Công nghệ và trang thiết bị

Một phần của tài liệu Lập dự án Nến nghệ thuật (Trang 35)

1. Công nghệ sản xuất

Lịch sử ghi nhận nến có nguồn gốc từ Ai Cập. Từ hơn 5000 năm trước, nến đã trở thành một vật dụng thiết yếu đem lại ánh sáng cho loài người. Theo những ghi chép của lịch sử, nến có từ thời La Mã cổ đại. Họ dùng mỡ động vật của những loài có sừng và mỡ cừu đổ vào các ống giấy cuộn tròn. Sau đó có nhiều nguyên liệu khác nhau được thay thế để làm nến. Những người phụ nữ ở Châu Mĩ đã sử dụng quả mọng của bụi cây thanh mai để đốt cháy tạo nên ánh sáng và mùi hương. Tuy nhiên, việc làm này rất mất thời gian vì quá trình chiết xuất khá phức tạp. Người Trung Quốc thì sử dụng các ống bằng bánh bột gạo. Trong những năm cuối thế kỉ thứ 18, con người sử dụng cả dầu cá voi để đốt nến. Loại dầu này không mùi có khả năng cháy rất lâu. Tuy vậy, không dễ gì có thể kiếm được dầu của cá voi. Và cho đến thời hiện đại, các loại nhiên liệu đã được cải tiến như parafin, một tổ hợp của cacbon bão hòa, có khả năng cháy chậm và đặc biệt không gây mùi như khi sử dụng mỡ động vật hay một nguyên liệu khác là sáp ong. – vừa an toàn vừa có thời gian cháy lâu hơn parafin gấp 2 lần. Nến sáp ong từ lâu đã được biết đến với tác dụng thanh lọc không khí và có thể làm giảm bụi và các chất gây dị ứng khác trong nhà của bạn. Đốt nến sáp ong 100% nguyên chất có thể giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà bằng cách sản xuất các ion âm. Năm 1834, Joseph Morgan bắt đầu công nghiệp hoá sản xuất nến. Ông đã tạo ra một loại máy cho phép sản xuất liên tục của nến đúc bằng cách sử dụng một hình trụ với một piston di chuyển để đẩy nến khi họ kiên cố hóa. Sản xuất cơ khí hiệu quả hơn này sản xuất khoảng 1.500 ngọn nến trong một giờ cho phép nến để trở thành một mặt hàng dễ dàng giá cả phải chăng cho quần chúng.

Trong cuộc sống hiện đại, con người còn biết kết hợp nến với mùi hương từ nguyên liệu thiên nhiên để điều trị sức khỏe trong cuộc sống bận rộn tạo nên sản phẩm nến thơm như hiện nay. Sự hòa hợp giữa nến và hương thơm đã dần trở nên phổ biến trong ngành công nghiệp này và được mọi người ưu dùng.

Chính vì vậy, công ty quyết định mở rộng lĩnh vực sản xuất thêm sản phẩm nến thơm bằng công nghệ hiện đại với dây chuyền sản xuất tiên tiến nhập khẩu Ucraina thay vì thủ công như ngày xưa. Tuy nhiên, nó vẫn kế thừa nguyên tắc cơ

t= 60-65oC t=65-70oC Khuấy trộn Sáp Nấu chảy Phối trộn phụ gia Phối hương Đổ khuôn Để nóng rắn Nến thơm t=80-90oC T=0.5-2.5h Khuấy trộn bản: “sáp nóng chảy sẽ cứng lại và trở nên trắng đục nếu tiếp xúc với một bề mặt nào đó trong điều kiện không khí lạnh”.

Thành phần: sáp parafin, dầu khoáng, glyceryl, axit stearic, glyceryl monostearat,

hương liệu và phẩm màu.

2. Quy trình sản xuất

Hạ nhiệt độ

Hạ nhiệt độ

Hạ nhiệt độ

a) Chọn nguyên liệu

- Xác định các loại sáp cho nến, chẳng hạn như parafin, đậu nành hoặc sáp ong…, phân loại hình dạng và kích thước nến

- Xác định số nguyên liệu cần thiết cho việc tạo hình dạng và kích cỡ cho nến - Xác định các loại hương liệu tạo hương thơm chiết xuất từ tự nhiên

b) Nung chảy

Sáp/nguyên liệu sau đó được nấu chảy bằng cách sử dụng một nồi hơi đôi để làm nóng chảy mà không cần đốt cháy ở nhiệt độ khác nhau tùy từng loại nguyên liệu được sử dụng:

- Sáp parafin nên được nấu chảy cho đến khi nó đạt đến giữa 122-140 ° F (50 đến 60 ° C).

- Sáp đậu nành nên tan chảy cho đến khi nó đạt đến giữa 170-1800 F (76,6-82,2 ° C).

- Sáp ong nên được nấu chảy cho đến khi nó đạt đến khoảng 145 0F (62,7°C), có thể để nhiệt độ cao hơn một chút nhưng cố gắng không để vượt quá 175 độ (79,4 ° C).

- Nến cũ cần được tan chảy vào khoảng 185 độ (85 ° C), loại bỏ các bấc cũ với kẹp gắp.

c) Thêm các chất phụ gia và hương liệu

Dầu thơm được sử dụng để tạo cho các ngọn nến hương thơm. Sau khi sáp tan chảy, dầu thơm được thêm vào. Hầu hết các cây nến chuẩn thơm chứa 30-45g dầu thơm cho mỗi 500g sáp. Một loại nến thơm được đánh giá cao hơn nếu nó tỏa ra nhiều mùi hương hơn.

d) Thêm màu sắc

Màu sắc được thêm vào bằng cách thả mảng màu nhỏ vào chất lỏng. Có một loạt các màu sắc có sẵn và họ cũng có thể được kết hợp để làm cho ngọn nến nhiều màu sắc hoặc hoa văn.

e) Đổ vào khuôn

Sau khi dầu hương thơm và màu sắc đã được trộn vào, chất lỏng nóng được đổ vào khuôn tạo các hình dạng và kích thước của cây nến. Chất lỏng được cho phép để làm mát cho đến khi nó cứng lại và hoàn toàn khô. Quá trình này có thể mất 12 - 48 giờ.

f) Thêm bấc

Sau khi chất lỏng được đổ vào khuôn, bấc được đưa vào giữa lõi nến trước khi sáp nguội đi. Bấc phải được đặt tại chỗ trong khi sáp nguội đi rồi cứng để đảm bảo ánh sáng và cháy phù hợp.

g) Tách khuôn

Khi sáp được hoàn toàn đông cứng, sáp được lấy ra khỏi khuôn và cắt thành các hình dạng bằng cách sử dụng một máy cắt đặc biệt.

3. Đánh giá công nghệ và thiết bị

Thứ nhất, 30% thiết bị dùng cho việc sản xuất nến thơm được nhập khẩu từ nước Ucraina, đây là quốc gia nổi tiếng với các thiết bị chất lượng, đảm bảo an toàn cao. Bên cạnh đó, do quy trình sản xuất nến khá đơn giản, công nghệ sản xuất không đòi hỏi quá cao nên một số trang thiết bị được sử dụng có thể lấy từ nguồn trong nước. Điều này tạo điệu kiện thuận lợi cho công ty về mặt tiết kiệm chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu nhưng vẫn đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra bình thường và đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, tuy việc sản xuất nến nói chung bao gồm một số bước đơn giản nhưng ở mỗi bước đều có những thao tác quan trọng, mà nếu sai sót có thể ảnh hưởng đến cả dây chuyền do chúng có mối liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy, đòi hỏi người giám sát phải có kiến thức am hiểu về lĩnh vực này để kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh. Một ví dụ điển hình là về nhiệt độ: để có được loại nến chất lượng tốt thì nhiệt độ trong không gian làm nến cần giữ không được trên 250C để tránh làm tan chảy các cây nến đã thành hình, đảm bảo chất lượng ánh sáng khi đốt.

Mặt khác, việc sử dụng máy móc thiết bị có hạn chế là chỉ tạo ra được những loại nến thơm với hình dáng đơn giản, mà nhu cầu còn cần những cây nến nghệ thuật, bắt mắt hơn, do đó phải cần bàn tay của những người thợ khéo tay ở công đoạn cuối.

4. Ảnh hưởng của dự án đến môi trường

Trong quá trình sản xuất nến thơm, ta chủ yếu chia ra làm chất thải lỏng và chất thải rắn. Chất thải lỏng là nước được sử dụng trong công đoạn cuối cùng của việc tạo hình nến, đặc biệt là nến nghệ thuật. Trong chất thải này chủ yếu là phẩm màu để tạo màu nến và các chất phụ gia khác trong quá trình sản xuất, có đặc tính hóa học chủ yếu là chất thải hữu cơ do sử dụng hương liệu chiết suất tự nhiên. Trước tiên, công ty sẽ tận dụng hệ thống xử lý nước thải có sẵn từ trước đã áp dụng với các sản phẩm truyền thống để lọc chất thải lỏng trước khi thải ra môi trường. Sau khi moi hoạt động sản xuất đã đi vào quỹ đạo ổn định, công ty sẽ lên kế hoạch xây dựng thêm hệ thống xử lý chất thải riêng đối với dây chuyền mới này. Nước thải được dự kiến sẽ đạt các tiêu chuẩn về chất thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường đề ra trong văn bản QCVN 30:2010/BTNMT trước khi được thải ra ngoài môi trường. Chất thải rắn là những cặn, bã từ sáp không đạt tiêu chuẩn, tuy nhiên nó có thể được tái sử dụng. Đối với sáp ong hay sáp thực vật như đậu nành có đặc tính là hữu cơ do đó có thể sử dụng làm phân bón cho người trồng cây. Ngoài ra, các chất thải này còn có thể được sử dụng cho các mô hình khí biogas thay thế chất đốt.

Ngoài nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ chất thải lỏng và chất thải rắn, quá trình sản xuất các loại nến này còn có thể gây ô nhiễm không khí. Vấn đề này chủ yếu phát sinh do sáp khi nung chảy có thể tỏa ra không khí xung quanh mùi nồng, hơi khó chịu, nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng bầu không khí tự nhiên do sáp dùng chủ yếu là sáp thực vật, sáp ong. Bên cạnh đó là vấn đề tiếng ồn, do đặc thù dự án sản xuất nến này không tạo ra nhiều tiếng ồn lớn khi vận hành máy móc nên đây không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ngoài ra, việc sản xuất sẽ được tiến hành trong phân xưởng của doanh nghiệp, cách xa khu dân cư tập trung nên dù có phát ra tiếng ồn cũng sẽ không ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.

5. Danh mục trang thiết bị

STT Tên thiết bị Trị giá

1 a. Thiết bị công nghệ 40

2 Băng chuyên 1

3 Thiết bị rót nến trên băng chuyền 1.5

4 Thiết bị lạnh cho dây chuyền 7.5

5 Máy cắt nến chuyên dụng 1

6 Máy khoan bấc nến 1

7 Bàn là mặt nến 6.5

8 Máy xoa mặt nến nóng 2

9 Thiết bị nấu sáp tập trung 3

10 Nồi nấu nến hai vỏ 5

11 Tủ sấy khuôn nến 5.5

12 Sàn pha chế nguyên liệu 5

13 Vận thăng lên sàn pha chế 1

14 b. Thiết bị vận tải 2

15 c. Thiết bị khác 1

Tổng giá trị: 43

Công ty thực hiện trích khấu hao trong vòng 10 năm.

6. Nguồn cung cấp công nghệ, trang thiết bị

Các trang thiết bị được phân chia thành các hạng mục khác nhau, sử dụng các nguồn cung cấp khác nhau, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đối với thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất: Dùng 65% thiết bị trong nước kết hợp 35% thiết bị nhập khẩu từ Ucraina. Như đã trình bày trên, do yêu cầu của quy trình sản xuất nến không quá phức tạp, các thiết bị máy móc khá đơn giản nên việc lựa chọn nhà cung cấp trong nước là thích hợp, giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo hiệu quả khi vận hành. Bên cạnh đó, dây chuyền cần một số máy tự động hóa đóng khuôn, tạo hình mà thị trường trong nước chưa đáp ứng, được nhập khẩu từ Ucraina – quốc gia có uy tín về dây chuyền thiết bị đạt tiêu chuẩn chất lượng. Điều này cũng góp phần giảm thiểu chi phí nhân công cho doanh nghiệp.

- Đối với thiết bị khác (vận tải, văn phòng,…): Doanh nghiệp tận dụng các thiết bị vận tải có sẵn để vận chuyển thành phẩm, cùng với đó hệ thống thiết bị văn phòng được đầu tư thêm mới từ các nhà cung cấp trước đây là Hòa

Phát, Hồng Hà…ngoài ra có thể được điều chuyển từ các bộ phận, các nhánh sản xuất khác còn dư thừa, chưa được tận dụng hết chức năng.

Về mặt bảo dưỡng sửa chữa khi gặp vấn đề về máy móc, công ty hoàn toàn chủ động yêu cầu các nhà cung cấp cam kết giải quyết các lỗi kỹ thuật, hỏng hóc và các vấn đề khác liên quan đến việc vận hành máy móc thiết bị. Thêm vào đó, nhiều cán bộ kỹ thuật sẽ được cử đi đào tạo chuyên nghiệp về hệ thống thiết bị mới đặc biệt là đối với máy móc nhập khẩu từ nước ngoài. Bên nhà cung cấp cam kết đào tạo chuyên viên kỹ thuật cho phía công ty, đảm bảo việc vận hành diễn ra bình thường. Trong trường hợp có vấn đề kỹ thuật không giải quyết được, các chuyên gia nước ngoài sẽ trực tiếp sang hỗ trợ chuyên viên của công ty. Trường hợp xấu nhất xảy ra khi lỗi hoàn toàn thuộc về bên phân phối thiết bị, họ sẽ phải thay thế dây chuyền khác cho công ty và đảm bảo chất lượng hoạt động theo như hợp đồng đã đề ra.

VIII. Tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng và các yếu tố đầu vào khác

Phân tích các yếu tố đầu vào của một dự án là tiền đề cho việc phân tích tài chính, kinh tế của dự án. Vì vậy, phân tích kỹ các yếu tố đầu vào sẽ giúp cho doanh nghiệp ước lượng được các nhu cầu nhập lượng cho dự án trong tương lai.

1. Lựa chọn công suất của dự án: 1.1. Các loại công suất:

Công suất lý thuyết: là công suất tối đa mà dự án đạt được trong điều kiện làm việc lý thuyết, tức dự án làm việc suôts thời gian theo lịch. Công suất này trên thực tế không thể đạt được, vì vậy việc tính toán chỉ có ý nghĩa cho biết giới hạn trên của công suất để có cơ sở kiểm tra lại những tính toán về công suất trên thực tế.

Công suất thiết kế: là công suất mà dự án có thể đạt được trong điều kiện làm việc bình thường, tức máy móc thiết bị làm việc theo đúng thiết kế, không bị gián đoạn bởi nguyên nhân chủ quan của nhà đầu tư, đổng thời các yếu tố đầu vào được cung ứng đầy đủ.

Căn cứ để tính công suất thiết kế:

- Công suất của thiết bị cơ bản trong 1 giờ- Qcb - Số giờ làm việc trong 1 ca- H

- Số ca làm việc của thiết bị trong 1 ngày đêm- K - Số làm việc của thiết bị trong 1 năm –N

Công suất thiết kế: = * H*K*N Với H=4 giờ, N=300 ngày.

Với công suất của thiết bị cơ bản là 0.5 tấn thành phẩm/ giờ.

1ca = 4 giờ, một ngày máy hoạt động 2 ca, máy làm việc 300 ngày/năm.

 Công suất thiết kế của dự án: = *H*K*N

= 0.5* 4*2*300= 1200 tấn

Công suất thực tế: là công suất có thể đạt được trong điều kiện làm việc thực tế, tức là loại trừ thời gian mà thiết bị ngưng hoạt động do yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Đây là căn cứ cho việc tính toán chi phí, lợi ích và hiệu quả đầu tư trong suốt quá trình thực hiện sự án.

Sau quá trình ngiên cứu, công suất thực tế mà các chuyên viên kỹ thuật tính toán ðýợc là:

Công suất của thiết bị cõ bản là 0.5 tấn/giờ. Số ca máy hoạt động trong ngày: 1,5 ca Số ngày máy hoạt động trong năm: 300 ngày.

 Công suất thực tế của dự án là: = 0.5* 4*1,5*300= 900 tấn.

Công suất hòa vốn: là công suất tối thiểu đảm bảo dự án hoạt động có thu nhập bù đắp chi phí.

a. Lựa chọn quy mô cho dự án:

Quy mô công suất của dự án phụ thuộc vào những căn cứ sau:

- Khả năng dự án có thể thành công trong việc thâm nhập vào thị trường tiêu thụ.

- Khả năng cung ứng và trang trải các yếu tố đầu vào như tiền vốn, lao động, nguyên vật liệu đảm bảo cho dự án hoạt động bình thường.

- Đặc tính kĩ thuật công nghệ tối thiểu của thiết bị để đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

- Khả năng quản lý và điều hành dự án đạt hiệu qủa.

a. Cơ cấu sản phẩm là số lượng, chủng loại và tỷ trọng từng loại sản phẩm trong toàn bộ khối lượng dự kiến được sản xuất bởi dự án.được sản xuất bởi dự án. Sản phẩm nến của công ty CPTM Điện Quang hướng đến là sản phẩm đạt tiêu

Một phần của tài liệu Lập dự án Nến nghệ thuật (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w