0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Môi trường lắng đọng VCHC

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA TẦNG ĐÁ MẸ SINH DẦU (Trang 44 -44 )

Khi đã xác định được loại VCHC có thể ta cho rằng đã biết được môi trường lắng đọng của nó. Song không hẳn như vậy, ví dụ như VCHC loại III có thể được lắng đọng trong đầm hồ hoặc ven biển hay vùng cửa sông… Ở mỗi điều kiện môi trường khác nhau VCHC sẽ có chất lượng khác nhau, nơi có hàm lượng oxy

thấp VCHC sẽ được bảo tồn tốt và khi trải qua các giai đoạn trưởng thành chúng sẽ sinh ra các sản phẩm hydrocacbon (dầu/khí) có chất lượng tốt…

Để xác định dạng môi trường lắng đọng VCHC người ta sử dụng thông số pristan/phytan, pristan/nC17 và phytan/nC18 từ kết quả phân tích sắc ký n-alkan dựa trên cơ sở pristan được dẫn xuất từ một hợp chất giàu oxy. Vì vậy sự có mặt cao hay thấp của nó cho phép ghi nhận dạng môi trường tồn tại đá mẹ.

Bảng 2.6: Chỉ tiêu phân tích môi trường lắng đọng.

Môi trường Các chỉ tiêu đánh giá

Tính chất Trầm tích Pr/Ph Pr/nC17 Ph/nC18

Oxy hoá Lục địa >4 >4.5 >1.5

Khử yếu Đồng bằng chuyển tiếp 4 – 3 2.0 – 4.5 1.25 – 1.5 Khử Biển nông, vũng vịnh, cửa sông 3 – 1 1.0 – 2.0 1.0 –

1.25

Khử mạnh Biển nông và sâu <1.0 <1.0 <1.0

3.2 Xác định độ trưởng thành VCHC

Chúng ta biết rằng đá mẹ chỉ sinh hydrocacbon khi đã đạt tới đới trưởng thành, tức là đạt tới điều kiện cho phép VCHC ban đầu chuyển hoá thành dầu hay khí. Hiện nay có nhiều phương pháp xác định ngưỡng trưởng thành của VCHC, nhưng hai phương pháp được áp dụng hiệu quả nhất là:

- Phân tích mẫu trực tiếp gồm đo độ phản xạ của vitrinit và tính giá trị Tmax từ phân tích nhiệt phân Rock – Eval.

- Thiết lập mô hình trưởng thành nhiệt của bể trầm tích.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA TẦNG ĐÁ MẸ SINH DẦU (Trang 44 -44 )

×