Phương thức tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Lập dự án Nến nghệ thuật (Trang 63)

1. Tổ chức mua sắm lắp đặt thiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực

a) Phương thức tổ chức thực hiện

Thiết kế, xây dựng:

Dự kiến các hoạt động thiết kế, xây dựng và các công việc khác liên quan đến việc hoàn thành cơ sở hạ tầng cho dự án sẽ do một nhà thầu thực hiện. Việc lựa chọn nhà thầu này sẽ diễn ra dưới hình thức tổ chức đấu thầu, loại hình đấu thầu xây lắp, hình thức được lựa chọn là đấu thầu chỉ định - tức là công ty sẽ chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Nhà thầu này sẽ chịu trách nhiệm bao thầu toàn bộ dự án trong phần thiết kế, xây dựng,… cơ sở hạ tầng được dự tính theo kế hoạch đã đặt ra của công ty. Các lĩnh vực chuyên môn của nhà thầu như sau: chuyên sâu trong lĩnh vực thầu xây dựng; chuyên cung cấp các dịch vụ bao gồm: tư vấn, thiết kế, giám sát và thi công các công trình xây dựng công nghiệp (công trình cấp thoát nước lắp đặt đường ống nước, hệ thống điện, hệ thống chữa cháy, công trình xử lý nước thải công nghiệp,…); nhận sửa chữa, bảo trì, cải tạo các nhà xưởng, nhà máy (chống nóng, chống dột, cách nhiệt,…)

Mua sắm, lắp đặt thiết bị:

Sau khi cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện, theo hợp đồng mua sắm máy móc thiết bị đã kí với các bên liên quan, việc lắp đặt thiết bị sẽ được tiến hành trên cơ sở bên bán dây chuyền máy móc công nghệ sẽ chịu trách nhiệm lắp đặt, sửa chữa, bảo trì trong thời gian nhất định; cử các cán bộ kĩ thuật giám sát, theo dõi việc vận hành của máy móc trong quá trình chạy thử nghiệm.

Đào tạo công nhân vận hành máy, và công nhân gia công thủ công

Đối với bộ phận vận hành máy: Công ty lựa chọn một bộ phận nhân sự về mảng kỹ thuật, cắt cử đi đào tạo vận hành và xử lý các vấn đề về chuyên môn đối với dây chuyền mới, đặc biệt là đối với các thiết bị nhập khẩu, cần thiết phải chuyển giao công nghệ. Trong hợp đồng với bên xuất khẩu cũng đã cam kết giúp đỡ đào tạo

các cán bộ kỹ thuật trước khi dây chuyền máy móc thiết bị chính thức đi vào hoạt động.

Đối với bộ phận gia công thủ công: Bộ phận này chia làm hai loại: công nhân gia công thông thường và công nhân gia công trình độ cao. Công nhân gia công thông thường chỉ cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản, do việc sản xuất theo dây chuyền, chuyên môn hóa các công đoạn nên mỗi công nhân chỉ thực hiện chuyên một công việc trong dây chuyền này. Chính vì vậy, trình độ của công nhân không nhất thiết phải yêu cầu quá cao. Mặt khác, bộ phận công nhân có trình độ cao là bộ phận được tuyển chọn để thực hiện công việc tạo hình nghệ thuật cho các loại nến cao cấp theo các đơn hàng đặc biệt của khách hàng đặt. Thông thường, số lượng công nhân này sẽ ít hơn so với lượng công nhân gia công không yêu cầu trình độ cao, do đặc thù sản xuất, các sản phẩm nến thơm có hình dạng đơn giản là chiếm phần lớn thị phần, các đơn hàng nến nghệ thuật không phổ biến và nhỏ lẻ, chỉ để phục vụ một bộ phận nhỏ có nhu cầu.

b) Các đơn vị tham gia thực hiện:

Địa điểm thực hiện dự án: Xí nghiệp Đèn ống

Địa chỉ: Đường số 3, Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Tổ chức chủ trì thực hiện dự án:

Tên đơn vị: Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang

Chủ nhiệm dự án:

Ông: Hồ Quỳnh Hưng

Chức danh: Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc

Đơn vị nhận thầu thi công cơ sở hạ tầng

Công Ty TNHH Tư Vấn - Xây Dựng Nam Cát

Địa chỉ: 13/3 Khu Phố Đông Nhì, P. Lái Thiêu 52, TX. Thuận An,Bình Dương

Điện thoại: (0650) 3636798 Fax: (0650) 3636987

Email: info@namcat.com.vn Website: http://namcat.com.vn

Cán bộ tham gia thực hiện dự án:

T

T Họ và tên

Tổ chức công

tác Chức vụ

Nội dung công việc

1 Ông. Hồ Quỳnh Hưng Cty CP bóng đènĐiện Quang Tổng giám đốc Chủ nhiệm dự án,giám sát, nghiệm thu

3 Ông. Nguyễn Quang Vinh Xí nghiệp Đènống Giám đốc Tổ trưởng dự án 2 Bà. Phạm Lan Anh Xí nghiệp Đènống Trưởng phòngsản xuất kinh

doanh

Thư ký dự án

3 Ông. Phan Huỳnh Nam Cty TNHH NamCát TNHH Nam CátGiám đốc cty Chủ thầu xây dựng 4 Ông. Nguyễn Hữu

Hùng

Cty TNHH Nam Cát

Kỹ sư xây dựng Tổ trưởng thi công (bộ phận xây dựng) 5 Ông. Hoàng Minh Anh Cty TNHH NamCát Kỹ sư điện máy (Bộ phận lắp đặtTổ phó thi công

điện máy) 2. Tiến độ thực hiện

Thời hạn thực hiện đầu tư: Dự kiến việc thực hiện các công việc chuẩn bị trước khi chính thức đưa máy móc thiết bị vào vận hành để bắt đầu sản xuất diễn ra trong vòng 8 tháng – 1 năm. Điều này phục thuộc vào công tác quản lý dự án của Ban quản lý, trong đó tiến độ thực hiện các công việc chính được giám sát theo dõi một cách nghiêm túc, đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ đã đề ra.

Tiến độ thực hiện các công việc chủ yếu:

TT Hoạt động Thời gian thực hiện(Tháng) Thời gian bắt đầu

1 Giai đoạn chuẩn bị thực hiện 1 Ngay từ đầu

2 Hợp đồng cung ứng MMTB 1 Sau hoạt động 1

3 Sửa sang nhà xưởng, hệ thống xử línước thải và đường nội bộ 3 Sau hoạt động 2

4 Chờ máy móc thiết bị về 4 Sau hoạt động 3

5 Lắp đặt máy móc thiết bị 2 Sau hoạt động 4, 5

6 Kết nối hệ thống điện, nước 1 Sau hoạt động 4

7 Chạy thử máy móc, thiết bị và

nghiệm thu 3 Sau hoạt động 6, 7

Để bảo đảm dự án thực hiện theo đúng tiến độ, các điều kiện đặt ra như sau:

Khả năng tài chính: đây là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu

tư. Năng lực tài chính mạnh ảnh hưởng đến vốn, nguyên vật liệu, máy móc… cấp cho dự án và do đó ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của dự án. Năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác.

Biện pháp: Để đảm bảo khả năng tài chính, ngoài nguồn vốn tự có, doanh nghiệp cần phải huy động từ nguồn bên ngoài. Doanh nghiệp đã lên kế hoạch thu hút thêm vốn đầu tư từ các cổ đông cũng như các tổ chức, cá nhân trong ngoài nước khác. Đặc biệt, doanh nghiệp dự tính vay thêm vốn ngân hàng phục vụ các giai đoạn của tiến độ dự án.

Năng lực tổ chức: có thể coi đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng

nhiều nhất đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Nếu năng lực tổ chức tốt sẽ nâng cao chất lượng dự án, tiết kiệm chi phí và từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư.

Biện pháp: phân công các cán bộ cốt cán có trình độ, kinh nghiệm trong việc quản lý dự án để giám sát, theo dõi quá trình thực hiện dự án; lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực thực hiện các hạng mục công trình cần thiết, đáp ứng nhu cầu chất lượng đã đặt ra;…

Chất lượng nhân lực: mọi sự thành công của doanh nghiệp đều được quyết

định bởi con người trong doanh nghiệp. Do đó chất lượng của lao động cả về trí tuệ và thể chất có ảnh hưởng rất quan trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và kết quả hoạt động đầu tư nói riêng.

Biện pháp: tổ chức các khóa đào tạo nhân lực phù hợp với các vị trí cần thiết cho việc thực hiện dự án diễn ra thuận lợi. Đối với các lao động sản xuất, công ty cần đảm bảo mỗi lao động được trang bị đủ kiến thức để tiến hành công việc được giao. Đối với các lao động trình độ cao về kỹ thuật, văn phòng,…đòi hỏi chất lượng đầu vào cao đáp ứng yêu cầu đặt ra. Các nhân sự dù ở vị trí nào cũng cần được đào tạo để tạo ra các giá trị sản phẩm chất lượng cao nhất cho khách hàng.

Trình độ khoa học-công nghệ: máy móc thi công hiện đại có ảnh hưởng lớn

đến tiến độ và chất lượng của dự án, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Ngoài ra nó cũng ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trong việc thu hút vốn đầu tư.

Biện pháp: Việc lựa chọn nhà thầu phù hợp đáp ứng đầy đủ yêu cầu của dự án đã bao gồm các yêu cầu về trình độ khoa học- công nghệ của máy móc thi công

để bảo đảm tiến độ bình thường. Ngoài ra, dây chuyền máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh cũng được lựa chọn kỹ lưỡng phù hợp với công suất dự án cũng như xu hướng tiến bộ khoa học – công nghệ của nền kinh tế.

3. Tiến độ sử dụng vốn

Theo kế hoạch đề ra, các sản phẩm mới dự kiến sẽ được cho ra mắt thị trường vào khoảng đầu quý III năm 2015 ngay sau khi các công tác chuẩn bị về cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và lao động hoàn thành. Do đó, việc phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý là cần thiết để bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch. Dưới đây là bảng phân bổ nguồn vốn vào những mục đích chính của dự án theo thời gian:

Thời gian Mục đích sử dụng vốn Số lượng vốn cầnthiết (tỷ đồng)

Quý IV/2014 Thanh toán giai đoạn 1 0,2

Quý IV/2014 Đặt cọc hợp đồng nhập khẩu máy

móc, thiết bị 1.4

Quý IV/2014 Đặt cọc hợp đồng mua MMTB trong nước

1.3 Quý IV/2104 Chi phí đào tạo nhân công gia

công 0.07

Quý I/2015 Thanh toán giai đoạn 3 8

Quý I /2015 Thanh toán tiền MMTB cho nhà XK và nhà cung cấp

37.3 Cuối quý I /2015 Chi phí đào tạo nhân công vận

hành và kỹ sư kỹ thuật

0,1 Đầu quý II/2015 Chi phí lắp đặt, vận hành thử

MMTB 0.1

Quý II/2015 Mua phương tiện vận tải và các thiết bị khác

3 Quý II/ 2015 Chi phí mua nguyên vật liệu phục

Trong đó:

- Tổng vốn đầu tư cho MMTB nhập khẩu là 14 tỷ đồng, đặt cọc trước cho nhà xuất khẩu 10% giá trị đơn hàng; MMTB trong nước là 26 tỷ đồng, đặt cọc trước 5% giá trị đơn hàng MMTB.

- Các thiết bị nhập khẩu bao gồm: thiết bị làm lạnh dây chuyền và thiết bị đóng khuôn, tạo hình. Còn lại được mua từ các nhà cung cấp trong nước. - Chi phí nguyên vật liệu cho 2 quý đầu tiên:

o Đợt 1 (Quý II/2015): 25% tổng chi phí cả năm o Đợt 2 (quý III/2015): 25% tổng chi phí cả năm 4. Dự tính các nguồn huy động vốn

Nguồn vốn Kế hoạch huy động

Vốn tự có - Dựa trên cơ sở lợi nhuận giữ lại qua các năm. Vốn vay ngân hàng - Hoàn thành thủ tục pháp lý liên quan đến dự án

- Lập hồ sơ vay vốn trong đó có trình các giấy tờ liên quan đến dự án và các giấy tờ đảm bảo khác liên quan

I Tổng kết nhu cầu vốn đầu tư và các nguồn vốn

2. Tổng mức vốn đầu tư

Tổng mức vốn đầu tư cho dự án bao gồm toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng

1.1. Vốn cố định

Nguồn vốn Số tiền ( triệu đồng)

Trang thiết bị công nghệ 40.000

Thiết bị vận tải 2.000

Trang thiết bị khác 1.000

Chi phí chuẩn bị 200

Cải tạo kết cấu hạ tầng 8.000

Đào tạo nhân công 170

Lắp đặt chạy thử máy móc 100

Chi phí phát sinh khác 500

1.2. Vốn lưu động

Là số vốn tối thiểu cần thiết để đảm bảo cho việc dự trữ tài sản lưu động nhằm đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của dự án. Vốn lưu động tính vào vốn đầu tư là vốn lưu động ban đầu ( cho chu kì sản xuất đầu tiên của doanh nghiệp)

• Chi phí Nguyên vật liệu, nhân công

Trong dự án này, với chu kì sản xuất kinh doanh là 1 năm, như đã tính toán ở trên thì ta có bảng tổng kết sau:

Đơn vị: đồng Chi phí nguyên vật liệu 15.207.040.000

Chi phí nhân công 5.226.000.000

Tổng 20.433.040.000

• Chi phí quảng cáo, tiếp thị

Công ty đưa ra các phương án tiếp thị theo các giai đoạn khác nhau của dự án. Năm đầu tiên là thời kì sản phẩm cần được quảng cáo tiếp thị mạnh nhất để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của công ty.

Tổng vốn dành cho quảng cáo tiếp thị như sau: Đơn vị: Tỷ đồng Quảng cáo trên truyền hình 10

Trên tạp chí, báo và internet 4 Trên catalog, tờ rơi, áp

phích, lịch 1

Xúc tiến thương mại 2

Hình thức khác 2

Tổng 19

Tổng vốn lưu động: 20.433.040.000+ 19.000.000.000

= 39.433.040.000 đồng

1.3. Vốn dự phòng

Công ty dự định sẽ dự phòng 5% tổng vốn cố định và vốn lưu động.

Kết luận:

Tổng kết vốn đầu tư của dự án:

Đơn vị: tỷ đồng Vốn cố định 51,97 Vốn lưu động 39,43 Vốn dự phòng 4,57 Tổng 95,97 2. Các nguồn tài trợ 2.1. Vốn cố định

Công ty dự định vay ngân hàng khoảng gần 60% vốn cố định (30 tỷ đồng) trong thời gian 5 năm, lãi suất 11%/ năm, trả nợ gốc và lãi đều nhau hàng kì vào cuối mỗi năm. Phần còn lại được tài trợ bởi vốn tự có của công ty.

Ngân hàng xin vay là Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Sài Gòn. Đây là ngân hàng có quan hệ lâu năm với Điện Quang, và Điện Quang đã có một lịch sử hợp tác tốt, tạo được uy tín với ngân hàng.

2.2. Vốn lưu động

- Công ty sử dụng vốn tự có cho hai lần nhập đầu tiên (Quý II và III năm 2015)

- Các lần nhập tiếp theo: sử dụng vốn từ nguồn thu về.

2.3. Vốn dự phòng

XIII. Phân tích tài chính 1. Doanh thu

Giá bán và số lượng sản xuất:

Nến nghệ thuật Nến thả nước Nến đèn trà Khối lượng 0.525 0.6 0.75 0.9 0.6 0.75 0.9 0.3 0.375 0.45 Sản lượng sản xuất 200000 150000 100000 100000 100000 100000 150000 200000 200000 300000 Gía bán 70000 75000 90000 120000 40000 50000 65000 15000 18000 20000

Nếu công ty bán hết 100% số lượng sản xuất thì doanh thu là: 77,6 tỷ đồng

Năm dự án Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Tỷ lệ sản lượng

tiêu thụ 95% 98% 100% 98% 95%

Sản lượng tiêu thụ 1615000 1666000 1700000 1666000 1615000 Doanh thu (tỷ

đồng) 73,72 76,048 77,6 76,048 73,72

Doanh nghiệp giả định rằng năm thứ nhất và năm thứ 5 tiêu thụ được 95% số sản phẩm sản xuất ra do năm thứ nhất sản phẩm mới ra đời chưa được nhiều người biết đến và năm thứ 5 sản phẩm đã ở giai đoạn cuối của vòng đời nên tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ thấp nhất trong 5 năm, năm thứ 2 và năm thứ 4 tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm ở mức 98% và năm thứ 3 tỷ lệ cao nhất là 100% do sản phẩm ở thời kì tăng trưởng trong vòng đời.

2. Chi phí sản xuất

2.1. Chi phí biến đổi

(đvt: triệu đồng)

Năm dự án Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Chi phí nguyên vật liệu 15207.0 4 15207.0 4 15207.0 4 15207.0 4 15207.0 4 Chi phí tiền lương,trang phục lao

động 7200.72 7200.72 7200.72 7200.72 7200.72

Quảng cáo trên truyền hình 10000 8000 8000 6000 4000

Trên tạp chí, báo và internet 4000 3000 3000 2000 500

Trên catalog, tờ rơi, áp phích, lịch 1000 500 500 300 200

Xúc tiến thương mại 2000 1000 1000 1500 1000

Hình thức khác 2000 1000 1000 500 300 Tổng 41407.7 6 35907.7 6 35907.7 6 32707.7 6 28407.7 6 2.2. Chi phí cố định a. KHẤU HAO

Năm dự án Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Khấu hao thiết bị 4.31 4.31 4.31 4.31 4.31

Khấu hao nhà xưởng 0.8 0.8 0.8 0.8 0.8

Tổng khấu hao 5.11 5.11 5.11 5.11 5.11

b.CHI PHÍ CỐ ĐỊNH KHÁC= Vốn đầu tư- TSCĐ= 51970-51100= 870 (triệu đồng)

Một phần của tài liệu Lập dự án Nến nghệ thuật (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w