Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn, lãnh tụ quân sự thiên tài qua kinh giáng bút

Một phần của tài liệu Đức Thánh Trần qua kinh Giáng Bút (Trang 49)

2.1. Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn, lãnh tụ quân sự thiên tài qua kinh giáng bút kinh giáng bút

Cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn gắn liền với cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông và những chiến công vĩ đại của dân tộc ta vào thế kỷ XIII. Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258), Hƣng Đạo Đại Vƣơng Trần Quốc Tuấn đƣợc cử chỉ huy các tƣớng giữ biên

thùy phía bắc; trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288),

ngài đƣợc cử làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh toàn quân đánh giặc.

Vốn xuất thân tƣ̀ nơi nổi tiếng với nghề đánh cá hùng ma ̣nh , Trần Quốc Tuấn mang trong mình dòng máu thƣợng võ của cha ông , rất giỏi nghề sông nƣớc và thạo thủy chiến . Tƣ̀ nhỏ , Trần Quốc Tuấn đã có tƣớng ma ̣o phi thƣờng, thông minh hơn ngƣời, đƣợc rèn đúc kỹ càng , ai cũng khen là bâ ̣c kỳ

tài. Đại Việt sử ký tiền biên có ghi: “… Khi mới sinh ra có ngƣời xem tƣớng

trông thấu bảo rằng: “Ngƣời này ngày sau có thể cứu nƣớc giúp đời”, đến khi lớn lên dung mạo khôi ngô thông minh hơn ngƣời, đọc rộng các sách, có tài

văn võ”1

.

Trong khói lƣ̉a chiến tranh , Trần Quốc Tuấn đã đă ̣t lợi ích quốc gia lên trên hết, gạt những hiềm khích cá nhân sang một bên , ra sƣ́c lãnh đa ̣o tƣớng

sĩ, quân dân ta ̣o nên sƣ́c ma ̣nh vô đi ̣ch của dân tô ̣c ta . Ngài không chỉ tinh

thông tha ̣o lƣợc, mà còn là nhà lý luận , nhà quân sự đại tài . Nhƣ̃ng cống hiến của ngài về lý luận và thực tiễn đã nâng ngài trở thành một trong những anh hùng kiệt xuất của dân tô ̣c và của mo ̣i thời đa ̣i . Ngài là ngƣời thấu hiểu tâm lý

1

47

của quân dân , luôn giƣ̃ đƣợc lòng dân , luôn hƣớng về lợi ích quốc gia , tấm lòng trung trinh, sắt son vì nƣớc.

Tài năng của ngài còn đƣợc thể hiện ở việc ngài luôn biết cách nhìn nhâ ̣n, đánh giá để có thể sƣ̉ du ̣ng bâ ̣c hiền tài , thƣờng tiến cƣ̉ nhƣ̃ng anh tài giúp nƣớc. Môn khách của ngài nhiều ngƣời trở t hành anh hùng, đều có tiếng về văn chƣơng chính sƣ̣, nhƣ Trƣơng Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tƣơ ̣ng.

Đƣơng đầu với những khó khăn chống giặc, ngài luôn thể hiện tinh thần quyết chiến đấu tới cùng, quyết hy sinh để giành độc lập tự do cho dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai (1285), trƣớc sức mạnh ồ ạt của giặc, Thƣợng hoàng Trần Thánh Tông không khỏi lo lắng và hỏi Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn: “Thế giặc nhƣ vậy, ta phải hàng thôi”, nhƣng Trần Quốc Tuấn đã trả lời: “[Bệ hạ] chém đầu tôi trƣớc rồi

hãy hàng”1

. Ý chí quyết tâm chiến đấu và lòng căm thù giặc sâu sắc của Quốc

công tiết chế đƣợc thể hiện rõ ràng trong các tác phẩm lẫy lừng về quân sự của ngài.

Đó chính là hình tƣợng vị lãnh tụ quân sự thiên tài, vị tƣớng tài ba

trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Bằng chính tài năng của mình, sau khi mất đi,

Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn đã đƣợc ngƣời dân tin tƣởng và tôn làm Thánh. Từ một con ngƣời trong lịch sử, Hƣng Đạo Vƣơng đƣợc suy tôn, nhân thánh hóa là Đức Thánh Trần. Trong những bài giáng bút thác danh Đức Thánh Trần, chúng ta thấy rõ đƣợc rằng, hình tƣợng lãnh tụ quân sự thiên tài Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn mãi mãi ở trong tâm thức mỗi ngƣời dân Việt Nam.

Trong Chí tâm quy mệnh lễ ở văn bản Trần triều hiển thánh chính kinh

sơ biên có ghi:

1

48

東阿令冑,南島仙蹤, 扶國救民, 等君親于天地, 耡奸討亂奮威武于明 都。一身家國之懷, 殷憂啟聖。萬古丹青一幅, 卓冠宗臣。盛德聞於大邦。 天書果定。餘靈鎮乎越甸。鬼祟潜形。武爵加封。天宮統攝乎文身之地。 禄籍世掌。人界娑婆乎化育之方。仁武興道大王尊者。

(Đông A lệnh trụ, Nam đảo tiên tòng, phù quốc cứu dân, đẳng quân thân vu thiên địa. Sừ gian thảo luận, phấn uy vũ vu minh đô. Nhất thân gia quốc chi hoài,ân ưu Khải Thánh. Vạn cổ đan thanh nhất bức, trác quán Tôn thần. Thịnh đức văn ư đại bang, thiên thư quả định. Dư linh trấn hồ Việt điện, quỷ túy tiềm hình.Võ tước gia phong, thiên cung thống nhiếp hồ văn thân chi địa. Lộc tịch thế chưởng, nhân giới sa bà hồ hóa dục chi phương.)

(Trụ cột của Đông A, giống tiên vùng Nam Đảo, giúp nƣớc cứu dân, công lao sánh cùng trời đất, trừ gian dẹp loạn, uy vũ lừng lẫy chốn minh đô. Một thân với nỗi nƣớc nhà, nỗi lo nặng lòng khải Thánh. Muôn thuở lƣu danh sử sách, cao siêu một bậc tôn Thần. Thịnh đức rền khắp đại bang, sách trời đã định. Linh thiêng trấn yên Việt điện, lũ quỷ tàng hình. Tƣớc Võ đƣợc phong, chốn thiên cung thống lĩnh xứ văn thân, giữ quyền Lộc tịch, cõi nhân gian ruổi dong miền hóa dục.)

Hay nhƣ trong Khải từ - Hưng Đạo chính kinh bảo lục, những câu chữ

đầu tiên cũng ca ngợi công lao to lớn của vị Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn.

恭聞:重興名將,一代尊臣,名騰北闕,跡顯東阿。生前大義至 忠,壯其獻而匡王國。化後福神上等,除其邪以保黎民。武布昭椿植藤 江,威遠暢劍鳴藥嶺。

Cung văn: Trùng Hưng danh tướng, nhất đại tôn thần, danh đằng bắc quyết, tích hiển Đông A. Sinh tiền đại nghĩa chí trung, trang kỳ hiến nhi

49

khuông vương quốc. Hóa hậu phúc thần thượng đẳng, trừ kỳ tà dĩ bảo lê dân. Vũ bố chiêu xuân thực Đằng giang, uy viễn sướng kiếm minh Dược lĩnh.

(Kính nghe: Danh tƣớng Trùng Hƣng, tôn thần một triều đại, tiếng

vang bắc khuyết, tích rạng Đông A. Sinh ra đại nghĩa chí trung, đem dâng

hiến sức mạnh để giúp vƣơng quốc. Sau hóa thành bậc phúc thần thƣợng đẳng, trừ gian tà để bảo vệ lê dân. Uy vũ cắm cọc trên sông Bạch Đằng, uy viễn dƣơng kiếm làm chấn động ngọn Dƣợc sơn.)

Ngài là danh tƣớng Trùng Hƣng, là bậc phúc thần thƣợng đẳng, uy vũ của ngài còn mãi với non sông cùng chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng, chấn động ngọn Dƣợc Lĩnh.

Hình tƣợng một Quốc công tiết chế Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn luôn đau đáu cho vận nƣớc nhà còn đƣợc thể hiện thông qua lời văn hừng hực

khí thế trong Bảo Kiếp giác thế lục đệ tứ - Hưng Đạo chính kinh bảo lục. Đó

chính là vị tƣớng tài ba với ý chí quật cƣờng vì dân vì nƣớc, luôn nêu cao ý

tƣớng cứu dân cứu nƣớc, tế độ chúng sinh thoát khỏi bến mê lầm.

Nhắc tới thời Trần là nhắc tới hào khí Đông A. Bởi thế, khi nói tới công lao hiển hách của Trần Quốc Tuấn, ta cũng dễ dàng bắt gặp những từ ngữ

nhắc tới hào khí Đông A. Không chỉ ở hai ví dụ trên, mà ta còn bắt gặp hai

chữ “Đông A” ở những đoạn văn khác.

爾時:世道方興,半千昌運,南方正旺,寶祿地靈。日出東阿, 以陳代李。继天出治,君明臣良。丕顯文謀,丕承武烈。仁深德厚,國 泰民安。玉燭常調,金甌無缺。

Nhĩ thời: Thế đạo phương hưng, bán thiên xương vận, Nam phương chính vượng, bảo lộc địa linh. Nhật xuất Đông A, dĩ Trần đại Lý. Kế thiên xuất trị, quân minh thần lương. Phi hiển văn mưu, phi thừa vũ liệt. Nhân thâm đức hậu, quốc thái dân an. Ngọc chúc thường điều, kim âu vô khuyết.

50

(Lúc ấy, thế đạo đang hƣng, nửa nghìn vận tốt. Phƣơng Nam đang

vƣợng, lộc tốt đất linh. Mặt trời rạng khí Đông A để triều Trần thay Lý, kế trời trị nƣớc, quân minh thần lƣơng. Rạng rỡ thay văn mƣu, mạnh mẽ thay uy liệt. Nhân sâu đức hậu, quốc thái dân an. Nến ngọc cháy đều, chén vàng chẳng khuyết.)

Trong gần trọn nửa sau của thế kỷ XIII, với ba cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, cơn bão lửa của chủ nghĩa yêu nƣớc đã bùng lên dữ dội chƣa từng thấy, đốt cháy hoàn toàn mƣu đồ xâm lăng của giặc Nguyên - Mông. Là

những ngƣời chịu trách nhiệm chính trong sự nghiệp giữ nƣớc lúc bấy giờ,

quý tộc họ Trần (Trần Thủ Độ, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Trần

Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dƣ… mà tiêu biểu là Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn) xứng đáng là ngƣời đại diện cho khí phách quật cƣờng của dân tộc, là niềm tự hào, tin yêu của nhân dân. Chính đội ngũ quý tộc nhà Trần yêu nƣớc ấy đã để lại cho lịch sử hào khí Đông A bất diệt. Trong cuộc chiến tranh lần thứ nhất, Trần Hƣng Đạo chỉ mới là một vị tƣớng trẻ, nhƣng đã bộc lộ đầy đủ năng lực chỉ huy tài tình, lòng dũng cảm phi thƣờng trong trận mạc và đức độ dồi dào đối với binh sĩ dƣới quyền. Từ sau năm 1258, Trần Hƣng Đạo là nhà chiến lƣợc ngoại giao xuất sắc, là ngƣời trực tiếp vạch kế hoạch chuẩn bị cho cả nƣớc bƣớc vào những cuộc đọ sức tiếp theo. Trong trận chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai và thứ ba, Trần Hƣng Đạo là linh hồn của bộ máy chỉ huy chống xâm lăng, linh hồn của chiến thắng.

Tại bài chính kinh, ta cũng thấy đƣợc hình tƣợng một vị anh hùng giỏi

tài thao lƣợc, có đầy đủ đức tài, trung hiếu, tín thành, căm hận giặc Nguyên càn quấy, lo lắng cho vận mệnh nƣớc nhà. Với lời văn hùng hồn, chiến công đánh quân Nguyên - Mông cũng đƣợc nói lên một cách đầy hùng tráng. Chiến

thắng ấy chính là công lao to lớn của vị chỉ huy tài tình - Quốc công tiết chế

51

“Ta là Thanh Tiên đồng tử, kính vâng ngọc dụ, nhận lấy ấn, bảo kiếm, tam bảo, ngũ tài, giáng sinh xuống nơi nguy nan để gây dựng lại vận nhà Trần. Một đêm hƣơng gió, ánh sáng đầy phòng. Cành vàng lá ngọc hoa báu nở. Bách tính đông đúc, tiếng thơm nối dõi ngọc phả. Trẻ mẫn tiệp, lớn sáng suốt, thi thông tứ tuyệt, học thấu tam tài. Bày bố Lục hoa, hung tàng vạn giáp. Lục thao tam lƣợc, binh pháp vũ kinh. Lấy đức dƣỡng tài, lấy tài bồi đức. Tại gia, phụng thờ cha mẹ bằng đức hiếu. Tại triều, phò vua bằng đức trung. Giao hảo với bạn bè bằng đức tín. Đối đãi với liêu thuộc bằng đức thành. Nhạc tấu thiên luân, sửa sang rƣờng mối, giống nhƣ thời ấy. Quân Nguyên tàn ác, cả nƣớc đều sợ. Ai là trụ cột trấn cuồng ba? Cỗ xe chở nƣớc Việt biết ai hộ giá? Ta gắng sức quên thân, cố kết thân binh phụng mệnh, xét rõ nghĩa khí căm hận. Sắp đặt tƣớng tá, cha con cùng xung trận làm binh. Chiêu Minh đại vƣơng, Chiêu Văn đại vƣơng, Hƣng Hiến Vƣơng, Hƣng Vũ Vƣơng, Hƣng Nhƣợng Vƣơng, Hƣng Trí Vƣơng, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dƣ, Lê Phu

Trần, Đỗ Khắc Trung, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, Dã Tƣợng, Nguyễn Tha

Lƣ, Trần Thời Kiến, Nghĩa Xuyên, Duy Đằng, Huyền Hiến. Thi hành binh pháp trung hiếu nhân nghĩa. Tƣớng giỏi thần mƣu nhƣ mây nhƣ mƣa. Thuyền đắm ngựa khát, hai đƣờng tụ hợp. Bóng giáo mác chiếu tận lên trời, tiếng trống trận chấn rung mặt đất. Cƣớp giáo giặc ở bến Chƣơng Dƣơng, bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử. Sông Bạch Đằng cắm cọc, thuyền của Ô Mã Nhi bị nghiêng đổ. Phù giúp xã tắc, khôi phục núi sông. Sử Việt sáng danh, di tích Dƣợc Sơn.”

Theo nhƣ lời của bài kinh giáng bút thác danh Đức Thánh Trần thì mục đích giáng sinh cõi trần của ngài là cứu nguy vận nƣớc. Vì là ngƣời thuộc hàng thƣợng đẳng nên từ nhỏ ngài đã thông minh, không chỉ giỏi thơ tứ tuyệt,

mà còn hiểu thấu tam tài, giỏi thao lƣợc. Bài chính kinh nêu rõ, điều quan

52

có tài hoặc có tài mà không có đức thì cũng chẳng thể là ngƣời đƣợc nhân dân

tin cậy. Trong các mối quan hệ, luôn phải nhớ tới chữ hiếu, trung, tín, thành.

Phải đặt chữ hiếu lên trên hết, sau rồi mới đến trung. Câu chuyện của Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn về việc trái lời cha dặn liệu có mâu thuẫn với

luận điểm này không? Không! Vì theo Trần Quốc Tuấn, khởi nguồn của trung

là hiếu. Muốn là bề tôi trung thì trƣớc tiên phải là ngƣời con hiếu. Việc ngài trái lời cha dặn không thể hiện ngài là ngƣời bất hiếu. Bởi nếu làm thế, ngài cũng nhƣ cha ngài, sẽ mắc tội phản nghịch, đất nƣớc rơi vào lầm than. Không phải cứ nghe theo lời cha là hiếu, mà hiếu là phải làm những việc đúng đắn, có lợi cho quốc gia dân tộc, không bị ngƣời đời chê cƣời.

Nhắc tới giặc Nguyên tàn ác, ta lập tức bắt gặp những câu nói chứa

chan hận thù trong bài chính kinh. Đó là những câu hỏi xuất phát từ tận trong

tâm, từ nỗi lòng lo lắng cho dân cho nƣớc:

Ai là trụ cột trấn cuồng ba? Cỗ xe chở nước Việt biết ai hộ giá?

Có lẽ bởi thế mà Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn ra sức cố kết thân binh, luôn hừng hực nghĩa khí căm hận.

Những ngƣời nhƣ Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dƣ, Lê Phu Trần, Đỗ

Khắc Trung, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, Dã Tƣợng, Nguyễn Tha Lƣ, Trần

Thì Kiến… đều là những vị tƣớng tài ba. Nhất là Dã Tƣợng và Yết Kiêu là

hai ngƣời mà Trần Quốc Tuấn luôn tin tƣởng. Ngài luôn tôn trọng những ngƣời có địa vị thấp kém. Chính vì vậy, Yết Kiêu, Dã Tƣợng đã đáp lại lòng tin yêu của Trần Quốc Tuấn bằng những hành động trung thành vô hạn.

Tin yêu, gần gũi với ngƣời dƣới, thấu hiểu tâm tƣ và thỏa mãn nguyện vọng chính đáng của mọi ngƣời là một phẩm chất đặc biệt trong nhân cách của Trần Quốc Tuấn. Phẩm chất này là một trong những yếu tố rất quan trọng để Trần Quốc Tuấn có đƣợc đội ngũ gia thần tài giỏi, trung thành.

53

“Bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Thời Kiến, Trƣơng Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thƣờng, Ngô Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi

tiếng thời đó về văn chƣơng và chính sự.”1

Lời văn mạnh mẽ, hừng hực lòng yêu nƣớc cùng nỗi căm thù giặc sâu sắc: “Bóng giáo mác chiếu lên tận trời, tiếng trống trận chấn rung mặt đắ. Cƣớp giáo giặc ở bến Chƣơng Dƣơng, bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử. Sông Bạch Đằng cắm cọc, thuyền Ô Mã Nhi bị nghiêng đổ. Phù giúp xã tắc, khôi phục núi sông. Sử Việt sáng danh, di tích Dƣợc Sơn”.

Trong bài tán thác danh Phạm Điện Súy ở văn bản Hưng Đạo chính

kinh bảo lục cũng ca ngợi công đức to lớn của Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn. Không chỉ ca ngợi uy vũ của ngài, mà còn ca ngợi cả uy linh cũng nhƣ công đức thù thắng của ngài.

王威遠暢滕江,赫斯怒以安天下。聖德靈傳藥嶺,除其邪所喜順 民。

Vương uy viễn sướng Đằng giang, hách tư nộ dĩ an thiên hạ. Thánh đức linh truyền Dược lĩnh, trừ kỳ tà sở hỷ thuận dân.

(Đức vƣơng uy dũng vang xa tận Đằng giang, oai phong hiển hách bảo an thiên hạ. Thánh đức uy linh truyền nơi Dƣợc lĩnh. Trừ mọi tà ác để đem lại niềm vui cho dân.)

Ở trong các văn bản khác, không ít những bài thơ đề là giáng bút thác danh Đức Thánh Trần cũng thể hiện rõ uy linh anh dũng của Hƣng Đạo

Vƣơng Trần Quốc Tuấn. Nhƣ Trần triều Hưng Đạo Đại Vương giáng thi

văn bản AB.525 có những vần thơ hừng hực lòng yêu nƣớc nhƣ sau:

Non Dược lĩnh mây bay phơi phới Tiếng thông reo xa tới Đằng giang

1 [57;81]

54

Danh uy kiếm khí tiêu lâng

Nghìn thu ghi để tiếng rằng hùng anh Anh hùng đại tiết danh minh

Đông A hiển hách uy linh đời đời Gian lao kể biết mấy mươi

Tiễu trừ Nhan tặc hại người năm xưa Bốn phương thảo … một giờ

Ra tay đãng khấu danh thư nam đồ Xiết bao nhiêu sự nhỏ to

Phương danh chép để nghìn thu bia vàng Thừa thượng đế gia ban vũ tướng

Trấn Nam bang nhất hướng vân đằng Lòng từ mở rộng bao chừng

Cùng thiên tôn hóa khai hoằng cứu dân Nền tạo tác ái ân con đỏ

Xiết lượng bao cái dụ văn ca Nam giao một cõi nước nhà Xuân thu bút tích … ra phen này

Trong Hóa kê thần chú khoa cúng tế văn tạp lục (A.1347), và Trần đại

vương thánh đản nhật văn có ca ngợi công đức của Hƣng Đạo Đại Vƣơng:

大王天上青仙童子,陳朝顯聖,乃武乃文,曰明曰正,降几平亂, 奮威武于明都。

Đại vương thiên thượng Thanh Tiên đồng tử, Trần triều hiển thánh, nãi vũ nãi văn, viết minh viết chính, giáng cơ bình loạn, phấn uy vũ vu minh đô.

55

(Đại vƣơng là Thanh Tiên đồng tử trên trời, là vị thánh đế linh thiêng

thời Trần, giỏi văn giỏi võ, thông minh chính trực, giáng thế để san bằng loạn

Một phần của tài liệu Đức Thánh Trần qua kinh Giáng Bút (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)