Cảm hứng lãng mạn cách mạng

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Yến Lan (Trang 70)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.2. Cảm hứng lãng mạn cách mạng

Nếu cảm hứng lãng mạn – tài tử là nét cổ điển trong thơ Yến Lan thì cảm hứng lãng mạn cách mạng là chất hiện đại của thơ ông. Đó là cảm hứng của những con ngƣời, những cái tôi dạt dào tình cảm hƣớng tới cách mạng và kháng chiến. Đó là sự hăm hở tham gia vào cuộc chiến chống giặc cứu nƣớc của toàn dân. Sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là khi nhà thơ đã chính thức tập kết ra Bắc thì lúc này cảm hứng sáng tác của ông đã thực sự thay đổi. Yến Lan đã thoát ra khỏi cái mơ hồ, bảng lảng, tù túng đến nghẹt thở để đến

với cách mạng và tiến gần hơn, thâm nhập vào đời sống của nhân dân. Đó cũng là cảm hứng chúng ta thƣờng thấy trong các sáng tác sau Cách mạng. Tiểu biểu là các nhà thơ cách mạng nhƣ Chính Hữu, Tố Hữu, Trần Mai Ninh, Quang Dũng, Vũ Cao, Nguyễn Đình Thi,…Trong sáng tác của những nhà thơ này ta thấy đƣợc những tình cảm, sự gắn bó của tình quân dân, vẻ đẹp của những ngƣời lính đang chiến đấu anh dũng kiên cƣờng, không hề run sợ trƣớc cái chết. Những ngƣời lính đó trong gian khổ, nguy hiểm vẫn luôn lạc quan tin tƣởng vào tƣơng lai. Họ vẫn nuôi trong mình những tình cảm, tình yêu đẹp và chiến đấu để đợi ngày về đoàn tụ:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

(Tây tiến)

Ngay nhƣ trong bài thơ Đồng chí (Chính Hữu), là một bài thơ viết về cuộc sống khó khăn, gian khổ, nguy hiểm của những ngƣời lính trong kháng chiến chống Pháp nhƣng vẫn thấy ánh lên vẻ đẹp lãng mạn, hào sảng:

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.

Đó cũng chính là nét đẹp, đáng yêu của những anh bộ đội Cụ Hồ. Trong thơ Yến Lan cảm hứng này cũng đƣợc ông thể hiện qua một số sáng tác về ngƣời lính. Trong thơ về kháng chiến của ông, bên cạnh những gian khổ, khốc liệt ta vẫn thấy hình ảnh của những ngƣời mẹ, thiếu nữ, em nhỏ, thiên nhiên, cuộc sống tƣơi đẹp, ấm áp. Trên đƣờng đi công tác chiến dịch Yến Lan vẫn cảm nhận đƣợc

Khung cửa nhà ai mở hướng Tây Đồi xuân nét một nét chân mày Giữa trưa tỉnh giấc đường công tác

Mùi Tết lên dần thúng nếp xay…

(Bên đƣờng chiến khu)

Đọc những câu thơ trên ta có cảm giác nhƣ chiến tranh đã lùi xa, trƣớc mắt là cuộc sống tƣơi đẹp:

Tiếng hát trên đồi ai vẳng xuống Quyến chân người cán bộ đường xa Chiến khu còn cách nhiều thung lũng Đường chiến khu thêm mấy sắc hoa.

Cảm hứng lãng mạn cách mạng trong thơ Yến Lan không in đậm dấu ấn nhƣ cảm hứng lãng mạn - tài tử, nhƣng nó cũng góp một tiếng nói vào cảm hứng chung của thơ ca cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc ta. Điều đó cho thấy một sự chuyển biến trong ý thức hệ của Yến Lan, một nhà thơ vốn trầm tƣ, u ẩn nhƣng đã viết đƣợc những vần thơ tƣơi sáng và lạc quan tin tƣởng vào thắng lợi cuộc kháng chiến, sống gắn bó với nhân dân và ý thức trách nhiệm với Tổ quốc.

Chƣơng 3: PHONG CÁCH THƠ YẾN LAN NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN HÌNH THỨC THỂ LOẠI

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Yến Lan (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)