Kết quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 39)

Kim Sơn là huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, do đó vấn đề sử dụng đất hiệu quả tiết kiệm đất nông nghiệp luôn là một mục tiêu quan trọng.

Trong những năm qua diện tắch đất nông nghiệp luôn biến động có xu hướng giảm dần (bảng 2.3). Do đó, vấn đề sử dụng đất nông nghiệp như thế nào để đạt hiệu quả cao luôn được huyện quan tâm.

Tổng diện tắch đất nông nghiệp trên địa bàn huyện năm 2010 là 13404.76 ha, chiếm 62.57% tổng diện tắch tự nhiên theo địa giới hành chắnh của huyện. Đây là một tỷ lệ tương đối cao so với các huyện khác trong tỉnh. Trong đó:

* Đât sản xuất nông nghiệp

Tổng diện tắch đất sản xuất nông nghiệp của huyện năm 2011 là 9554.85 ha, chiếm 71.28% diện tắch đất nông nghiệp, giảm 242.57 ha so với năm 2005, gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.

- Đất trồng cây hàng năm có diện tắch là 8683.80 ha, chiếm 90.88% diện tắch đất sản xuất nông nghiệp, trong đó:

+ Đất trồng lúa: diện tắch là 8377.34 ha, tăng 45.96 ha so với năm 2005, do:  Tăng 157 ha chủ yếu do được chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác sang với diện tắch 115.15 ha; chuyển từ đất bằng chưa sử dụng 21.81 ha; do đo đạc 12.13 ha tại xã Yên Lộc Ầ

 Giảm 114.04 ha chủ yếu do chuyển sang đất ở 40.74 ha; chuyển sang đất có mục đắch công cộng 61.97 ha.

+ Đất trồng cây hàng năm khác như: trồng mầu, đay, cóiẦ có diện tắch là 306.46 ha, giảm 921.27 ha so với năm 2005 chủ yếu chuyển sang đất trồng lúa ( 115.25 ha) và đất trồng cây lâu năm khác ( 613.12 ha). Diện tắch đất trồng cây hàng năm này giảm mạnh như thế là do: trong quá trình trồng trọt, người nông dân

nhận thấy thu nhập từ việc trồng trọt các loại cây này cho giá trị kinh tế thấp hơn nhiều so với khi trồng cây lâu năm và trồng lúa. Như vậy sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện đã dần đi đúng hướng, đem lại thu nhập cao cho người nông dân, từ 51 triệu/ha lên 68/triệu/ha.

- Đất trồng cây lâu năm chủ yếu là đất trồng cây ăn quả như: nhãn, vải , quýt, xoàiẦ nằm rải rác ở các xã, có diện tắch là 871.05 ha, chiếm 0.92% diện tắch đất sản xuất nông nghiệp, tăng 632.27 ha so với năm 2005, do đất trồng cây hàng năm khác, đất bằng chưa sử dụng và các loại đất khác chuyển sang, ngoài ra còn tăng do đo đạc 17.87 ha tại các xã Chắnh Tâm, Như Hòa, Yên Lộc. Tuy mức độ đầu tư còn hạn chế nhưng đã có những đóng góp đáng kể trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình của huyện. Điều kiện đất đai và khắ hậu huyện cho phép có thể mở rộng đất cây lâu năm nhiều hơn so với hiện nay, vì vậy cần ưu tiên, bố trắ quy đất để phát triển loại cây này, đặc biệt là cây ăn quả để thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn toàn huyện.

* Đất lâm nghiệp

Toàn huyện có 685.51 ha đất lâm nghiệp chiếm 5.11% diện tắch nhóm đất nông nghiệp trong đó toàn bộ là đất rừng phòng hộ, tập trung ở ven đê phắa Nam và Tây Nam huyện Kim Sơn. So với năm 2005, diện tắch này đã giảm 162.34 ha chủ yếu chuyển sang các mục đắch: chuyển sang đất quốc phòng 15 ha tại vùng huyện quản, chuyển sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 40.16 ha tại vùng huyện quản, chuyển sang đất có mục đắch công cộng 106.28 ha tại vùng huyện quản và chuyển sang đất nông nghiệp khác 0.9 ha.

* Đất nuôi trồng thủy sản

Năm 2011 diện tắch đất nuôi trồng thủy sản toàn huyện là 3159.69 ha chiếm 23.57% diện tắch đất nông nghiệp, giảm 4.92 ha so với năm 2005. Trong đó 1642.32 ha diện tắch ao nuôi, đầm nuôi thủy, hải sản được phân bố xen kẽ trong các khu dân cư do các hộ gia đình, cá nhân sử dụng 244.38 ha do UBND cấp xã sử dụng; 1222.11 ha do cơ quan đơn vị của Nhà nước sử dụng; còn lại là do các tổ chức kinh tế sử dụng chủ yếu là đất thuê với mục đắch trang trại và cung cấp con giống (tôm, cá, ba ba giống...). Thời gian qua, huyện đã tập trung chỉ đạo quản lý công tác nuôi trồng thủy hải sản theo hướng bền vững. Tắch cực tuyên truyền, giáo dục cho các hộ sản xuất, nuôi trồng thủy sản về lợi ắch của việc xây dựng, tu sửa ao nuôi và hệ thống kênh mương. Huyện đã hướng dẫn các hộ nông dân nuôi trồng thủy sản các biện pháp cải tạo ao đầm và ky thuật nuôi thả, chăm sóc, phòng trị

bệnh cho thủy, hải sản. Công tác điều hành nước phục vụ nuôi trồng thủy sản được quan tâm chỉ đạo, nhất là vùng từ đê Bình Minh 1 đến đê Bình Minh 2.

Kết quả đến năm 2011 huyện Kim Sơn được mùa thu hoạch thủy, hải sản với tổng sản lượng đạt 10.750 tấn, vượt mục tiêu kế hoạch và tăng 554 tấn so với năm 2009. Trong đó, sản lượng vùng bãi bồi ven biển đạt 3.310 tấn, gồm: tôm sú 500 tấn, tôm rảo 230 tấn; cua biển 350 tấn, ngao 1.700 tấn, hải sản khác đạt 530 tấn. Kim Trung đã nuôi thả thành công mô hình nuôi công nghiệp tôm thẻ chân trắng với diện tắch 5 ha, năng suất đạt 4 tấn /ha.

* Đất nông nghiệp khác

Diện tắch đất này năm 2011 là 4.71 ha chiếm 0.04% diện tắch đất nông nghiệp, giảm 1.89 ha so với năm 2005 chủ yếu là diện tắch của các trung tâm nghiên cứu khoa học về nông nghiệp như: vườn ươm, trại giốngẦ

Bảng 2.3: Kết quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kim Sơn giai đoạn 2000 Ờ 2011

Đơn vị: ha

TT Loại đất Năm 2000 Năm 2005 Năm 2011 So sánh tăng (+), giảm (-)

2005/2000 2011/2000 2011/2005

1 Đất nông nghiệp NNP 13917.54 13816.48 13404.76 -101.06 -512.78 -411.72

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 10941.13 9797.42 9554.85 -1143.71 -1386.28 -242.57 1.1.1 Đất trồng cât hàng năm CHN 10701.77 9559.11 8683.80 -1142.66 -2017.97 -875.31

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 9009.76 8331.38 8377.34 678.388 -632.42 45.96

1.1.1.2 Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi COC

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1692.01 1227.73 306.46 -464.28 -1385.55 -921.27

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 239.36 238.31 871.05 -1.05 631.69 632.74

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 915.48 847.85 685.51 -67.63 -229.97 -162.34 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 915.48 847.85 685.51 -67.63 -229.97 -162.34 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 2051.15 3164.61 3159.69 1113.46 1108.54 -4.92 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 9.78 6.60 4.71 -3.18 -5.07 -1.89

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, diện tắch đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Sơn đã được bố trắ sử dụng phù hợp, thêm vào đó nhân dân Kim Sơn đã biết ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào đồng ruộng và sản xuất nên việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện phát huy tương đối tốt, đất đai màu mỡ cho năng suất cao và ổn định, đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân trong huyện.

+ Sản lượng lương thực bình quân đạt 1.9 tạ/sào. + Hệ số sử dụng đất đạt 2.6 lần.

+ Thu nhập bình quân/1ha canh tác 68 trđ/ha/năm.

Trong những năm qua tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện tương đối ổn định đảm bảo an toàn lương thực cho nhân dân trong huyện, đời sống nhân dân được cải thiện. Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc sử dụng đất của huyện vẫn còn những mặt tồn tại và hạn chế như:

+ Sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học bừa bãi gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.

+ Việc đưa giống mới vào sản xuất bước đầu còn gặp nhiều khó khăn.

+ Một số khâu dịch vụ nông nghiệp còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp thời, đúng lúc.

+ Diện tắch đất sản xuất ở một số khu vực thấp trũng hiệu quả sử dụng còn chưa cao cần có biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý hơn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Trong những năm tới sản xuất nông nghiệp của huyện phải tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên 1 ha.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 39)