Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 31)

Thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chắnh quyền huyện Kim Sơn, kinh tế xã hội huyện đã có những chuyển biến tắch cực và dần đi vào thế ổn định, phát triển. Cơ cấu kinh tế tiếp tục phát triển đúng hướng và có xu hướng ngày càng tăng. Với thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 11 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng CNH Ờ HĐH, do đó tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm của huyện có xu hướng ngày càng tăng cao theo hướng ngành CN Ờ TTCN, XD và dịch vụ, nhiều khu cụm công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp được xây dựng trên địa bàn, nhiều ngành nghề được mở rộng, các ngành nghề truyền thống được khôi phục . Tuy vấn đề lương thực được giải quyết và đảm bảo, song tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm. Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành năm 2011 cụ thể như sau:

+ Nông nghiệp: chiếm 48.21% + Công nghiệp: chiếm 28.84% + Dịch vụ : chiếm 22.95%

a. Ngành nông nghiệp * Trồng trọt

Đã có bước chuyển biến mạnh về cơ cấu cây trồng vật nuôi, mùa vụ và đã thay đổi cơ bản theo hướng CNH-HĐH, sản xuất hàng hóa gắn liền với thị trường. Trong sản xuất nông nghiệp có sự thay đổi cơ bản về chất nhất là việc ứng dụng giống mới, cây trồng vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất. Trong khâu làm đất đã từng bước cơ giới hóa, trình độ thâm canh tăng vụ được nâng lên. Sản lượng lương thực quy ra thóc đạt 12.010 tấn, đã đảm bảo an ninh lương thực khu vực nông thôn và một phần cho chăn nuôi.

*Chăn nuôi

Ngành chăn nuôi được chú trọng và đang tiếp tục phát triển mạnh, ổn định và đa dạng về giống vật nuôi. Trong năm 2011 giá trị chăn nuôi chiếm 33,2% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (đạt 309.980 trđ). Từ đó đã tạo công ăn việc làm cho người nông dân lúc nhàn rỗi góp phần ổn định nguồn lương thực trên địa bàn huyện và cung cấp ra thị trường các huyện, tỉnh khác.

b. Sản xuất công nghiệp Ờ tiểu thủ công nghiệp

Đối với lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bên cạnh việc xuất hiện hàng loạt ngành nghề mới, Kim Sơn vẫn duy trì thế mạnh của ngành sản xuất chế biến cói, giá trị của ngành này đạt gần 260 tỷ đồng/năm.

Trên địa bàn huyện có 3 cụm công nghiệp đó là: Đồng Hướng, Kim Chắnh và Thị trấn Bình Minh, các doanh nghiệp từng bước đầu tư cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 vạn lao động. Một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng 17.5 %. Ngoài ra, toàn huyện có trên 20 làng nghề my nghệ truyền thống với các sản phẩm chủ yếu là: sản xuất chiếu cói, hàng thủ công my nghệ mây, tre đanẦ Đã đóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất của toàn ngành.

c. Ngành du lịch, dịch vụ - thương mại

Thương mại Ờ dịch vụ của huyện trong những năm qua có nhiều bước phát triển. Giá trị dịch vụ, thương mại đều tăng. Trên địa bàn huyện có: Các di tắch lịch sử ( nhà thờ Phát Diệm; đền thờ Nguyễn Công Trứ, chùa Đồng ĐắcẦ) và các thắng cảnh tự nhiên: bãi biển, sông Cà Mau, rừng phòng hộ, các cù lao, cồn nổi, cửa sông Đáy, cửa sông Càn ...

Ngoài ra, các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách. Số hộ kinh doanh thương nghiệp, khách sạn nhà hàng ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w