0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Phương pháp thời nhiệt TT

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA TẦNG ĐÁ MẸ SINH DẦU (Trang 39 -39 )

Khi không có số liệu về các chỉ tiêu khác, người ta thường sử dụng chỉ tiêu thời nhiệt để dự đoán mức độ trưởng thành của VCHC. Nguyên lý của phương pháp này là các phản ứng đứt mạch của VCHC xảy ra để hình thành các hydrocacbon lỏng và khí còn phụ thuộc vào thời gian địa chất và gọi là chỉ tiêu thời nhiệt (TTI).

Khi nghiên cứu mức độ biến chất của than ở Siberia 1969 Lopatin L.V phát hiện ra rằng cứ tăng 100C lượng chất bốc tăng 2 lần và toàn bộ chu trình biến đổi của than sẽ sinh ra chất bốc theo cấp số nhân. Theo đó, Lopatin L.V đặt cho ký hiệu

là hệ số nhiệt độ phản ánh tốc độ của phản ứng gấp đôi r = 2. Từ lớp đá mẹ đó tăng được 100C phải trải qua một khoảng thời gian nhất định và gọi là ∆t, từ đó tính tích của hai thông số này r*∆t sẽ là chỉ số thời nhiệt của VCHC trong khoảng thời gian đó. Như vậy, ∑ r*∆t là tổng cộng dồn của tích nêu trên phản ánh chỉ số thời nhiệt (TTI) theo thời gian phát triển địa chất. Ở điều kiện nhiệt độ 1000C –1100C cường độ sinh chất bốc xảy ra nhiều nhất. Từ nhiệt độ thấp nhất đến ngưỡng này cường độ sinh chất bốc tăng dần và sau đó từ 1100C và cao hơn cường độ sinh chất bốc giảm dần. Vì vậy ở khoảng nhiệt độ 1000C – 1100C có r0 = 1, thấp hơn các khoảng nhiệt độ này r có số mũ là r-n còn trong các khoảng nhiệt độ cao hơn thì hệ số r có số mũ dương rn.

= × ∆ = n i n n r T TTI 1

Ôâng cũng đã xây dựng sơ đồ lịch sử chôn vùi của bất cứ thời điểm nào của bể trầm tích và tính được lịch sử tiến hoá của VCHC.

Ưu điểm: phương pháp này có thể tính toán và dự báo các pha sinh dầu, khí condensat và khí khô cho bất kỳ điểm nào của bể trầm tích khi chưa có giếng khoan.

Nhược điểm: chỉ tiêu này chỉ có hiệu quả đối với các bể trầm tích Paleozoi, Mesozoi, có tốc độ tích lũy trầm tích trung bình và thấp. Đối với các bể trầm tích Kainozoi có tốc độ tích lũy trầm tích nhanh, đặc biệt vào Neogen và Đệ Tứ phương pháp này cho nhiều sai số có khi tới vài trăm mét, thậm chí đến nghìn mét vì tốc độ tích luỹ ở đây nhanh, đặc biệt nguồn nhiệt do hoạt động Tân kiến tạo gây nên (từ các nguồn dưới sâu đi lên dọc theo các đứt gãy sâu) thì vật liệu hữu cơ chưa có đủ thời gian để cảm nhận và chuyển hoá theo chế độ nhiệt mới.

Bảng 2.2: Tính chỉ tiêu thời nhiệt TTI.

nhiệt độ, 0C

tích luỹ về tốc độ phản ứng

thời gian qua 100Ct ∑∆t.rn 30 – 40 -7 2-7 40 – 50 -6 2-6 … … … … 100 – 110 0 1 110 – 120 1 2 … … …

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA TẦNG ĐÁ MẸ SINH DẦU (Trang 39 -39 )

×