng ta thấy với những thay đổi về giọng điệu trong thơ Yến Lan làm cho thơ ông mang nhiều màu sắc đa dạng hơn. Đồng thời góp phần ghi dấu ấn của thơ ông trong lòng bạn đọc với những cảm xúc khác nhau. Có lẽ ở đâu đó có sự khen chê là không tránh khỏi, nhƣng những gì là giá trị thực thì chúng ta cũng không thể phủ nhận. Những đóng góp của thơ Yến Lan về mặt giọng điệu cũng là một điểm đáng ghi nhận vào thơ hiện đại Việt Nam.

Đặc biệt là những nỗ lực của ông trong sự thay đổi giọng điệu cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống và kháng chiến.

KẾT LUẬN

Yến Lan là một nhà thơ tài năng có nhiều đóng góp cho thơ ca Việt Nam hiện đại. Có nhiều lí do khiến tên tuổi ông không đƣợc nhiều ngƣời biết đến nhƣng không vì thế mà chúng bỏ qua không ghi nhận những giá trị của thơ ông. Cuộc đời Yến Lan sống và trải qua nhiều biến động của lịch sử và điều đó đã đƣợc nhà thơ ghi lại trong thơ của mình. Có thể nói Cách mạng tháng Tám là một mốc son lịch sử chói lọi của đất nƣớc nhƣng nó cũng là một mốc lớn đối với riêng Yến Lan. Chính cái mốc đó đã làm thay đổi quan điểm thẩm mĩ và phong cách nhà thơ. Nhà thơ Yến Lan đã làm một cuộc đổi đời, từ một thi sĩ lãng mạn, say sƣa chìm đắm trong vẻ đẹp của trăng, sống cuộc đời buồn u ẩn, trầm lắng chuyển sang sống một cuộc đời mới tƣơi sáng hơn với lí tƣởng và niềm tin vào cách mạng, kháng chiến.

Trong sự nghiệp thơ Yến Lan chúng ta thấy có sự chuyển hƣớng sáng tác ở ba giai đoạn cụ thể: trƣớc cách mạng, sau cách mạng, và những năm tháng cuối đời với thể loại chủ yếu là thơ Tứ tuyệt.

Trƣớc cách mạng thơ Yến Lan cũng mang đặc điểm chung của thơ ca lãng mạn đƣơng thời, có u buồn hoài niệm, có bâng khuâng tình ái, có những thần tƣợng siêu hình. Tập thơ đầu tiên sau cách mạng Những ngọn đèn là sự giao thoa chƣa phân minh giữa cái cũ và cái mới, còn xen lẫn phần tích cực tƣơi sáng với những non yếu, lệch lạc. Nó nói lên sự bối rối và thiếu ổn định trong nhận thức và cảm xúc của nhà thơ. Nhƣng với nỗ lực vƣợt lên hồn thơ Yến Lan đã ngày một khoẻ khoắn và tƣơi sáng hơn. Nhƣ một minh chứng cho nỗ lực của mình, Yến Lan đã góp một điệu vui vào thơ ca đầu những năm 60 tập thơ Tôi đến tôi yêu ông đã cố gắng gắn mình vào cuộc sống náo nức, đến với rừng, ra với biển…để sống và nhận thƣc lại cuộc sống. Yến Lan hiểu và yêu hơn những con ngƣời bình thƣờng đang lao động dựng xây cuộc sống mới.

Đây là một bƣớc tiến của thơ Yến Lan. Ông có một đóng góp đáng chú ý về đề tài hợp tác hoá nông nghiệp với bài thơ Bài ca hợp tác thôn tôi. Bài thơ phản ánh khá sát cuộc sống và tâm tƣ của những ngƣời nông dân trong giai đoạn đầu ra làm ăn tập thể. Có thể nói tập thơ này đã lấp đi nhiều nhƣợc điểm tồn tại khá lâu trong thơ Yến Lan.

Đến khi hai tập thơ Lẵng hoa hồngGiữa hai chớp lửa liên tiếp ra đời đã cho ta thấy những cố gắng và sự khởi sắc của thơ Yến Lan trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nƣớc. Thơ ông đón nhận một cách tự nhiên các đề tài về chính trị, xã hội và ngày một trƣởng thàh hơn. Có sự đổi thay trong cảm xúc và giọng điệu, thơ ông bám chặt hơn vào thực tế đời sống.

Có thể nhận định rằng cả một đời sáng tác thơ của Yến Lan kéo dài hơn 40 năm, có những lúc trồi sụt và cũng có nhiều phấn đấu vƣơn lên. Nhƣng có một điều chúng ta không thể phủ nhận đó là những nỗ lực không mệt mỏi của Yến Lan trong quá trình sáng tạo của mình. Thơ Yến Lan càng ngày càng muốn đi gần hơn đến cuộc sống hiện đại và ông đã làm đƣợc cuộc hiện đại hoá trong thơ mình. Chính nỗ lực của ông đã đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam một số lƣợng tác phẩm không nhỏ, đặc biệt là những bài thơ viết về kháng chiến và những vùng miền của cả nƣớc. Nhƣng nói về đóng góp của Yến Lan thì chúng tôi vẫn muốn nhấn mạnh ở mảng thơ tứ tuyệt hiệ đại. Có lẽ đây là một khám phá mới mẻ của Yến Lan và khám phá đó làm giàu thêm cho thơ tứ tuyệt hiện đại nói riêng và thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung.

Cuối cùng chúng tôi muốn nhấn mạnh: Yến Lan là một nhà thơ có phong cách. Đó là một phong cách có vẻ hiền lành, trầm lắng nhƣng vẫn tạo đƣợc dấu ấn riêng của một nhà thơ cả đời luôn giữ trọn một cốt cách thanh cao.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Yến Lan (Trang 84)