Cảm nhận về cuộc chiến tranh

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Yến Lan (Trang 45)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.2.1.Cảm nhận về cuộc chiến tranh

Đề tài về chiến tranh là một đề tài rất quen thuộc trong thơ những năm kháng chiến chống thực dân và đế quốc nhƣng mỗi nhà thơ lại có một cách nhìn khác nhau, một góc độ nhìn khác nhau. Chúng ta đã tƣng đƣợc đọc những bài thơ viết về chiến tranh nhƣ Bên kia sông Đuống Hoàng Cầm và Cuộc chia li màu đỏ của Nguyễn Mỹ: Những cuộc chia li khởi sự từ đây, hay bài thơ Chạy giặc của cụ Nguyễn Đình Chiểu từ thế kỷ trƣớc. Thời nào cũng vậy, chiến tranh luôn chỉ đem đến cho con ngƣời những nỗi đau về sự chia li, mất mát. Đối với nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu chiến tranh khiến cho cuộc sống tan tác, thƣơng tâm:

Bỏ nhà lũ tre lơ xơ chạy Mất ổ đàn chim dáo dác bay.

(Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu) Đối với Hoàng Cầm đó là hình ảnh hãi hung đầy chết chóc: Lá đa lác đác trước lều

Vài ba vết máu loang chiều mùa đông.

(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)

Khi chiến tranh nổ ra, con ngƣời phải đối mặt vơi bao nỗi sợ hãi, đặc biệt là tình cảnh của những em bé ngây thơ, chúng chƣa thể hiểu đƣợc sự tàn khốc của chiến tranh nên chỉ biết ú ớ, ngơ ngác chạy theo ngƣời lớn, nhƣng chạy đi đâu chúng cũng không biết. Chiến tranh đã cƣớp đi tuổi thơ của những em bé, gây li tán cho bao gia đình, khiến mẹ xa con, vợ xa chồng và còn biết bao những hy sinh mất mát, đau thƣơng…Hình ảnh chiến tranh đã đƣợc nhà thơ Vũ Cao khắc hoạ rất rõ trong câu thơ:

Nhưng đến mùa chiêm quân giặc tới Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau.

(Núi đôi - Vũ Cao)

Mỗi nhà thơ miêu tả về chiến tranh ở một góc độ khác nhau, sắc thái đậm nhạt khác nhau nhƣng tất cả đều cho chúng thấy một sự thật về chiến tranh đó là chia li, mất mát đau thƣơng và hơn hết nó kết thành nỗi bất hạnh của nhân loại.

Chiến tranh đối với Yến Lan là một cơn “sốt rét” kéo dài đến khủng khiếp, là một cuộc “gian khổ” và những chia li:

Cuộc gian khổ đã bắt đầu nặng gánh Sông lại mong thuyền, tàu lại nhớ ga Người treo chiếu trên cành đa rễ phụ Người dìu cha nơi dịch xá lộ thiên

Người vắt sữa lau nước mắt con ngái ngủ Người đứng ngã ba úp mặt xin tiền…

(Bình Định 1947)

Chỉ với mấy câu thơ mà hình ảnh chiến tranh đã hiện lên với đầy đủ muôn mặt, nào là chia li, đau khổ, mất mát, nghèo đói. Tất cả những câu thơ đều đƣợc bắt đầu bằng từ Người để thấy rằng trong chiến tranh mỗi ngƣời sẽ rơi vào một cảnh ngộ khác nhau nhƣng tất cả đều là bi kịch. Chiến tranh là tội ác, chiến tranh là kẻ thù đối với cuộc sống của con ngƣời. Có thể nói chỉ với bài thơ Bình Định 1947 Yến Lan đã thể hiện rất rõ cách nhìn nhận về cuộc chiến tranh khốc liệt đang diễn ra trên quê hƣơng ông và trên khắp đất nƣớc. Khi đọc thơ Yến Lan những năm sau Cách mạng tháng Tám chúng ta nhận thấy đề tài chiến tranh chiếm phần nhiều trong những sáng tác của ông. Có lẽ vì chính bản thân nhà thơ đã trải nghiệm và chứng kiến nên hình ảnh cuộc chiến hiện lên rất chân thực. Hình ảnh về chiến tranh đã đƣợc nhà thơ thể hiện với nhiều khía cạnh qua các sáng tác: Bình Định 1947, Chiều nay anh ở đâu, Những bạn đẩy goòng, Đêm Trƣờng Sơn, Tìm thuốc nổ, Pháo đài bay vào thành ốc, Tiến vào Công - Tum, Khe Sanh - Đƣờng 9, Nghe tin chiến thắng mìên Nam tim tôi thành vô số, Tàu điện chạy qua đƣờng A- rát, Không gian nhỏ, Tội ác, Vạn Tƣờng ơi, Bài ca khi tất cả đã hƣớng về Hà Nội, Nghĩ về trận nổ Quy Nhơn, Đánh ở Bình Giã,đây chƣa phải là tất cả thơ Yến Lan viết về chiến tranh. Chúng tôi chỉ chọn ra đây những bài thơ tiêu biểu nhất, mà Yến Lan đã miêu tả về chiến tranh một cách chân thực nhƣ chính bản thân nó đang diễn ra. Ở những bài thơ này chúng ta thấy đƣợc khả năng tƣờng thuật, ghi lại lịch sử có tính thời sự của thơ Yến Lan. Nhƣng cũng chính điều đó khiến cho thơ ông không tránh khỏi rƣờm rà bởi cố gắng tăng lƣợng thông tin.

Đọc tất cả những bài thơ của Yến Lan viết về chiến tranh với tham chiếu lịch sử chúng ta sẽ có cảm nhận thơ ông nhƣ là những ký ức về những năm tháng chiến tranh đầy bi tráng của dân tộc ta. Chúng ta có thể thấy đƣợc những mốc lịch sử, những chiến thắng vang dội, những trận đánh lớn trong thơ ông nhƣ

Khe Sanh -Đường 9, Quy Nhơn, chiến dịch Hồ Chí Minh…Mặt khác, thơ viết về chiến tranh của Yến Lan cũng đƣợc thể hiện ở sự đa sắc diện, những bài thơ ông viết không đơn thuần chỉ miêu tả tính chất tàn khốc của chiến tranh mà nó còn thể hiện đƣợc vẻ đẹp của quê hƣơng đất nƣớc, bản sắc văn hoá dân tộc với cảm hứng lãng mạn vẫn luôn tiềm ẩn trong ông. Ở bài Trận nổ Quy Nhơn bên cạnh những hình ảnh thật hãi hung, thể hiện nỗi căm hờn tột cùng đối với kẻ thù:

Sáu mươi cây thịt Mỹ vào ra Toàn những quân ngựa xé voi chà Nghe khét lẹt đủ mùi cướp bóc

Trộn lẫn với mùi dâm ô, giết choc.

lại có những câu thơ miêu tả cảnh thanh bình, tƣơi đẹp của quê hƣơng:

Khi chim én về cù lao gọi bạn Vờn bãi san hô, lượn tầng mây sáng

Bầu trời quê đã rực khắp màu xuân.

Chính vẻ đẹp hiền hoà của quê hƣơng đã làm tăng thêm chất căm hờn trong tình cảm của nhà thơ khi miêu tả cảnh chiến tranh đang diễn ra trên quê hƣơng mình. Hay trong một số bài thơ khác cũng có những điểm miêu tả cảnh thiên nhiên nhƣ vậy. Tuy nhiên về cơ bản thì vẫn là thể hiện tính chất khốc liệt, mất mát đau thƣơng:

Có phải là Em – giỏ ngao trễ nách Dấu gậy ác ôn còn hằn áo rách Có phải là Anh – gánh cá trằn vai

Ngọn lửa càn xưa còn sém bên mày… (Vạn - Tƣờng ơi)

Câu thơ thể hiện đƣợc hết những vết tích của chiến tranh còn hằn trên cơ thể những chàng trai cô gái lao động thôn quê. Đồng thời qua đó ta thấy đƣợc bản chất của chiến tranh đó là tội ác. Bao cảnh đời, bao con ngƣời đang phải hứng chịu tai hoạ đó. Cách miêu tả của nhà thơ cho thấy ở ông có một sự cảm thƣơng cho số phận con ngƣời trong chiến tranh. Mặt khác, chúng ta còn nhận thấy ở những câu thơ đó một sự căm hận sâu sắc. Điều này đã đƣợc nhà thơ thể hiện rất rõ trong bài thơ Tội ác, bài thơ nhƣ một lời tố cáo, một sự căm giận đến tột cùng:

Hãy nghe, hãy nghe máu đang đòi trả máu Mỗi xác chết đều chết trong thế người chiến đấu Mỗi nắm tro đều ghi rõ bước thù

Chông cũng tự trồng trên những nhánh sém khô.

Hình ảnh những xác chết trong tƣ thế chiến đấu gợi cho ta cảm nhận về một dân tộc đang trỗi dậy, gồng hết sức mình để chống trả kẻ thù với một lòng căm thù sâu sắc.

Ở những bài thơ Yến Lan viết về chiến tranh chúng ta đều nhận thấy một tình cảm thấu hiểu, sẻ chia của nhà thơ đối với tình cảnh của những vùng quê đang bị chiến tranh tàn phá. Bởi thế trong thơ ông hay có những tiếng gọi da diết ôi Bình Định, ơi Vạn Tường, ơi Cửu Long Giang… Nhà thơ không chỉ đau đớn trƣớc tình cảnh của riêng quê mình mà với tất cả mọi miền quê trên khắp cả nƣớc đều nhận đƣợc tình cảm nhƣ vậy. Đó là một tình cảm xuất phát từ lòng yêu nƣớc luôn ngự trị nhà thơ.

Có thể nói, trong thơ Yến Lan chiến tranh đã hiện lên với đầy đủ muôn mặt, đau thƣơng, mất mát, chia li. Tuy thế trong thơ ông vẫn còn những hạn chế về việc miêu tả. Đó là việc sa đà vào lối kể, thuật mà không chú tâm đến

cô đọng nội dung phản ánh. Do vậy, thơ viết về chiến tranh của ông vẫn chƣa thực sự tạo đƣợc ấn tƣợng mạnh. Tuy vậy, chúng ta cũng phải ghi nhận những đóng góp không nhỏ của nhà thơ vào đề tài chiến tranh của thơ ca cách mạng Việt Nam. Đặc biệt là yếu tố bao quát trên diện rộng với nhiều vùng miền khác nhau của Tổ quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2.2. Hình ảnh ngƣời lính

Đất nƣớc chúng ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến trƣờng kỳ chống Pháp và Mỹ, kéo dài hơn nửa thế kỷ. Chính vì thế đã có bao lớp ngƣời chiến đấu và hy sinh để bảo vệ độc lập tự do và hoà bình cho dân tộc. Lịch sử đã ghi lại bao chiến tích oai hùng, cũng nhƣ những mất mát hy sinh. Trong bối cảnh lịch sử nhƣ vậy những nhà thơ, nhà văn đã có thêm một cảm hứng, một nhiệm vụ mới đó là làm Người thư ký trung thành của thời đại, ghi lại những mốc son, những mất mát hy sinh, những tấm gƣơng anh dũng trong chiến đấu. Do vậy, cũng không có gì lạ khi trong văn học đề tài về ngƣời lính lại chiếm ƣu thế. Có những nhà thơ, nhà văn trực tiếp ra chiến trƣờng để có thể cảm nhận đƣợc chân thực hơn cuộc sống của những ngƣời lính và trực tiếp tham gia chiến đấu. Đặc biệt là giai đoạn văn học sau năm 1945, hàng loạt các văn nghệ sĩ của chúng ta đã ra tiền tuyến hƣởng ứng lới kêu gọi của Bác. Khi nhà thơ ra trận họ vừa chiến đấu vừa ghi lại những sự kiện những cảnh huống, tình cảm đời thƣờng của ngƣời lính. Chính vì thế hình ảnh ngƣời lính trong thơ kháng chiến hiện lên với đầy đủ sắc diện. Có niềm vui, những tâm sự sâu kín, có khí thế hừng hực chiến đấu và cũng có lúc đầy lãng mạn, bay bổng. Hình ảnh ngƣời lính đã đƣợc thể hiện nhiều trong thơ ca kháng chiến, tuy thế mỗi nhà thơ lại có một cách cảm khác nhau và trong thơ Yến Lan cũng có những nét riêng biệt.

Chúng ta đã từng đọc những bài thơ rất hay viết về ngƣời lính nhƣ Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Tây

tiến (Quang Dũng)…Mỗi bài thơ thể hiện cuộc chiến tranh ở một góc độ, màu sắc khác nhau. Đó là cách nghĩ, cách cảm và sự trải nghiệm của bản thân nhà thơ. Nhà thơ Chính Hữu viết về ngƣời nông dân chân lấm tay bùn vốn rất hiền lành chất phác từ các miền quê khác nhau nhƣng khi đã cùng chung một lí tƣởng cách mạng họ hội tụ lại thành một sức mạnh phi thƣờng. Nhà thơ Phạm Tiến Duật khắc hoạ chân dung những ngƣời lính lái xe đang hăm hở vào Nam để góp sức cùng đồng bào miền Nam kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Những ngƣời lính đang tiến vào tuyến bom rơi, lửa đạn nhƣng tinh thần vẫn đầy nhiệt tình và hăng hái. Họ không quản gian nan, nguy hiểm chỉ một lòng hƣớng về miền Nam:

Không có kính không phải vì xe không có kính Bom dật bom rung kính vỡ đi rồi

Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim …Chỉ cần trong xe có một trái tim .

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật) Với nhà thơ Quang Dũng hình ảnh ngƣời lính hiện lên với nhiều cung bậc tình cảm. Họ là những ngƣời đang chiến đấu gian khổ. Cuộc sống của họ phải chịu nhiều thiếu thốn về vật chất và tinh thần, thậm chí phải chịu đựng những cơn sốt rét rừng:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

nhƣng họ lại vẫn có những khoảnh khắc rất lãng mạn: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Trƣớc kia hình ảnh này hay bị phê bình là lãng mạn tiểu tƣ sản nhƣng theo chúng tôi thì chính tâm hồn lãng mạn đó, những tình cảm đó là động lực

rất lớn tạo nên ý chí chiến đấu quật cƣờng, nó thôi thúc ngƣời lính nhanh chóng chiến đấu dành thắng lợi để trở về. Điều đó sẽ tạo cho họ có một cái đích rõ ràng trong chiến đấu. Hình ảnh ngƣời lính trong bài Tây Tiến của Quang Dũng hiện lên đầy bi tráng. Nhà thơ đã tạc nên một tƣợng đài về ngƣời lính với nét đẹp hào sảng và bi tráng.

Trong thơ Yến Lan hình ảnh ngƣời lính hiện lên hùng dũng, hiên ngang đầy lửa căm thù:

Vẫn bao người ấy chân đưa

Trong đêm quê cũ gió đưa rạt rào Mắt còn thắp cháy thay sao

Trên môi mùi vị gian lao lại nồng… Ngực căng gió bấc trong lòng cờ bay .

(Những bạn đẩy goòng)

Hình ảnh đó gợi lên tâm thế của ngƣời lính đang hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu. Mặc dù gian lao, nguy hiểm nhƣng với lòng căm thù sâu sắc và niềm tin vào Đảng đã thôi thúc các anh tiến bƣớc. Hay trong bài Tiến vào Công- Tum ta thấy hình ảnh ngƣời lính hiện lên đang hừng hực khí thế tiến công:

Cuồn cuộn đi lên nối liền mắt xích

Đơn vị “nón cơi” từng rượt giặc phía Đồng – cam Đơn vị “mũ nan cài lá mít

Trận Phù ly xâu Pháp hàng đàn Đơn vị mang tên anh hùng lịch sử… Lật những đoàn tàu, diệt viện cướp xe.

(Tiến vào Công - Tum)

Bên cạnh đó hình ảnh ngƣời lính cũng hiện lên đầy chất lãng mạn hào sảng:

Áo nâu cô gái vương đầu ngọ

Chân khách bâng khuâng xỏ dép mòn …Tiếng hát trên đồi ai vẳng xuống Quyến chân người cán bộ đường xa...

Có lẽ đó cũng là bản chất chung của ngƣời lính mà chúng ta đã thấy trong thơ của các nhà thơ khác.

Trong thơ ca kháng chiến nói chung và thơ Yến Lan nói riêng hình ảnh ngƣời lính luôn là trung tâm để các nhà thơ hƣớng đến. Qua thơ ta thấy đƣợc những đặc điểm nổi bật về hình ảnh ngƣời lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nƣớc. Đó là những con ngƣời có lí tƣởng sống, chiến đấu và hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc. Bên cạnh vẻ đẹp trong chiến đấu đầy anh dũng, kiên cƣờng chúng ta còn thấy hình ảnh ngƣời lính đầy mơ mộng và lãng mạn.

2.2. Cảm hứng đời tư, thế sự với những trăn trở, suy tư

2.2.1. Thơ viết về người thân và bạn bè (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.1. Hình ảnh ngƣời mẹ - ngƣời chị trong thơ Yến Lan

Yến Lan mồ côi mẹ từ nhỏ nên hình ảnh ngƣời mẹ trong ông chỉ là những ký ức xa xƣa và qua lời kể của ngƣời thân. Mặc dù vậy trong thơ ông mẹ vẫn luôn hiện hữu với đầy nhớ thƣơng. Ông mƣờng tƣợng ra dáng hình và khuôn mặt mẹ trong trí nhớ và lời kể của cha (Dáng mẹ), hình ảnh mẹ hiện lên với vẻ khắc khổ và tần tảo còng một sống lưng. Hình đó đã khiến cho nhà thơ luôn trăn trở một nỗi niềm, một tình thƣơng đối với mẹ. Hình ảnh mẹ thƣờng hiện lên trong thơ Yến Lan qua những câu hát ru thân thƣơng và chan chứa tình yêu đó cũng chính là nỗi nhớ thƣơng mẹ của nhà thơ, là nỗi niềm khao khát muốn đƣợc một lần nghe mẹ hát ru nhƣ thời thơ ấu:

Võng mẹ ru hời dưới mái hiên Hương đồng cỏ nội mặc kề bên

(Bệnh trăng)

Mẹ ru con mẹ chan hoà

Từ trong bú mớm thấm qua ngọn nguồn.

(Ru con)

Dƣờng nhƣ những bài thơ Yến Lan viết về mẹ là nỗi niềm khát khao của ông về một tình mẫu tử. Tình cảm mà ông đã bị thiếu hụt so với những đứa trẻ khác. Chính hoàn cảnh thực của Yến Lan nên những vần thơ ông viết về mẹ chan chứa yêu thƣơng và nhớ mong. Hình ảnh ngƣời mẹ còn sót lại trong trí tƣởng tƣợng của ông đó là một ngƣời mẹ chịu nhiều lam lũ vất vả:

Tưởng tượng không ra hình dáng mẹ Đêm dài con thức vẽ chân dung Thôi đành mượn nét xưa cha kể Trên mũi kim còng một sống lưng.

(Dáng mẹ)

Chính điều đó khiến ông càng thƣơng nhớ mẹ hơn. Trong kháng chiến gian khổ hình ảnh mẹ hiện lên nhƣ tiếp thêm sức mạnh cho nhà thơ:

Vì chính Mẹ tiếp cho con hơi thở Nhắc cho con sâu sắc những căm hờn.

(Vâng! thƣa mẹ…)

Nhà thơ đã khẳng định tình cảm, vị trí của mẹ trong lòng mình là vô cùng to lớn, ông đã gọi mẹ mình trong một chữ viết hoa đầy kính trọng và biết ơn.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Yến Lan (Trang 45)