Trong hoạt động cho vay doanh nghiệp, thì NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ chủ yếu là các DNN&V, trong đó có DNN&V Nhà nước và DNN&V ngoài quốc doanh. Để thấy được sự khác biệt trong hoạt động cho vay phân theo thành phần kinh tế nhìn vào bảng sau:
Bảng 2.3. Dư nợ cho vay phân theo loại hình doanh nghiệp
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tổng dư nợ 700,52 521,54 428,59
Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước 191,94 156,98 138,86
Dư nợ Ngoài quốc doanh 508,58 364,56 289,73
Nguồn: Báo cáo KQKD NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ 2010, 2011, 2012
Dư nợ của DNV&N Ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với dư nợ của DNV&N Nhà nước. Cụ thể như năm 2010 Dư nợ DNN&V ngoài quốc doanh là 508,58 tỷ đồng còn dư nợ DN nhà nước là 191,94 tỷ đồng, nhưng đến năm 2012 xu hướng cũng không thay đổi, nhưng tỷ trọng dư nợ DNN&V ngoài quốc doanh đã giảm xuống đáng kể. Trong khi đó tỷ trọng dư nợ DNN&V Nhà nước giảm không đáng kể.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp
Nhìn vào biểu đồ ta thấy rõ xu hướng dự nợ giữa hai khu vực DNN&V Nhà nước và DNN&V ngoài quốc doanh. Nhưng tỷ trọng dư nợ DNN&V Nhà nước đã tăng lên mạnh.
Sở dĩ dư nợ của các DNN&V ngoài quốc doanh đã giảm mạnh là bởi vì từ năm 2010, do tình hình lạm phát tăng cao, lãi suất, tỷ giá, giá cả thị trường rất khó dự đoán, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNN&V ngoài quốc doanh đã giảm một cách đáng kể. Cùng với chủ trương thắt chặt chính sách tiền tệ của Chính Phủ từ năm 2009, nên NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ đã rất cẩn trọng trong việc cho các DNN&V vay vốn tín dụng, để hạn chế nợ xấu tăng cao.
Hơn nữa cũng do các DNN&V hoạt động kém hiệu quả nên hầu như không còn tài sản thế chấp, không đủ báo cáo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng, mặc dù các DNN&V ngoài quốc doanh muốn có nhu cầu vay vốn cũng rất khó khăn để tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng. Các vấn đề về tài sản thế chấp như tài sản quyền sở hữu trí tuệ, giá trị quyền sử dụng đất, tính pháp lý của bất động sản, tài sản hình thành từ vốn vay dùng để bảo đảm tiền vay... cũng là điểm yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì các tài sản bảo đảm chủ yếu có nguồn gốc từ tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp và giá trị của các tài sản cá nhân thường thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu các khoản vay để phát triển doanh nghiệp. Việc áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với các khoản vay, chẳng hạn như việc chuyển
tiền trực tiếp cho người bán, cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi làm giảm khả năng sử dụng các nguồn vốn vay.hiện đang là trở ngại chính khiến cho DNV&N ngoài quốc doanh ngày càng khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.