Các chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT)– Chi nhánh Láng Hạ (Trang 41)

2.2.3.1 Các chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHNo&PTNT– chi nhánh Láng Hạ – chi nhánh Láng Hạ

Trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế hiện nay, các DNN&V là đối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và chủ đạo của các ngân hàng. Tuy nhiên, việc nhìn nhận, xem xét mức độ và chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay đối với khối các DNN&V chủ yếu dựa vào số lượng khách hàng là DNN&V được vay vốn mà chưa xem xét trong mối quan hệ với tốc độ phát triển của chúng. Mặt khác, việc sử dụng các thông tin liên quan đến việc quyết định cho vay của ngân hàng đối với các DNN&V chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau.

* Số lượng DNV&N có quan hệ tín dụng hằng năm với NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ

Nếu trước năm 1989 DNN&V tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế quốc doanh, thì trong giai đoạn đầu những năm 90, số lượng DNN&V thuộc sở hữu Nhà nước lại giảm đi đáng kể, từ 12.296 doanh nghiệp (năm 1989) xuống còn khoảng 4.300 doanh nghiệp (năm 1997), không kể khoảng 2.000 DNN&V là thành viên các tổng công ty Nhà nước. Ngược lại, các DNN&V ngoài quốc doanh lại tăng nhanh về số lượng, chất lượng và ngành nghề, từ chỗ chỉ có 123 doanh nghiệp vào năm 1991 đến nay có khoảng 24.000 doanh nghiệp. Sự phát triển của các DNN&V đã góp phần đáng kể trong việc huy động vốn đầu tư toàn xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu cho ngân sách Nhà nước, đóng góp phần lớn trong giá trị GDP mà nền kinh tế tạo ra hàng năm. Hiện trong 200.000 doanh nghiệp thì có tới 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ và đóng góp 26% GDP. Ở khu vực Hà Nội số DNN&V là hơn 3900 DN chiếm gần 14% của cả nước. Với sự gia tăng liên tục về số lượng và tính năng động của mình các DN vừa và nhỏ đã góp phần quan trọng đối với sự

tăng trưởng của nền kinh tế và chương trình xóa đói giảm nghèo cũng như giải quyết các vấn đề xã hội khác.

Số lượng DNN&V có quan hệ với NHNo&PTNT là một trong những con số phản ánh quy mô chất lượng tín dụng đối với loại hình DN này tại NHNo&PTNT.

Bảng 2.4. DNN&V có quan hệ hàng năm với NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tổng số doanh nghiệp 91 108 104

Doanh nghiệp nhỏ và vừa 76 91 91

Tỷ lệ DNN&V (%) 83,52 84,26 87,50

Nguồn: Báo cáo hoạt động NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ DNN&V qua các năm

ĐVT : %

Nhìn vào bảng và biểu đồ ta thấy số lượng DNV&N chiếm tỷ trọng lớn mặc dù có sự biến động trên tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng đối với NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ. Qua các năm tỷ lệ này vẫn duy trì ở mức trên 80%. Tỷ trọng về số lượng của DNV&N tương đương với tỷ trọng về tổng dư nợ

của DNV&N tại NHNo&PTNT. Điều này cho ta thấy NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ phân phối tín dụng khá đều cho các loại hình doanh nghiệp. Đây là một trong những thành tựu khả quan mà ngân hàng đã tận dụng nguồn vốn của mình để sử dụng một cách khoa học, tập trung vào các đối tượng chủ yếu.

* Cơ cấu DNN&V có quan hệ hàng năm với NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ

Nhìn vào bảng dưới đây ta thấy rõ tốc độ tăng trưởng DNN&V có quan hệ với NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ. Trong 3 năm từ 2010 đến 2012 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,9 % đây là một con số rất nhỏ. Điều đó chứng tỏ rằng chất lượng tín dụng cho DNN&V mặc dù đã được ngân hàng tập trung nhưng trong điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn đang diễn ra cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ, hiệu quả kinh doanh của các DNN&V liên tục giảm, nhiều DNN&V không đủ khả năng kinh doanh đã phải phá sản. Chính vì thế mặc dù tăng trưởng DN có quan hệ hàng năm với chi nhánh thấp nhưng so với mặt bằng chung của các ngân hàng thì vẫn ổn định. Ngoài các DN phá sản, ngân hàng đã có các mối quan hệ mới với các DNN&V mới.

Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng DN có quan hệ hàng năm với NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ ĐVT: % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh (%) 2011/ 2010 2012/ 2011 Bình quân Tổng số doanh nghiệp 91 108 104 118,68 96,30 106,90 DN lớn 15 17 13 18,68 12,04 93,09 DNN&V 76 91 91 100,00 84,26 109,42

Nguồn: Báo cáo hoạt động NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ

Mặc dù tốc độ tăng trưởng thấp nhưng tỷ trọng vẫn chiếm chủ yếu trong hoạt động tín dụng đối với DN của NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ. Điều đó chứng tỏ và khẳng định rằng nâng cao chất lượng tín dụng là một vấn đề cần được chú

trọng phát triển, góp phần tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nói chung.

* Cơ cấu DNN&V có quan hệ với NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ phân theo ngành nghề hoạt động

Các DNN&V Hà Nội tập trung chủ yếu vào một số ngành như bán buôn bán lẻ (4,5%); Công nghiệp (15,7%); Xây dựng (10%); Hoạt động khoa học công nghệ (9,0%); Hoạt động hành chính hỗ trợ (4,1%): Thông tin truyền thông (3,1%). Định hướng của các DNN&V Hà Nội vào các ngành thương mại dịch vụ thể hiện rất rõ trong phân bổ ngành của khu vực Hộ kinh doanh cá thể: Bán buôn bán lẻ (53,5%); Ăn uống, lưu trú (19%); Hoạt động hành chính hỗ trợ (1,4%): Thông tin truyền thông (2,1%).

Cho vay DNN&V của NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ chủ yếu là các DNN&V hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, sắt thép. Năm 2010 khách hàng DNN&V của Ngân hàng chủ yếu là trong các ngành nghề xây dựng, chiếm đến gần 33 % trong tổng số doanh nghiệp. Nhưng đến năm 2012 thì số lượng DNN&V hoạt động trong ngành xây dựng giảm xuống còn hơn 16%. Một phần do chính sách tiền tệ bị thắt chặt, đặc biệt là cho vay bất động sản, xây dựng nhà ở đã trở nên rất khó khăn không chỉ ở NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ mà ở toàn bộ các Ngân hàng. Tình trạng kinh tế khó khăn, các DNN&V hoạt động khó mang lại hiệu quả, trong khi đó các quy chế về cơ chế cho vay, cơ chế đảm bảo tiền vay tại các ngân hàng hiện nay rất chặt chẽ. Tài sản đảm bảo tiền vay là một trong những điều kiện để Ngân hàng quyết định cho vay. Nếu các DN không có tài sản đủ đảm bảo cho khoản vay vốn thì cũng khó có thể được chấp thuận trừ những khách hàng được ngân hàng đánh giá có uy tín và cho vay với một phần không đảm bảo. Tỷ lệ tài sản đảm bảo hiện nay ngân hàng đang áp dụng cho các doanh nghiệp vay vốn là:

+ Đối với giá trị đất ở: Tỷ lệ đánh giá là 75%/ tổng giá trị + Đối với nhà ở: Tỷ lệ đánh giá là 65%/tổng giá trị

+ Đối với dây chuyền máy móc thiết thị, xe ô tô...: Tỷ lệ đánh giá là 50%/tổng giá trị tài sản

Nhiều doanh nghiệp đi vay bị từ chối với lý do doanh nghiệp không có tài sản thế chấp, hoặc tài sản thế chấp không đảm bảo. Điều này rất khó khăn cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp mới được thành lập.

Bảng 2.6. Cơ cấu DNN&V phân theo ngành nghề hoạt động

ĐVT: %

STT Ngành nghề DNN&V 2010 2011 2012

1 Xây dựng 32,89 25,27 16,48

2 Sắt thép 17,11 15,38 19,78

3 Kinh doanh thương mại dịch vụ 11,84 27,47 35,16

4 Vận tải 7,89 7,69 9,89

5 Ngành nghề khác 30,26 24,18 18,68

Tổng 100 100 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu của NHNN&PTNT Láng Hạ 2.2.2.3. Hiệu suất sử dụng vốn trong cho vay DNN&V

Để đánh giá chất lượng cho vay DNN&V tại NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ không thể không phân tích chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn. Đây là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng.

Bảng 2.7. Hiệu suất sử dụng vốn giai đoạn 2010-2012

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tổng dư nợ 700,52 521,54 428,59

Tổng nguồn vốn huy động 9.430 6.722,3 5.120

Hiệu suất sử dụng vốn 0,07 0,08 0,08

Tổng nguồn vốn có xu hướng giảm qua các năm từ năm 2010 đến nay, cụ thể là đến năm 2010 là 9.430 thì đến năm 2012 là 5.120 tỷ đồng, sở dĩ như vậy là vì trong năm qua có sự biến động lớn về tỷ giá, giá vàng, lãi suất vào thời điểm c2uối năm cùng sự cạnh tranh của các ngân hàng cổ phần bằng các khuyến khích ngầm hoặc đặc biệt đã tác động tới tâm lý một bộ phận khách hàng tại Chi nhánh với nhu cầu gửi vốn hưởng lãi cao, linh hoạt rút vốn khi cần.

Nhìn vào bảng trên ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Năm 2010 chỉ tiêu này là 0,07 lần nhưng đến năm 2012 thì tăng nhẹ lên là 0,08 lần. Sở dĩ như vậy là bởi vì tốc độ tăng của tổng nguồn vốn huy động qua các năm tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng của dư nợ cho vay. Điều đó cũng chứng tỏ rằng cho vay DNN&V của NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ trong những năm qua chất lượng đã có xu hướng tăng lên.

2.2.4. Thực trạng rủi ro cho vay DNN&V tại NHNo&PTNT – chi nhánhLáng Hạ Láng Hạ

2.2.4.1. Thực trạng nợ xấu cho vay DNN&V tại NHNo&PTNT – chi nhánhLáng Hạ Láng Hạ

Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu luôn là vấn đề cấp bách trong công tác tín dụng đối với các Ngân hàng thương mại nói chung và NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ nói riêng. Trong hoạt động tín dụng nợ xấu luôn là rủi ro mà Ngân hàng tìm

cách để hạn chế và giữ ở tỷ lệ thấp nhất nếu có thể. Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trưởng nóng tín dụng một giai đoạn nào đó, thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong nhưng năm tiếp theo. Và NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ dường như cũng không thoát ra được quy luật khắc nghiệt đó của thị trường.

Trong giai đoạn 2010-2012, tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ đã tăng lệ đáng kể. Năm 2010 nợ xấu hơn 21,37 tỷ đồng chiếm hơn 3% nhưng đến năm 2012 thì tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên gần 15%.

Bảng 2.8. Nợ xấu của NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tổng dư nợ (Tỷ đồng) 700,52 521,54 428,59

Nợ xâu (Tỷ đồng) 21,37 28,04 29,06

Tỷ lệ nợ xấu (%) 3,05 5,38 6,78

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ 2010- 2012

Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2010-2012

Tại NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ nợ xấu bao gồm 3 loại đó: Nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng nợ xấu trong cho vay DNN&V bình quân qua 3 năm đã tăng lên 72,51. Trong đó thì nợ dưới tiêu chuẩn năm 2012 đã giảm mạnh so với năm 2010. Nợ có khả năng mất vốn thì tăng rất cao, bình quân tăng hơn 38,80%. Đó là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay của Ngân hàng đang ngày càng giảm xuống. Mặc dù Ngân hàng đã tập trung giảm thiểu các khoản nợ xấu có thể phát sinh, tăng chi phí dự phòng tín dụng, tăng cường cán bộ giảm sát theo dõi, đánh giá từng khoản nợ xấu để tìm biện pháp tháo gỡ, thu hồi và quản lý nợ xấu. Nhưng điều đó không thể tránh khỏi khi nền kinh tế đang ngày càng gặp nhiều khó khăn, gây các khó khăn cho các DNN&V. Bên cạnh đó do thiếu kiến thức kỹ năng quản lý, do cơ chế chính sách Nhà nước khiến một số DNN&V làm ăn thua lỗ không có khả năng trả được nợ. Hơn nữa DNN&V có quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất độc lập, mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận nên mức độ rủi ro của các DNN&V là rất lớn.

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh (%)

2011/2010 2012/2011 BQ

Tổng nợ xâu 21,37 28,04 63,60 131,21 103,64 116,61

- Nợ dưới tiêu chuẩn 2,57 0,33 12,84

- Nợ nghi ngờ 0,38 6,38 22,83 1678,96 105,96 421,78

- Nợ có khả năng mất vốn 20,99 19,09 40,44 90,96 115,09 102,31

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ 2010-2012

Kết quả phân loại nợ trong thời gian gần đây cho thấy chất lượng cho vay của NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ đang giảm sút, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng ngày càng tăng cao, đặc biệt nợ xấu đã xuất hiện ở những Chi nhánh trước đây vẫn được đánh giá có chất lượng đảm bảo. Điều này thể hiện những hạn chế, bất cập về công tác quản trị rủi ro tín dụng, đòi hỏi phải được tổ chức nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm và phòng tránh, giảm thiểu nợ xấu trong tương lai.

Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là nợ không có khả năng thu hồi vốn là do những năm trước đây khách hàng làm ăn thua lỗ không trả được nợ, đã chuyển sang nợ xấu. Số dư nộ xấu tăng lên là do tăng tỷ lệ số món cho vay.

Bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu tăng cao là do trong thời gian gần đây Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho các ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT nói riêng cũng không thoát khỏi việc chạy đua lãi suất. Việc tiếp tục nâng cao lãi xuất huy động đồng nghĩa với việc phải nâng cao lãi suất cho vay khiến cho các DN phải chịu một mức lãi suất cao cộng với việc thời giá lạm phát dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh của các DN tăng cao, chính vì thế việc trả nợ đúng thời hạn cho NH đối với các DN càng thêm khó khăn.

Hơn nữa việc thiếu một hệ thống thông tin tài chính mang tính trung thực, minh bạch và hệ thống kiểm soát hiệu quả, đồng bộ trong các DNN&V, làm cho các nhà đầu tư và cho vay như NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ, khó đánh giá được thực trạng, tình hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh toán các khoản nợ vay của doanh nghiệp, do đó cản trở việc ra các quyết định cho vay. Các ngân hàng

thường thiếu các thông tin tài chính đáng tin cậy từ phía doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc ra các quyết định cho vay. Điều này làm tăng tính rủi ro của các khoản vay, do đó các ngân hàng có xu hướng dựa vào điều kiện về tài sản bảo đảm để giảm thiểu rủi ro hoặc phải dựa trên sự tin cậy và các mối quan hệ cá nhân với chủ doanh nghiệp để đánh giá mức độ rủi ro hợp lý.

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu nợ xấu năm 2010

ĐVT: %

Biểu đồ 2.8. Cơ cấu nợ xấu năm 2012

ĐVT: %

2.2.4.2. Thực trạng về tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay DNN&V

Như bao loại hình kinh doanh khác, kinh doanh tín dụng Ngân hàng là nghề kinh doanh đặc thù luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro nhất. Vì cho vay Ngân hàng

luôn gắn liền và mối quan hệ chặt chẽ với mọi loại hình khách hàng. Nếu ngân hàng xem xét thận trọng trong quá trình cho vay, và khách hàng làm ăn có hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ tiền vay đúng thời hạn thì tất nhiên là nợ quá hạn sẽ ít. Vì vậy, việc tìm kiếm khách hàng tin tưởng để cho vay là rất quan trọng, tuy nhiên cần phải năng động và phải quyết đoán. Nhưng nếu quá thận trọng sẽ mất đi những cơ hội cho vay hấp dẫn có thể mang lại lợi nhuận cao.

Bảng 2.10. Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay DNN&V tại NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ

ĐVT: %

STT 2010 2011 2012

Tỷ lệ nợ quá hạn 0,09 0,08 1,72

Nguồn: Tổng hợp số liệu tại NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT)– Chi nhánh Láng Hạ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w