Lời huấn dụ thác danh Đức Thánh Trần qua kinh giáng bút

Một phần của tài liệu Đức Thánh Trần qua kinh Giáng Bút (Trang 71)

Không chỉ là vị thánh linh thiêng, mà đọc những vần giáng bút thác danh Đức Thánh Trần, ta còn thấy rõ đƣợc tấm lòng vì dân, lo cho con dân, luôn khuyên răn con dân sống sao cho trọn nghĩa trọn tình, làm theo điều

69

thiện, tránh điều ác, tu tỉnh theo ngũ luân cƣơng thƣờng. Đó là lời huấn dụ, khuyên răn chúng đệ tử hãy tin theo lời kinh chỉ bảo:

經之功德,如萬藥山,如六頭水。口而誦心而推,朝於斯,夕於 斯。主善為師,誠意毋欺。神之格思,神之聴之,福祿來為,蠢蠢蚩蚩, 敬之勿違。

Kinh chi công đức, như vạn Dược Sơn, như Lục Đầu thủy. Khẩu nhi tụng tâm nhi thôi, triêu ư tư, tịch ư tư, chủ thiện vi sư, thành ý vô khi. Thần chi cách tư, thần chi đức chi, phúc lộc lai vi, xuẩn xuẩn xi xi. Kinh chi hốt vi.

(Công đức của kinh nhƣ ngọn Dƣợc Sơn, nhƣ sông Lục Đầu. Miệng tụng, lòng thúc giục, sáng cũng thế, chiều cũng thế. Tôn ngƣời thiện làm thầy, thành thật chẳng dối lừa. Thần chính đƣợc suy nghĩ ấy, thần nghe đƣợc điều ấy, cho phúc lộc kéo đến ùn ùn. Kính cẩn chớ sai.)

Trong Chính kinh lục đệ nhị của văn bản Hưng Đạo chính kinh bảo lục

có ghi:

敕封九天武帝,鎮治南方,顯靈振威,欽差文武部官。上尊聖令, 下度人間。茲察之下界眾弟子等,身雖投誠,而心不內省。所以求之有 應,應之不久,終淪寂寞,世道人心,可勝惜哉!吾今據范殿帥將軍請 來乩筆,著經以訓人世。

Sắc phong Cửu Thiên Vũ Đế, trấn trị Nam phương, hiển linh chấn uy, khâm sai văn vũ bộ quan. Thượng tôn Thánh lệnh, hạ độ nhân gian. Tư, sát chi hạ giới, chúng đệ tử đẳng, thân tuy đầu thành, nhi tâm bất nội tỉnh. Sở dĩ, cầu chi hữu ứng, ứng chi bất cửu, chung luân tịch mịch. Thế đạo nhân tâm, khả thắng tích tai! Ngô kim cứ Phạm Điện Súy tướng quân thỉnh lai kê bút, trước kinh dĩ huấn nhân thế.

70

(Đƣợc Sắc phong Cửu Thiên Vũ Đế, trấn giữ cai trị phƣơng Nam, hiển linh oai vũ, thống lĩnh bộ quan văn võ. Trên vâng Thánh lệnh, dƣới thì cứu độ nhân gian. Nay xét thấy chúng đệ tử ở hạ giới, thân tuy thành thực nhƣng tâm không phản tỉnh. Cho nên tuy cầu có ứng nghiệm nhƣng ứng nghiệm không

lâu dài, cuối cùng lại chìm vào vòng tịch mịch. Thế đạo nhân tâm, thật đáng

tiếc thay! Nay ta đƣợc Phạm Điện Súy tƣớng quân mời về kê bút, viết kinh để dạy bảo ngƣời đời.)

Kinh văn chỉ rõ nguyên nhân tại sao những lời cầu nguyện của chúng đệ tử có đƣợc ứng nghiệm, nhƣng sự ứng nghiệm ấy lại không đƣợc lâu dài. Ấy là bởi ngƣời ta chỉ chăm chăm cầu cúng nhƣng ngay trong lòng mỗi ngƣời

lại không tự suy xét chính mình. Chỉ cần một lòng tụng niệm, tự phản tỉnh tội

lỗi của bản thân thì tự dƣng phúc lộc sẽ kéo tới ùn ùn.

Trong Lục độ chân thuyết lục đệ ngũ - Hưng Đạo chính kinh bảo lục,

kinh văn có nói lên sáu chân thuyết: bảo mệnh, cầu tự, trấn trạch, giải hạn, trị bệnh, trừ tà. Đó là sáu chân thuyết giúp ngƣời đời tự phản tỉnh, hƣớng theo đức thiện. Những lời kinh văn khuyên răn chúng đệ tử thật mộc mạc gần gũi với đời sống thƣờng ngày, nhƣng cũng không vì thế mà làm giảm đi uy nghiêm cũng nhƣ sự linh thiêng của Đức Thánh, thể hiện hình tƣợng vị Thánh với tấm lòng luôn lo cho cuộc sống của nhân dân. Lời kinh Giáng bút thác danh Đức Thánh Trần khuyên con dân hãy tu thân phản tính, hãy khắc chế

bản thân bằng tính thiện, không đƣợc ngạo mạn, không đƣợc trái luân thƣờng

đạo lý, hành xử theo đức, theo nhân, theo nghĩa, theo thiện, hành nhiều âm đức, không đƣợc ăn ở hai lòng, ăn uống có mực, không đƣợc làm điều lục dâm phóng đãng, tâm không tƣ tà, miệng không tà thuyết, giữ gìn chính đạo. Nếu làm đƣợc nhƣ thế, chúng đệ tử ắt sẽ đƣợc cứu khỏi nguy nan, phúc lộc hƣng thịnh, phú quý an khang, con cháu hƣng thịnh đời đời tiếp nối, tai nguy tan biến, tật bệnh tiêu tan, tinh thần thanh thản, cơ thể khỏe mạnh.

71

Khi đã kể hết sáu chân thuyết, kinh văn còn không quên khẳng định rằng tất cả những chân thuyết ngài làm ra là để “răn dạy các ngƣơi”. Khuyên mọi ngƣời hãy trọn lòng hƣớng đạo, giáo hóa lẫn nhau, quay về con đƣờng giác ngộ, thoát khỏi mê lầm. Kinh văn còn chỉ rõ, những bản tấu của chúng đệ tử chỉ cầu công danh, không cầu trƣờng thọ, chỉ cầu con cháu mà không hỏi quả báo, lại dùng hành động đau buồn sám hối để đƣợc đắc kế, nhƣng lại điềm nhiên với chuyện giặc thù. Tất cả những điều đó chính là thân không

thành. Thân không thành thì không thể xứng với tấm lòng mà Đức Thánh

Trần ban bố.

Bởi vậy, tất cả những ngƣời thành tâm, những trẻ em đọc kinh sách thánh hiền sẽ đƣợc nắm rõ hết những điều sâu xa khó hiểu, xét rõ thiện ác đời ngƣời.

Tấm lòng lo lắng cho cuộc sống của chúng đệ tử còn đƣợc bày tỏ rõ ràng trong lời kinh thác danh Đức Thánh Trần:

吾心慇慇,憫世救民,撏除凶孽。於是應夢我門弟子。啟演經文 以傳于世。今吾雖在天,吾咱不遠。爾等事事欽行。毋怠厥志。

Ngô tâm ân ân, mẫn thế cứu dân, tầm trừ hung nghiệt. ư thị ứng mộng ngã môn đệ tử. Khởi diễn kinh văn, dĩ truyền thế.Kim ngô tuy tại thiên, ngô ta bất viễn. Nhĩ đẳng sự sự khâm hành, vô đãi quyết chí.

(Lòng ta lo lắng, thƣơng đời cứu dân, quét sạch loài ác ôn yêu nghiệt. Bởi thế nên ứng mộng cho chúng đệ tử của ta khởi diễn kinh văn để truyền ở đời. Nay ta ở trên trời nhƣng ta chẳng xa. Các ngƣơi muôn việc tuân theo, chớ

có nhờn lòng thiếu chí.)

Hay trong Bản thiện kinh (ký hiệu AB.355), kinh văn khuyên chúng đệ

tử chớ nên tham lam danh lợi:

72

Trong thiện sự chớ lòng di sức Vòng vũ trụ mang mang nhất khối

Cuộc nhân sinh như quỷ lỗi trung trường Luống công đâu mà danh lợi đa mang Sách có chữ tham tài nhi tử

Thử ngồi lâu gắm nghĩ gần xa Sau mới biết lời ta bảo phải Thôi từ giờ nên trừ cái ấy

Đường phải chăng ta nghĩ lại ta lo Cái thân danh đừng để ô đồ

Nên nhớ chữ vi nhân tự ngọc Trách đời nay ghét đường lợi dục Của trên đời cày cuộc tham xin.

Không chỉ đƣa ra lời huấn dụ, khuyên chúng đệ tử phải tuân theo sự nghiệp thánh hiền, ấy là trung hiếu, ấy là đạo ngũ luân, đối tƣợng mà lời kinh thác danh Đức Thánh Trần răn dạy không ngoại trừ ai, từ những kẻ giàu sang

hay nghèo hèn, từ ngƣời già trẻ nhỏ, từ tín nam tín nữ, tất cả phải phụng theo

lời huấn dụ ấy, từ cách đối nhân xử thế, từ những mối quan hệ trong gia đình cho tới bạn bè thân hữu.

Đối với đất trời, thần tiên: phải tôn kính, chớ có mạo phạm

Đối với quỷ thần nên đứng từ xa mà kính trọng, không đƣợc làm ô uế quỷ thần.

敬重天地,心香一炷晨昏。

73

(Kính trọng trời đất, một bấc hƣơng lòng sớm tối.)

(Hưng Đạo độ thế lục đệ nhất - Hưng Đạo chính kinh bảo lục)

切莫心萌欺詐,切莫貌敬神明。

Thiết mạc tâm manh khi trá, thiết mạc mạo kính thần minh.

(Không đƣợc có lòng dối trá, không đƣợc khinh miệt thần minh.)

鬼神宜敬而遠,無為謠瀆鬼神。

Quỷ thần nghi kính nhi viễn, vô vi dao độc quỷ thần.

Quỷ thần nên từ xa kính trọng. Chớ nên siểm nịnh quỷ thần.

(Khải vụ lục đệ tam - Hưng Đạo chính kinh bảo lục)

Đối với vua, bề trên: phải hết mực trung kính

敬忠萬古是君臣。

Kính trung vạn cổ thị quân thần.

(Khải vụ lục đệ tam - Hưng Đạo chính kinh bảo lục)

(Kính trung vạn đời là quân thần.)

Về lòng trung, bản thân Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn là một

minh chứng sống hùng hồn nhất. Ngài luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi

ích cá nhân. Vì lòng trung, vì vận nƣớc, ngài đã làm trái với lời trăng trối của

cha. Lúc cha ngài là An Sinh Vƣơng Trần Liễu sắp qua đời, có nói: “Con mà

không vì cha lấy đƣợc thiên hạ, thì cha chết dƣới suối vàng cũng không nhắm

mắt đƣợc”. Tuy nghe cha nói, nhƣng ngài không cho những lời nói ấy là đúng. Một hôm ngài vờ hỏi Hƣng Vũ Vƣơng: “Ngƣời xƣa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?”. Hƣng Vũ Vƣơng trả lời: “Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ”. Câu trả lời này rất đƣợc ngài tán thƣởng. Sau đó, ngài lại đem câu này hỏi con thứ là Hƣng Nhƣợng Vƣơng Trần Quốc Tảng. Quốc Tảng trả lời: “Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm

74

ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có đƣợc thiên hạ”. Trần Quốc Tuấn đã tuốt gƣơm kể tội: “Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra”, định giết Quốc Tảng. Hƣng Vũ Vƣơng hay tin, vội chạy tới khóc lóc chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Rồi ngài dặn Hƣng Vũ Vƣơng: “Sau khi ta chết, đậy nắp qua

tài rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng”1. Ngài căm hận đến chết cũng không

muốn nhìn mặt ngƣời con đã đồng tình với An Sinh Vƣơng Trần Liễu, cảm

kích những ngƣời đã khuyên ngài không nên nghe theo lời cha dặn. Ngài cũng

không bao giờ có ý định giành lấy thiên hạ. Ngài không muốn vì hiềm khích

riêng tƣ trong gia đình mà làm phƣơng hại đến nghĩa lớn, làm phƣơng hại tới

sự yên bình của triều đình, của nhân dân.

Đối với cha mẹ, anh em, vợ chồng: Phải hiếu thuận với cha mẹ, hòa mục với anh em, tôn kính vợ (chồng)

Trong gia đình, làm con phải hiếu, anh em hòa mục, vợ chồng tôn kính lẫn nhau. Không những hòa mục trên dƣới, mà còn phải đối xử với nhau thật

thà chất phác, kính trọng đất trời, cha mẹ, kính trọng anh em. Điều quan trọng

nhất khi đối xử với cha mẹ, ấy là “hiếu”, điều quan trọng nhất khi đối xử với anh em là “hòa”, còn vợ chồng thì chú trọng ở chữ “kính”. 為子如何克孝 … 兄弟如何克和 … 夫婦如何克敬。 Vi tử như hà khắc hiếu Vi đệ như hà khắc hòa 1 [57;80]

75

Phu phụ như hà khắc kính.

(Là con thì phải làm thế nào mới đạt đƣợc hiếu.

Đối xử với anh em nhƣ thế nào mới đƣợc hòa. …

Vợ chồng phải sống sao cho đƣợc kính.)

(Chính kinh lục đệ nhị- Hưng Đạo chính kinh bảo lục)

Hay: Trong Khải vụ lục đệ tam - Hưng Đạo chính kinh bảo lục cũng có

đoạn viết nhƣ sau:

孝順父母,堂前生佛二尊。和睦上下,愛敬弟兄。

Hiếu thuận phụ mẫu, đường tiền sinh Phật nhị tôn. Hòa mục thượng hạ, ái kính đệ huynh.

(Hiếu thuận cha mẹ, nhƣ trƣớc nhà có hai vị Phật. Hòa mục trên dƣới, yêu thƣơng kính trọng anh em.)

慈孝一門為父子。 … 兄弟相親同血氣。 朋友交關是五倫。 夫婦唱隨宜執道 Từ hiếu nhất môn vi phụ tử

Huynh đệ tương thân đồng huyết khí Bằng hữu giao quan thị ngũ luân

76

Phu phụ xướng tùy nghi chấp đạo.

(Một cửa từ hiếu là phụ tử. Huynh đệ tƣơng thân cùng huyết khí. Bằng

hữu giao hảo là Ngũ luân. Phu xƣớng phụ tùy nên giữ đạo.) Ngài luôn luôn nhấn mạnh chữ trung hiếu, nhân nghĩa.

行吾仁義,不恤人言。守吾忠孝,不終俗念。

Hành ngô nhân nghĩa, bất tuất nhân ngôn. Thủ ngô trung hiếu, bất chung tục niệm.

(Hãy thực hiện theo điều nhân nghĩa mà ta dạy, chẳng đoái nghĩ đến lời lẽ thị phi. Giữ điều trung hiếu mà ta dạy, chớ quay về tục niệm.)

Đối với bạn bè: phải giữ chữ tín

Cũng giống nhƣ quan điểm Nho gia, chữ tín là điều cốt cán nhất khi đối xử với bạn bè. Lời kinh thác danh Đức Thánh Trần cũng không quên khuyên răn chúng đệ tử phải cƣ xử với bạn bè làm sao cho đúng mực, cho giữ đƣợc

chữ tín.

交朋友止於信。

Giao bằng hữu chỉ ư tín.

(Giao hảo với bạn bè bằng đức tín.)

(Hưng Đạo độ thế lục đệ nhất - Hưng Đạo chính kinh bảo lục)

朋友如何克信?

Bằng hữu như hà khắc tín?

(Bạn bè phải đối xử thế nào mới đƣợc tín?)

(Chính kinh lục đệ nhị - Hưng Đạo chính kinh bảo lục)

Đối với hàng xóm láng giềng: phải kính trọng

Đối với láng giềng, bất kể là già trẻ gái trai, chúng ta đều phải kính trọng.

77

長幼敬順和鄉鄰

Trưởng ấu kính thuận hòa hương lân.

(Lớn hay nhỏ đều phải kính trọng, thuận hòa với láng giềng.)

(Khải vụ lục đệ tam - Hưng Đạo chính kinh bảo lục)

Tất cả mọi người trong xã hội phải luôn đề cao tiết nghĩa, làm điều thiện, tu theo điều phúc

Tất cả những ngƣời làm đủ mọi công việc, từ thợ nề, nông dân, ngƣời

buôn bán, nếu muốn đƣợc hƣởng phúc dày thì không nên chìm vào những

thói hƣ tật xấu. Luôn đề cao tiết nghĩa, thanh liêm, chính trực, làm ngƣời quyết đoán, để mọi việc thuận theo lẽ tự nhiên. Làm lợi ngƣời lợi vật, tu theo điều thiện, điều phúc.

Không đƣợc khoe khoang phú quý, không đƣợc khinh mạn ngƣời bần tiện, không đƣợc có lòng dối trá, không đƣợc khinh mạn thần minh.

Tuy không quy y cửa Phật, nhƣng đọc những lời kinh thác danh Đức Thánh Trần, ta có thể dễ dàng nhận ra trong tâm thức dân gian Việt Nam, Đức Thánh Trần - Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn - lại am hiểu đạo Phật, tƣ tƣởng Phật giáo nhƣ thấm nhuần trong tâm tƣ của ngài. Đối với đệ tử chúng sinh, lời kinh thác danh Đức Thành TRần khuyên không đƣợc tham lam vô độ, không đƣợc làm điều ăn uống sát sinh, sửa chữa lỗi lầm làm theo nết hay.

Nghiêm khắc đoạn tuyệt với những thứ làm bại hoại đức tính của con ngƣời,

nhƣ rƣợu chè, cờ bạc, sắc dục, tham lam vô lối.

貪生畏死,莫為口腹煞生,有過不吝改。遷善自日新。無若貪淫 酒色,賭博相因,驕訛巧譎,殘滅五倫,不敬父母,不念君臣,損辱兄 弟,背亂鄉鄰,欺訏朋友,慢虐平人,妄說人非,出入人罪,輕重長短 秤尺,大小石斛斗升,此等罪愆,歷劫不赦。

78

Tham sinh úy tử, mạc vi khẩu phúc sát sinh. Hữu quá bất lận cải, thiên thiện tự nhật tân. Vô nhược tham dâm tử sắc, đổ bác tương khốn. Kiêu ngoa xảo quyệt, điễn tiệt Ngũ luân. Bất kính phụ mẫu, bất niệm quân thần, tổn nhục huynh đệ, bội kê hương lân, khi hu bằng hữu, mạn nghịch bình nhân, vong thuyết nhân phi, xuất nhập nhân tội, khinh trọng trưởng đoản xứng xích, đại tiểu thạch hộc đấu thăng. Thử đẳng tội khiển, lịch kiếp bất xá.

(Tham sống sợ chết, chớ làm điều ăn uống sát sinh. Có lỗi thì năng sửa đổi, sửa lỗi theo thiện thì ắt tự đổi mới hằng ngày. Chẳng nên tham lam tửu sắc, cờ bạc khốn cùng, kiêu ngạo xảo ngôn, làm mất ngũ luân, không kính cha mẹ, không nhớ quân thần, làm nhục huynh đệ, gây rối xóm giềng, lừa dối bạn bè, khinh thƣờng ngƣời cùng cấp, nói sằng lỗi của ngƣời, thêm bớt tội của ngƣời, thêm bớt cân đo đong đếm. Những điều ấy thật tội lỗi, muôn đời không tha.)

(Khải vụ lục đệ tam - Hưng Đạo chính kinh bảo lục)

Những lời khuyên răn với ngôn từ gần gũi với đời sống mọi ngƣời, những lời văn thác danh Đức Thánh Trần đã khuyên răn chúng đệ tử cƣ xử

sao cho hợp với Ngũ luân cƣơng thƣờng, không dính vào những tệ nạn xã hội,

những điều làm tổn hại tới đạo đức của con ngƣời. Làm tôi phải trung, làm

con phải hiếu, làm anh em phải hòa mục, làm bạn phải tín, làm vợ chồng phải

kính, không đƣợc làm những điều dối trá lừa lọc. Đối tƣợng mà kinh văn thác danh Đức Thánh Trần khuyên răn không trừ một ai, từ già trẻ lớn bé cho tới

thiện nam tín nữ, quan tâm tới tất cả những mối quan hệ trong xã hội. Qua

kinh Giáng bút thác danh Đức Thánh Trần ta thấy đƣợc, trong tâm thức ngƣời dân Việt Nam, Đức Thánh Trần thật xứng với địa vị là ngƣời “Cha” vô cùng thân thiện, tôn quý mà ngƣời dân thƣờng gọi.

79

Một phần của tài liệu Đức Thánh Trần qua kinh Giáng Bút (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)