Chính sách đối với chữ Hán

Một phần của tài liệu Khảo sát chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam (Trang 38)

Một đất nước đã trải qua những đêm trường Bắc thuộc, sau khi giành độc lập không chỉ phát huy những cái có sẵn, mà còn phải tìm ra những phương thức mới, tạo ra những giá trị mới làm cho nước nhà, dân tộc trụ vững được trong tiến trình tự chủ trước con mắt luôn dòm ngó về Nam của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là dần dần xây dựng một nhà nước phong kiến tập quyền có đủ sức mạnh, đáp ứng các yêu cầu của đất nước, của thời cuộc. Như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho nhà nước Việt Nam sau buổi giành được quyền tự chủ là xây dựng, hoàn thiện, củng cố chính quyền, xây dựng cơ cấu nhà nước với những yêu cầu của thời đại và khu vực, với tất cả khả năng vốn có của mình. Một nhà nước với các thiết chế làm việc của nó cần phải có những phương tiện phục vụ cho việc thông tin hành chính, mà trước hết là ngôn ngữ và chữ viết. Một cách tự nhiên, chữ Hán và ngôn ngữ viết vẫn được sử dụng.

“Ngay cả việc vay mượn chữ Hán rồi đây sẽ là một yếu tố mới để xây dựng học thuật nước nhà. Chữ Hán sẽ là thứ chuyển ngữ cần thiết để người Việt Nam, sau khi giành lại được quyền tự chủ, có thể học và hiểu sâu hơn đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão và để xây dựng nền văn hóa mới” [18. tr 33].

Năm thế kỷ, từ thời tự chủ, chữ Hán đóng vai trò văn tự chính thức, văn tự nhà nước và có ưu thế trong sáng tác. Chữ Hán với đặc điểm vốn có của mình đã dễ thích ứng với những điều kiện ở nước ngoài, có khả năng đáp ứng với các yêu cầu mới của những người sử dụng. Độc lập, chủ quyền sẽ là tiền đề, là cái mở đầu cho rất nhiều vấn đề xã hội, trong đó có các vấn đề về ngôn ngữ, văn tự. Cách đọc chữ Hán ở Việt Nam tự nhiên cũng đứt đoạn với những biến đổi, diễn

biến về ngữ âm ở đất nước Trung Hoa. Một cách đọc chữ Hán ở Việt Nam đã hình thành - cách đọc Hán Việt nảy sinh trên cơ sở cách đọc chữ Hán dạy ở các trường học ở Giao Châu cuối đời Đường và chịu ảnh hưởng ngữ âm tiếng Việt. Cách hiểu thống nhất đối với chữ Hán là lợi thế có ích trong các hoạt động ngoại giao, là công cụ phát triển học thuật và đặc biệt là công cụ trong việc xây dựng nhà nước (các điển chương, luật lệ, phép tắc, nghi lễ, triều nghi đều được ghi bằng chữ Hán). Chữ Hán và văn ngôn đã đóng vai trò là ngôn ngữ viết cần yếu, phục vụ đắc lực các yêu cầu mà những người sử dụng nó đòi hỏi. Một khối lượng tương đối lớn các văn bản viết bằng chữ Hán do người Việt Nam sáng tác đã ra đời và được lưu giữ lại. Dù giành được độc lập vào năm 938 sau hơn 11 thế kỷ bị Trung Quốc đô hộ, nhưng Việt Nam chưa bao giờ thoát khỏi sự chi phối của ngôn ngữ cũng như chữ viết của người Hán: chúng vẫn tiếp tục chiếm vị trí chính thức trong gần một nghìn năm. Chỉ có thể giải thích bằng sức hấp dẫn chính đáng và tất yếu của nền văn hóa, văn học kiến tạo vùng quá lớn khiến người Việt không dễ dàng phủ nhận và khó lòng bứt phá. Vả chăng thừa hưởng những thành tựu văn hóa của nền văn minh Trung Quốc trong bối cảnh lịch sử ấy là một lựa chọn khôn ngoan, dẫu không muốn thừa nhận cũng khó lòng phủ định.

Từ khi xuất hiện, chữ Hán đóng một vai trò quan trọng trong việc gìn giữ nền độc lập nước nhà. Với chức năng hành chính, quan phương, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy những áng văn được xếp vào loại có giá trị bậc nhất, còn mãi với thời gian ở những thế kỷ đầu tiên của thời kỳ tự chủ là những áng hùng văn thuộc “công văn hành chính”. Đó là “Thiên đô chiếu” của Lý Thái Tổ, “Lâm chung di chiếu” của Lý Nhân Tông, “Phạt Tống lộ bố văn” của Lý Thường Kiệt. Khi làm những chiếu lệnh, văn tự ấy, các tác giả của chúng không có ý định làm văn mà chủ yếu dùng chúng để bá cáo một chủ trương lớn nào đó, phục vụ cho công cuộc xây dựng, bảo vệ, đảm bảo sự thống nhất về hành chính. Tự nhiên, cách đọc Hán Việt, chữ Hán trong thời gian đó đóng vai trò như là công cụ cần

yếu, duy trì mọi hoạt động có tính chất quan phương, chính thống của nhà nước độc lập ở dạng viết. Do yêu cầu nội dung diễn đạt( những mệnh lệnh, chính lệnh, chủ trương nào đó), nên ngôn ngữ của nó phải theo mẫu mực, chủ yếu dựa vào Kinh Thư. Khuân mẫu ngôn ngữ tạo các văn bản này đã trở thành nội dung của thi cử. Trong các kỳ thi (nhất là vào thời Trần) đều có kỳ thi chiếu, biểu. Xét về mặt chức năng xã hội, sự xuất hiện của dạng văn bản này đã chứng tỏ chữ Hán được khẳng định là ngôn ngữ của mọi hoạt động nghi thức, hành chính. Đây chính là cơ sở để xem chữ Hán là quốc gia văn tự, tạo điều kiện cho việc mở mang, phổ biến chữ Hán khi xét từ góc độ nhà nước.

Các nhà nghiên cứu thường thống nhất nhau khi nói đến vai trò của chữ Hán ở thời kì độc lập như là một công cụ để qua đó người Việt Nam hiểu sâu những vấn đề có liên quan đến các giá trị văn hóa của khu vực. Điều đó có nghĩa là nhấn mạnh đến chức năng mở mang văn hóa của hệ thống ngôn ngữ viết này, nhưng trước hết, chữ Hán được dùng vì các nhà nước đầu tiên của thời độc lập dùng nó làm công cụ cho bộ máy hành chính hoạt động. Không có nó việc tổ chức nhà nước sẽ khó khăn nhiều.

Sự phát triển và khẳng định chức năng của hệ thống ngôn ngữ viết Hán đã phát triển theo thời gian, phù hợp với các yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước tự chủ. Nho giáo đã dần dần trội lên trong nhận thức của những nhà hoạt động nhà nước, như là công cụ cần được sử dụng trong việc xây dựng, quản lý nhà nước. Do Nhà học được mở mang, số người biết chữ Hán tăng lên, lại có sự phân biệt chức năng của Nho và Phật trong đời sống đất nước, nên địa vị chữ Hán càng được tăng cường trong đời sống xã hội và nhà nước.

Sẽ là một thiếu sót nếu chúng ta không nói đến vai trò của chữ Hán trong hoạt động ngoại giao nhằm củng cố nền độc lập của nhà nước trong giai đoạn tự chủ. Phong kiến Phương Bắc không lúc nào không tìm cơ hội nhằm lập lại bộ máy kiểm soát mà ở thời kỳ Bắc thuộc chúng đã lập được. Không dùng chữ Hán,

cuộc đấu tranh ngoại giao cho sự độc lập của Tổ quốc có lẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Trong một bức thư của nhà Tống gửi cho Lê Hoàn vào tháng 8 năm Canh

Thìn, niên hiệu Thiên Phúc có viết: “Trung Hoa đối với Man Di cùng như thân người có bốn chân tay, vận động duỗi co tùy ở lòng người, cho nên bảo lòng là chủ. Nếu ở một tay hay một chân mà mạch máu ngưng trệ, gân cốt không yên, thì phải dùng thuốc thang để chữa, mà chưa thấy công hiệu thì lại châm cứu cho đến khỏi, không phải là không biết thuốc thang đắng miệng, mà châm chích làm cho thủng da đâu, chỉ vì tổn ít mà ích nhiều. Người làm chủ thiên hạ cũng giống như thế. Cho nên Thái Tổ Hoàng Đế ta nhận ngôi của Nhà Chu nhường, đổi quốc hiệu là Tống, thanh minh văn vật, biến đổi theo xưa, ở ngôi đế vương nhìn bệnh của người Man Mạch, cho nên năm thứ nhất, thứ hai thì thuốc thang cho các đất Kinh, Thục Tương, Đàm: năm thứ ba, thứ tư thì châm cứu cho các đất Quảng, Việt, Ngô, Sở…Duy còn Giao Châu của ngươi ở xa cuối trời, thực ngoài năm cõi, mà là chỗ thừa của bốn chân tay, ví như một ngón chân tay của thân thể người, tuy rằng một ngón bị đau, thánh nhân lại không nghĩ đến hay sao?”. Đoạn cuối

của bức thư đã đề ra không biết bao nhiêu tối hậu thư cho vua tôi nhà Tiền Lê

cũng như cho nước Việt: “Điển lễ phân phong đã sắp sửa làm, mong ngươi đến chầu cho mình ta được vui khỏe, Dân của ngươi bay và nhảy (ý nói người hoang dã), ta có ngựa xe, dân ngươi uống bằng mũi (nay sơn man ở Giao Quảng còn có tục ấy), ta có cơm rượu để đổi phong tục của nước ngươi, dân ngươi cắt tóc, ta có áo mũ, dân của ngươi nói như tiếng chim, ta có Thi, Thư để dạy cho dân ngươi biết lễ. Cõi nóng oi ả, mù khói hấp hơi, ta thả mây của vua Nghiêu, tưới cho mưa ngọt. Khí biển đùn đùn, mây cháy đá tan, ta gảy đàn của vua Thuấn, thổi cơn gió mát. Các sao trên trời nước ngươi, ai cũng bảo là không biết, ta quay lại ngôi Tử vi cho ngươi hướng chầu; ma quỷ trong cõi nước ngươi, ai cũng sợ là yêu quái, ta đúc nên cái vạc to, để khỏi làm hại. Có muốn ra khỏi rợ Di

ngoài đảo mà xem nhà Minh Đường Bích Ung không? Có thích trút bỏ quần áo cỏ lá, mà mặc áo cổn hoa thêu núi rồng không? Ngươi có theo về không?”[16, tr

162 - 163].

Cuộc đấu tranh gìn giữ nền độc lập ước nhà diễn ra trên khắp các lĩnh vực: quân sự, chính trị và không thể thiếu được lĩnh vực ngoại giao. Ở trường hợp này, chữ Hán được coi là vũ khí tuyệt vời. Sự chuẩn bị về quân sự của Lê Hoàn có đi

kèm theo là hoạt động ngoại giao. “Mùa đông, tháng 10 năm Canh Thìn, thiên hiệu Thiên Phúc, vua sắp phát binh, trước sai nha hiệu là Giang Cự Vọng, Vương Thiệu Tộ mang thư sang nước Tống giả làm thư của Toàn xin nối ngôi cha, cầu ban cho mệnh lệnh để hoãn quân nhà Tống [16, tr 164].

Mặt khác, sau chiến tranh, việc giữ hòa bình, tránh binh dao, làm nguội những đầu óc hiếu chiến và bành trướng đã yêu cầu phải đẩy mạnh mặt trận ngoại giao hơn nữa, phải làm cho người Bắc thấy đây là nước có văn hiến, lễ nghĩa, nhân tài chẳng kém gì Trung Hoa. Sử sách có ghi chép nhiều chuyện về tài năng bầy binh bố trận trên mặt trận ngoại giao của Lê Hoàn. Chẳng hạn, mùa đông, tháng 10 năm Thiên Phúc thứ 7 (986), nhà Tống sai Tả bổ Lý Nhược Chuyết, Quốc Tử Giám bác sỹ Lý Giác mang chế sách sang phong cho vua. Năm Thiên Phúc thứ 8 (987), nhà Tống lại cho Lý Giác sang. Khi Lý Giác đến chùa Sách Giang, vua sai pháp sư tên là Thuận giả làm người coi sông ra đón. Lý Giác rất thích nói chuyện văn thơ, lúc ấy nhân có hai con ngỗng lội trên mặt nước, Lý Giác vui ngâm rằng:

Nga nga, lưỡng nga nga. Ngưỡng diện hướng thiên nha. (Ngỗng ngỗng hai con nguỗng

Ngửa mặt nhìn chân trời).

Pháp sư đang cầm chèo theo vần làm nối đưa cho Lý Giác xem:

Hồng trạo bãi thanh ba” (Nước lục phô lông trắng Chèo hồng bơi trên sóng xanh).

[16, tr 170 – 171]. Mặt trận ngoại giao với việc dùng chữ Hán đã mang lại nhiều thắng lợi. Điều đó chứng tỏ vai trò to lớn của chữ Hán trong hoạt động ngoại giao, và không chỉ xảy ra ở thời kỳ đầu độc lập mà trái lại nó luôn thể hiện thường xuyên trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Những thắng lợi về đối nội và đối ngoại đã mang lại một vị thế mới cho các triều đại và đất nước. Tự nhiên xuất hiện nhu cầu khẳng định vai trò của các triều đại, các vua và các tướng lãnh cũng như ca ngợi đất nước nói chung. Viết sử đã trở thành một yêu cầu cấp bách trong việc xác định tính chất căn bản của đất

nước, tính chất chính thống của từng triều đại trong trọng trách “ thế thiên hành đạo”.

Những triều đại đầu tiên của thời kỳ độc lập (Ngô, Đinh, Tiền Lê), do tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, việc đề cao triều đại của các vua chủ yếu dừng lại ở việc đặt tôn hiệu.

Sang thời Lý, việc ca ngợi triều đại, các vua, các tướng lĩnh trở thành một trong những liệu pháp, chứng tỏ tính chính thống, uy lực của những nhân vật này. Văn bia ghi lại bằng cứ được dùng làm chuẩn mực, tránh tùy tiện, nên được dùng thịnh hành để ghi lại có tính chất lưu giữ những công đức của nhà vua công thần, các vị thần được phong tước vị, ghi công lao, các sự kiện lớn trong xã hội, công cuộc xây dựng chùa tháp, đền đài với ý nhắn nhủ con cháu mai sau những điều tốt đẹp cần được phát huy, những cảnh trí đáng được ca ngợi, những điều thiêng liêng cần được tôn thờ, những luật lệ cần tuân theo. Ở thời Lý, văn bia được sử dụng để ca ngợi các vua và có thể coi đây là hình thức tiền thân của phong cách

trị yên trong nước, dưới đương giúp đỡ lân bang. Bỗng lính thú nơi biên khu trở mặt, gây nên hiềm khích dở dang. Vội vàng chống địch, làm nhụt oai thù. Quân Châu Ung muốn ức tan tành như mây mù gió cuốn, quân Như Nguyệt trăm vàn đổ vỡ như gặp nắng băng tan. Tự thi hành nhờ viên tướng ngoại biên, đâu có phải lòng vua quyết định. Đưa hoàng cực lên cõi thanh bình, dẫn sinh dân đến nơi giàu có, quạt gió nhân giáo hóa nước nhà, gia ơn huệ ban cho khắp chốn….Nhân dân hòa hợp, trăm họ yên vui. Mùa xuân ra mắt dâng kính ngọc ngà, mùa thu vào chầu, trình bày chức vị. Hợp các nước chư hầu mà yến thưởng, xây bảo đài ba cấp cho quần tiên. Lợp ngói bạc sáng chói trời xanh, đặt tòa sen phơi bày tường báu. Trên nóc phượng hoàng đứng thẳng, xung quanh rồng lớn đua vờn. Lọng trang sức thất trân, đai trang hoàng bách bảo. Đó là thềm trên cao nhất, thánh thượng ngự chơi, bậc giữa tầm thường cung tần chầu chực”.[30,

tr 405].

Sự xuất hiện những tài liệu viết bằng chữ Hán ca ngợi vua có thể coi là những biểu hiện cho sự phát triển về chức năng xã hội của chữ Hán ngay từ các thế kỷ đầu của thời kỳ tự chủ. Có thể coi những trang sử đá khá trường tồn với thời gian. Chữ Hán không chỉ được dùng để đọc kinh Phật, học sách Nho, viết chiếu từ quân lệnh, làm thơ mà dần dần bước vào một vị trí đỉnh cao - viết sử - một chức năng có lẽ do các điều kiện của lịch sử, nó chưa được người Việt Nam sử dụng trong một khoảng thời gian khá dài ở các thế kỷ trước. Bởi vậy, cho dù thời Lý đến giờ không còn lưu lại các công trình sử bằng chữ Hán, nhưng với sự hiện diện của những tâm bia đá với nội dung trên đây đã là những minh chứng hiển nhiên cho chức năng biên soạn tài liệu lịch sử mà chữ Hán đảm nhận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài văn bia, tiếng Hán còn được sử dụng để viết gia phả, ngọc phả và thần phả. Ngọc phả ghi chép hệ thứ của người thuộc dòng dõi hoàng tộc, thần phả ghi chép thần tích của những vị được sắc phong thần, hai thứ này thường do

những người giỏi chữ nghĩa viết ra. Gia phả hay tộc phả là là lịch sử của một dòng họ ghi theo thứ tự từng đời.

Đến thời Trần, cùng với sự hoàn chỉnh của cơ cấu tổ chức nhà nước, tính chất điển chương trong việc xây dựng nhà nước càng tăng lên và thêm vào đó là những võ công hiển hách: ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, đất đai được mở rộng, đất nước làng giềng đều nể sợ đã cho phép biên soạn bộ sử đầu tiên. Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu hoàn thành vào năm 1272, chép sử Việt Nam từ năm 207 trước công nguyên đến năm 1224, đến nay dù đã thất truyền nhưng nó

Một phần của tài liệu Khảo sát chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam (Trang 38)