Giàu VCHC

Một phần của tài liệu đặc điểm địa hóa tầng đá mẹ sinh dầu (Trang 42)

Được xác định từ hai thông số cơ bản: tổng hàm lượng cacbon hữu cơ (%TOC) và lượng hydrocacbon tiềm năng (S2, đơn vị là Kg/T – thu được từ nhiệt phân Rock – Eval).

Bậc hàm lượng %TOC S1 (Kg/T) S2 (Kg/T) Nghèo <0.5 <0.4 <2.0 Trung bình 0.5 – 1.0 0.4 – 8.0 2.0 – 3.0 Tốt 1.0 – 3.0 8.0 – 1.6 3.0 – 5.0 Rất tốt 3.0 – 5.0 1.6 – 3.2 5.0 – 10.0 Cực tốt >5.0 >3.2 >10.0

Cách phân loại đá mẹ theo độ giàu VCHC như trên hiện được coi là một tiêu chuẩn không chỉ ưu việt nhất cho loại đá mẹ có nguồn gốc lục địa, và cũng là loại rất phổ biến cho các bể trầm tích sinh dầu khí ở Việt Nam.

Các kết quả phân tích Rock – Eval được minh họa trên biểu đồ quan hệ TOC theo chiều sâu hoặc biểu đồ TOC với S1+S2 nhằm xác định chính xác vị trí địa tầng phân bố đá mẹ có tiềm năng giàu VCHC.

b. Loại VCHC

Một đá mẹ giàu VCHC có thể chỉ có khả năng sinh dầu rất hạn chế. Vậy điều gì khống chế tiềm năng sinh? Vấn đề là trong đá mẹ có thể chứa nhiều loại VCHC có nguồn gốc khác nhau. Sau khi xác định hàm lượng VCHC trong đá trầm tích, cần xác định loại VCHC và Kerogen tương ứng nhằm dự đoán sản phẩm sinh ra.

VCHC gồm ba loai: sapropel, hỗn hợp humic – sapropel và humic. Kerogen là các thành phần VCHC không bị hoà tan trong dung môi kiềm hay các dung môi hữu cơ thông thường và được chia làm 3 loại chính:

 Loại I: có nguồn gốc là rong, tảo, các VCHC giàu lipid thành tạo trong môi trường biển, đầm hồ, vùng ngập nước ven biển, có ưu thế sinh dầu.

 Loại II: nguồn gốc là fitoplancton, zooplancton, vi khuẩn được thành tạo trong môi trường hỗn hợp biển và lục địa, đới chuyển tiếp có ưu thế sinh dầu và khí.

 Loại III: có nguồn gốc thực vật bậc cao, tiềm năng sinh dầu khí trung bình, chủ yếu là sinh khí.

Ngoài ra còn Kerogen loại IV.

Từ kết quả nhiệt phân Rock – Eval , dựa vào chỉ số hydrogen (Hydrogen Index –HI) để phân loại VCHC như sau:

Bảng 2.5: Chỉ tiêu về phân loại VCHC, theo HI.

Chỉ số HI (mgHC/gTOC)

Loại VCHC Tiềm năng đá mẹ

<200 III Sinh khí

200 – 400 III, II Sinh khí và dầu

400 – 550 II Sinh dầu và khí

>550 I Sinh dầu

Và cũng từ đó thiết lập biểu đồ quan hệ HI và Tmax cho phép xác định vùng phân bố của các loại VCHC có trong đá mẹ. Muốn đánh dấu chi tiết cần đánh dấu các mẫu trên sơ đồ theo ký hiệu cho từng loại phân vị địa tầng hay cho từng khu vực riêng biệt.

Một phần của tài liệu đặc điểm địa hóa tầng đá mẹ sinh dầu (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)