4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Ngôn ngữ thơ
3.1.1. Ngôn ngữ thơ giàu chất trữ tình và triết lí
Thơ là một thể loại văn học nằm trong phƣơng thức trữ tình, nhƣng bản chất của thơ lại rất đa dạng, với nhiều sắc thái và màu sắc phong phú. Thơ tác động đến ngƣời đọc bằng sự nhận thức cuộc sống và bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ vừa cụ thể, vừa gián tiếp qua liên tƣởng, tƣởng tƣợng, vừa theo những mạch cảm nghĩ, vừa bằng sự rung động của ngôn từ giàu nhạc điệu.
Ngay từ trong bản thể, thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ. Nhà thơ thể hiện những tình cảm đó qua chất liệu ngôn ngữ. Điều đó đòi hỏi ngôn ngữ thơ phải có sự lựa chọn, chắt lọc, nhƣ ngƣời đãi cát tìm vàng để tìm ra một chữ cho hợp với ý. Ngôn ngữ thơ phải giàu nhạc điệu, hình ảnh và liên tƣởng. Bởi thơ thƣờng ngắn gọn mà lại chở những nội dung không nhỏ do vậy muốn có chiều sâu về giá trị, tƣ tƣởng cũng nhƣ thẩm mĩ nhà thơ phải lựa chọn ngôn ngữ.
Yến Lan cũng đƣợc coi là một nhà thơ rất khắt khe trong việc chọn chữ. Nhƣng ngôn ngữ thơ Yến Lan cũng thay đổi theo từng thời kỳ khác nhau, từng thể thơ khác nhau. Trƣớc cách mạng ngôn ngữ thơ Yến Lan thƣờng cầu kỳ xa lạ. Đó là thứ ngôn ngữ siêu hình, trừu tƣợng. Chúng ta có thể liệt kê ra đây vô số những từ chau chuốt, cầu kỳ nhƣ: chiều vàng,
trưa hào hoa, Nam Quách sầu, Đông phố quạnh…Những từ ngữ đó kết
tam giác”…Sự phát hiện đó của Yến Lan có sự kết hợp nhuần nhị tính dân tộc và hiện đại, vừa mang vẻ đẹp phƣơng Đông truyền thống kết hợp với thủ pháp nghệ thuật phƣơng Tây. Chính điều đó tạo nên phong cách vừa cổ điển vừa hiện đại trong thơ Yến Lan.
Nếu trƣớc cách mạng ngôn ngữ thơ Yến Lan cầu kỳ và xa lạ thì sau cách mạng ngôn ngữ thơ ông lại giản dị và gần gũi với cuộc sống. Đó cũng là điều thƣờng tình vì khi bƣớc chân vào cuộc đời mới con ngƣời mang trong mình một tình cảm mới, tình cảm đó cũng đi vào trong thơ. Chúng ta bắt gặp những câu thơ nhƣ:
Đi lên – đi lên tàu như say Tàu trôi qua miền hoa bắp lay
Nắng biếc sông thương thuyền chở khuất Nhà sàn khói đã bén nương cây.
(Theo gió xuân lên biên giới)
Thay vì sự hoài nghi, buồn, ảo não, u ẩn trƣớc kia, tình cảm trong thơ lúc này là niềm vui trong chiến đấu, lao động sản xuất và xây dựng. Thơ ca cách mạng mang theo những tình cảm cao đẹp trong quan hệ mới giữa ngƣời với ngƣời, giữa cá nhân với đất nƣớc. Những tình cảm ấy nó làm cho ngôn ngữ thơ và hình ảnh thơ trở nên sáng rõ hơn và cao cả hơn. Thay vì những hình ảnh lãng mạn buồn trƣớc kia bây giờ trong thơ hiện hữu những hình ảnh: anh giải phóng quân, chiếc xe không kính, ngọn đèn đứng gác, …Từ sự thay đổi tình cảm trong thơ nhƣ vậy thì ngôn ngữ thơ cũng thay đổi. Trong thơ Yến Lan cũng vậy, thay vì những ngôn từ nhƣ, chim bích câu, dương liễu, hiu hắt, tĩnh mịch…ngôn ngữ thơ ông sau cách mạng là nông trường, con trâu, con gà, cánh đồng…Hình ảnh
thơ trƣớc kia là những chàng và nàng thì giờ là những anh bộ đôi, cô
thôn nữ, người chị nuôi. Sự thay đổi tình cảm trong thơ Yến Lan tạo cho
thơ ông một bức tranh mới, đó là bức tranh cuộc sống. Tuy vậy, thơ Yến Lan vẫn bị coi là thiếu những hình ảnh làm lụng, cày bừa, dựng xây cụ thể. Yến Lan có khả năng viết gọn, đúc ý, đúc lời. Cho nên đôi khi cả bài thơ thì lỏng lẻo, mà từng đoạn từng câu lại chặt chẽ, không hề gợi cảm giác xộc xệch. Anh biết cân nhắc, biết đặt vào dòng những từ có trọng lƣợng để tạo ấn tƣợng cho câu thơ [40 ,tr263]. Chẳng hạn, trong đoạn mở đầu bài Nghĩ về trận nổ Quy Nhơn, chỉ vài ba từ đích đáng đặt đúng chỗ đủ dựng nên một hình tƣợng khó quên về một khách sạn Mỹ:
Chặn hai chiều gió bể gió sông
Nhà chúng xây rình trước cửa hừng Đông Nanh vuốt Mỹ găm vào bốn mặt…
Nếu thay mấy từ rình, găm, vuốt ấy đi thì câu thơ sẽ trở nên mờ nhạt. Ta còn có thể gặp nhiều những câu thơ khác nữa:Tóc xanh vướng trong khăn tang giãy giụa;...Gà nhảy chuồng cao đọt mía quằn;… Vạn lí
tình trong gió ngọt xa xôi[37; tr268]
Ngƣời đọc sành thơ có thể cảm thấy thú vị với nhiều câu thơ của Yến Lan. Ông không hoa mĩ, lộ liễu, nhƣng biết trau chuốt câu chữ với ý thức của một nhà thơ hiểu rõ giá trị biểu đạt của ngôn từ. Đặc biệt trong thơ Tứ tuyệt Yến Lan chúng ta thấy có một trình độ điêu luyện trong việc chọn lựa từ ngữ. Với hình thức ngắn gọn đòi hỏi sự súc tích, cô đọng trong ngôn ngữ. Yến Lan đã rất thành công với thể thơ này, chứng tỏ trình độ tinh vi về mặt ngôn ngữ của ông. Trong lời tựa tập Thơ Yến Lan nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Yến Lan có tài, có tài đặc biệt và rất
sớm. Nhƣng Lan đâu có gặp nhiều ngẫu nhiên may mắn nhƣ tôi, Lan đã phải đƣơng đầu với nhiều khó khăn trong cuộc sống…”. Cái tài đặc biệt của Yến Lan chính là sử dụng ngôn từ trong thơ tứ tuyệt.
Nhƣ vậy, chúng ta có thể nói rằng trong thơ Yến Lan bao cảnh đời, tình đời đƣợc ông trân trọng và thể hiện với một thứ ngôn ngữ tinh tế và giàu sức biểu cảm. Đặc biệt, thời kỳ trƣớc cách mạng ông có rất nhiều những câu thơ trau chuốt, bóng bẩy càng về sau thì ngôn ngữ càng giản dị hơn nhƣng vẫn chất chứa tình cảm, tình yêu với cuộc sống. Cuối cùng, có thể nói rằng ngôn ngữ thơ Yến Lan cô đọng và tinh tế nhất trong thơ tứ tuyệt. Nó mang đến cho ngƣời đọc nhiều cảm xúc mới lạ. Nhƣng trong thơ Tứ tuyệt Yến Lan ngôn ngữ mang tính triết lí nhiều hơn là trữ tình.
Thơ Yến Lan có nhiều trăn trở, suy tƣ và chiêm nghiệm về cuộc sống nên ngôn ngữ giàu tính triết lí. Đặc biệt tính triết lí thể hiện rõ trong mảng thơ tứ tuyệt. Yến Lan đã sử dụng ngôn ngữ rất cô đọng để biểu đạt cho những nội dung sâu sắc. Trong thơ Tứ tuyệt Yến Lan chúng ta thấy có sự khái quát cao những vẫn đề về cuộc sống, nhấn sinh. Nếu đƣợc đọc bài thơ tứ tuyệt cuối cùng của ông chúng ta sẽ thấy đƣợc triết lí sống và nỗi trăn trở của Yến Lan:
Năm châu chín quận trải qua rồi Còn xứ tâm hồn của bạn thôi Một buổi chiêm bao ta đã thấy
Đau thương phiền muộn khác chi đời.
Chỉ vẻn vẹn có bốn câu thơ nhƣng chứa đựng trong đó bao triết lí sâu xa. Trong cuộc đời con ngƣời có thể đi đƣợc mọi nơi, mọi chốn trên
trần gian nhƣng nếu không thể hiểu đƣợc cuộc đời và lòng ngƣời hay chính mình thì cũng là một sự thiếu hụt rất lớn. Đồng thời cho thấy đối với nhà thơ thì cõi tâm hồn mới là quan trọng, mọi thứ chỉ là phù phiếm. Chính vì vậy mà cuối đời nhà thơ đã đi vào khai thác dòng thơ tứ tuyệt với hy vọng là có thể tiếp cận đƣợc với xứ tâm hồn. Bởi đặc điểm của thể thơ này đòi hỏi sự đào sâu vào ngôn từ, thiên về chiêm nghiệm hơn là miêu tả.
3.1.2. Ngôn ngữ thơ chứa đựng yếu tố của thơ ca dân gian.
Ngoài yếu tố trữ tình, triết lí trong thơ Yến Lan còn thấy phảng phất bóng dáng của những câu ca dao cổ. Xem thơ ông “ngƣời ta thấy sự giản dị của những câu ca dao, vẻ hiền hoà của bao câu hát cổ” [11 ;tr26]. Có một số bài thơ của Yến Lan mang đậm yếu tố của ca dao nhƣ: Đi trong
nắng mới, Ru con, Mưa bóng mây. Khi đọc những câu thơ:
Mưa đưa thương nhớ về làng
Mưa làm xa những dặm đàng, bến sông … Quê tôi nắng mới võ vàng
Dừa cao lểnh khểnh dừa cao ngòng ngoèo
Đó là thứ ngôn ngữ rất giản dị, đời thƣờng nhƣng chứa đựng những rung động sâu xa. Mặt khác yếu tố của thơ ca dân gian trong thơ Yến Lan còn thấy ở việc nhà thơ sử dụng nhiều những từ ngữ mang tính ƣớc lệ: bến sông, trăng, con thuyền, mây, gió…Chẳng hạn nhƣ câu những câu thơ:
Trách trời chẳng đủ hanh khô Cho lòng lỡ hẹn con đò tiễn đưa …Ngọn gió đã tuôn về biển cả
Con đò không cột bến sông sương…
và còn nhiều những hình ảnh thơ thể hiện yếu tô của ca dao cổ.
Không chỉ Yến Lan chúng ta thấy nhiều nhà thơ hiện đại khác cũng sử dụng ngôn ngữ ca dao trong thơ mình nhƣ Nguyễn Bính:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ, mười mong một người Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng…
(Tương tư -Nguyễn Bính)
Hay nhà thơ Tố Hữu với những câu thơ:
Mình về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Đó là sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cổ điển và hiện đại, giữa truyền thống và những cách tân đổi mới. Nó cho thấy sự kế thừa những giá trị truyền thống trong thơ ca hiện đại, tạo nên một nguồn mạch chảy mãi trong thơ ca Việt Nam cho đến tận mai sau.
3.2. Thể thơ
Để nói về một thể thơ thống nhất trong thơ Yến Lan là rất khó, bởi ông thể nghiệm thơ mình trong nhiều thể loại từ thơ thất ngôn, ngũ ngôn, lục bát, tứ tuyệt và nhiều bài thơ tự do khác…Có thể nói dƣờng nhƣ thể thơ không đơn thuần do Yến Lan lựa chọn một cách lí tính mà nó bị chi phối bởi cảm xúc, và tứ thơ. Nguồn cảm xúc dạt dào của Yến Lan đã phá vỡ mọi tứ thơ tạo nên một nét riêng cho phong cách Yến Lan. Ở đây
chúng tôi đi vào tìm hiểu các thể thơ chủ yếu đƣợc Yến Lan sử dụng nhiều trong các sáng tác của ông.
3.2.1. Thơ tứ tuyệt
Có thể nói sau Bến My Lăng thơ tứ tuyệt Yến Lan gây đƣợc tiếng vang khá lớn trong giới phê bình và công chúng yêu thơ. Chính vì thế mà có nhà nghiên cứu đã nhận xét về thơ ông với những lời khen ngợi trầm trồ, thán phục “trong số lƣa thƣa các bậc hảo hán của thơ tứ tuyệt Việt Nam hiện đại, Yến Lan thuộc vào hạng “bố già”. Một “bố già” hiền lành. Không cân quắc, ngang tàng, vang động. Nhƣng vẫn đầy cung cách âm thầm”. Mỗi bài thơ chỉ vẻn vẹn có bốn câu thơ nhƣng lại chứa đựng đƣợc những tình cảm và triết lí sâu sắc về cuộc đời và số phận con ngƣời. Một thể thơ đòi hỏi vào tài dùng chữ, lựa chọn ngôn ngữ điêu luyện của nhà thơ. Với thể thơ đó Yến Lan đã bộc lộ đƣợc muôn mặt của tình cảm với những trăn trở, suy tƣ. Trong mảng thơ Tứ tuyệt với số lƣợng lớn trên 500 bài thơ, mỗi bài là một nỗi niềm để thấy một tâm hồn lớn, một nhân cách cao cả của Yến Lan. Đọc những vần thơ tứ tuyệt của Yến Lan đôi lúc ta có cảm giác nhƣ những tiếng thở dài “đầy cám cảnh”. Đó là tiếng thở dài của một con ngƣời luôn muốn có thể khám phá đƣợc cõi tâm hồn con ngƣời. Cảm thấy mình không có đủ thời gian để đi đƣợc đến hết cõi tâm hồn. Điều đó là nguyên nhân cho những tiếng thở dài, trăn trở, khắc khoải. Yến Lan trở lại với thơ tứ tuyệt cũng đầy cơ duyên. Theo nhƣ Yến Lan thì ông đã làm thơ tứ tuyệt từ rất sớm, những đáng tiếc tập thơ đó đã bị thất lạc. Giờ đây cái mốc thời gian ông trở lại quê hƣơng mình, trở về với vầng trăng xƣa, cái không gian ấy đã gợi cảm hứng cho nhà thơ về những trăn trở, những nỗi khắc khoải. Đối với một
con ngƣời quê hƣơng luôn có một sự ảnh hƣởng nhất định đến nhận thức và tâm tƣởng huống hồ nhà thơ lại là một ngƣời yêu quê hƣơng tha thiết. Do vậy, sau những năm xa cách trở về ông không khỏi xao xuyến về những kỷ niệm xƣa.
Ở thể thơ này hệ thống đề tài của Yến Lan rất phong phú. Ông có thể thoả sức suy tƣ về mọi khía cạnh của đời sống. Mỗi khía cạnh khái quát lại ở bốn câu thơ. Chỉ với bốn câu thơ ấy nhƣng lại chứa đựng bao nội dung sâu xa. Đó là những nỗi niềm, tấm lòng của nhà thơ đối với những mọi ngƣời, với thiên nhiên và cuộc đời.
Cùng trong nhóm thơ Tứ linh, Chế Lan Viên và Quách Tấn cũng có nhiều dấu ấn trong thơ tứ tuyệt. Nhƣng ở mỗi nhà thơ lại có những đặc điểm khác nhau. Quách Tân thiên về tính chất trừu tƣợng, siêu hình nên thơ hơi xa lạ và khó hiểu:
Thương hoa không nỡ hái Hoa rụng lòng thêm thương Vén cỏ chiêu hồn lại
Ngàn xanh hiu gió sương.
(Tình hoa - Quách Tấn )
Điều đó còn đƣợc thể hiện qua nhiều bài thơ tứ tuyệt khác nhƣ: Bóng khuya, Lòng thiên cổ, Song chiều,…
Tứ tuyệt Chế Lan Viên mang đậm chất, triết li, suy tưởng: Trời xanh sau lúc khóc
Nước mắt treo cầu vồng Cái mống cầu hy vọng Cho tấm long đau xong.
(Cầu vồng - Chế Lan Viên)
Trong tứ tuyệt Yến Lan ta có thể tìm thấy nhiều vẻ đẹp của cuộc sống. Bên cạnh những triết lí nhân sinh còn có những vẻ đẹp của non sống đất nƣớc và văn hoá dân tộc. Nhà thơ Vân Long đã tìm ra bộ tứ bình về bốn nghệ thuật trong thơ tứ tuyệt Yến Lan: Quan họ, Tuồng, Lý,
Chèo. Có thể nói chùm thơ đó nhƣ bức tứ bình treo Tết trong mỗi gia
đình. Mỗi nghệ thuật có một nét đẹp riêng tạo nên nét đẹp của văn hoá cổ truyền dân tộc Việt.
Với những đòi hỏi khắt khe của thể thơ này về số chữ, niêm luật và đăng đối. Đòi hỏi ở ngƣời cầm bút một trình độ nhất định. Mặt khác vì số lƣợng câu, từ ít do vậy trong thơ tứ tuyệt từ ngữ và hình ảnh phải cô đọng và đắc địa. Ta thấy trong thể tứ tuyệt Yến Lan đã làm đƣợc điều đó. Chính vì thế làm cho tứ tuyệt của ông ngày càng chiếm đƣợc cảm tình của bạn đọc. Đồng thời có một vị trí nhất định trong làng thơ hiện đại Việt Nam. Mặc dù là thơ tứ tuyệt – một thể thơ cổ thi nhƣng thơ Yến Lan đã thoát ra đƣợc khỏi cái khuôn khổ cứng nhắc của Đƣờng thi, ông đã đƣa một thể thơ vốn trang trọng trở nên giản dị, gần gũi, dễ hiểu với mọi ngƣời. Điều đặc biệt ở Yến Lan trong thể thơ này là ông đã biết kết hợp giữa truuyền thống và hiện đại để cho thể thơ này trở nên dân dã hơn. Điều đó đã khiến cho thơ ông đến đƣợc đông đảo bạn đọc và nó khiến cho mọi ngƣời thích thú với những biến tấu về cấu tứ. Điểm đặc biệt đó đã làm nên thành công của Yến Lan ở thể thơ này.
3.2.2. Thơ lục bát
Thơ lục bát của Yến Lan không nhiều. Trong đó có phảng phất giai điệu của những câu hát dân gian. Đó là những vần thơ tuôn trào cảm xúc. Khi cảm xúc tuôn trào thì thơ lục bát là một dòng chảy êm đềm và tha thiết nhất. Trong văn học Việt Nam hiện đại chúng ta có thể đơn cử ra đây một bậc thầy về thơ lục bát là Nguyễn Bính. Ông đã sử dụng thể thơ này làm phƣơng tiện để chở tình cảm dạt dào, luôn tha thiết yêu. Đây là thể thơ rất phù hợp cho những trƣờng hợp bày tỏ phân trần những nỗi niềm riêng tƣ sâu kín. Bởi với một số lƣợng câu chữ không hạn định nên nó có thể chở đƣợc trọn vẹn tâm tƣ tình cảm của ngƣời nghệ sĩ. Cũng chính vì thế mà Đại thi hào Nguyễn Du của chúng ta đã chọn thể thơ này để thể hiện thiên tiểu thuyết Truyện Kiều của mình. Mặt khác, đây là một thể thơ rất giản dị, gần gũi, dễ nắm bắt dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc nên dễ