Xác định nhu cầu nhân lực một cách chi tiết sẽ giúp các chuyên gia có thể tính toán đầy đủ chi phí lao động tiền lương cũng như chi phí hoạt động của dự án.
Việc tính toán này dựa trên việc phân tích hai căn cứ chủ yếu, đó là:
• Các yêu cầu khác nhau đối với các loại kỹ năng lao động cần thiết của dự án.
• Các mức lương dự kiến cho các loại kỹ năng lao động này.
Việc dự kiến mức lương nên xem xét đến tác động của thuế TNDN và khả năng thu hút các loại lao động có kỹ năng từ thị trường lao động dối với hoạt động của dự án.
Mục tiêu của dự án là đầu tư mở rộng sang một lĩnh vực mới, do đó, nhân sự của dự án sẽ gồm các bộ phận sau:
• Bộ phận gián tiếp
• Bộ phận trực tiếp sản xuất 1. Bộ phận gián tiếp:
Bao gồm ban giám đốc và các phòng ban quản lý chức năng. Số lượng nhân viên và cách sắp xếp các phòng ban quản lý chức năng phụ thuộc vào công việc cụ thể mà đơn vị phải thực hiện khi dự án đi vào hoạt động.
Xác định các chức năng khi dự án đi vào hoạt động: a. Các chức năng quản lý trong đơn vị:
Quá trình sản xuất- kinh doanh các chức năng quản lý của doanh nghiệp được phân ra làm những loại sau:
- Kế hoạch và tiến độ sản xuất - Lao động và tiền lương
- Cung ứng vật tư và tiêu thu sản phẩm - Tài chính
- Hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh tế-tài chính. - Kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Hành chính, pháp chế
- Tổ chức đời sống, hoạt động tập thể, y tế…
Việc phân công phòng ban phụ thuộc vào quy mô sản xuất của dự án. b. Nguyên tắc tổ chức các phòng ban chức năng:
- Định việc: xác định các công việc cụ thể mà mỗi chức năng phải đảm nhận trong đơn vị
- Định biên: xác định số người phải có để làm tốt những công việc trên.
- Định người: xác định tiêu chuẩn năng lực cụ thể mà từng nhân viên phải có để đảm nhận các công việc được giao.
c. Trình tự tiến hành:
Công việc tổ chức phòng ban được tiến hành theo những bước sau:
• Bước 1: dự kiến các công việc cần thực hiện ( dựa vào kế hoạch sản xuất )
• Bước 2: phân nhóm công việc theo tính chất chuyên môn.
• Bước 3: xác định số lượng các phòng ban chức năng trực thuộc quyền quản lý của người lãnh đạo
• Bước 4: xác định khối lượng công việc cho mỗi chức danh quản lý trên cơ sỏ xác định số nhân viên trong pḥng.
• Bước 5:Xác lập quan hệ giữa các phòng ban để tránh chồng chéo hay bỏ sót công việc. Thiết lập nội quy hoạt động tùng phòng ban cũng như trách nhiệm của tùng nhân viên quản lý.
2. Bộ phận trực tiếp sản xuất 2.1. Quy trình công nghệ:
Doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất với dây chuyền tự đông: số lượng nhân công phụ thuộc vào máy móc thiết bị cần được vận hành. Trong những khoảng thời gian mà vận hành tự động xen kẽ với thời gian công nhân thao tác trên máy thì có thể bố trí một công nhân phụ trách nhiều máy.
Gọi M: tổng số máy mà người công nhân có thể phụ trách
: tổng thời gian tự động của tất cả các máy mà người công nhân phụ trách
: tổng thời gian bận việc của công nhân trên tất cả các máy mà người công nhân phụ trách
K: hệ số tính toán chênh lệch hao phí thời gian để thực hiên những thao tác bẳng thủ công và thời gian nghỉ của công nhân trong thời gian làm việc.( Thông thường, K dùng cho công nhân phục vụ máy đa năng là 0,7; máy chuyên dùng là 0,8)
Công thức số máy người công nhân có thể phụ trách: M= * K +1
Thời gian hoạt động từng máy là 10 giờ/ngày. Thời gian bận việc của công nhân trên mỗi máy là 2 giờ.
= 10 ( giờ) = 2 (giờ) Hệ số K= 0,7.
Vậy tổng số máy mà nười công nhân có thể phụ trách là: M= 10 *2 *0,7= 14 (máy)
2.2. Tố chức ca làm việc:
Để sử dụng hiệu quả công suất cảu máy móc thiết bị, diện tích nhà xưởng, bảo đảm mối quan hệ hợp tác sản xuất giữa những thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của công nhân, việc tổ chức ca làm việc như sau:
Ca1: từ 8h đến 12h Ca 2: từ 13h đến 17h Ca 3: từ 18h đến 22h.
2.3. Tuyển dụng và đào tạo nhân sự:
• Công tác tuyển dụng:
Nguồn lao động mà công ty sử dụng khi hoạt động dự án bao gồm: nguồn lao động nội bộ và nguồn lao động bên ngoài.
Công ty sẽ điều chuyển một lượng lao động nội bộ sang dự án mới. trong trường hợp còn thiếu lao động, công ty sẽ tuyển từ bên ngoài.
Công ty đặc biệt quan tâm và đầu tư để tuyển chọn những lao động có chất lượng bổ sung cho đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.
Công tác tuyển dụng được thực hiện theo đúng quy trình tuyển dụng với sự tham gia phỏng vấn của Ban Lãnh đạo, Phòng nhân sự và giám đốc dự án.
Sau thời gian thử việc, người lao động được công ty ký hợp dồng chính thức và hạn chế thấp nhất việc ký hợp đồng thời vụ.
Công tác đào tạo được thực hiên dựa trên sự phân tích đánh giá chất lượng lao động hàng năm và kế hoạch sản xuất cũng như những biến động của nền kinh tế để đưa ra kế hoạch đào tạo cụ thể.
Đối với nguồn lao động bên ngoài: tuyển những lao động có tay nghề. Công ty dự kiến sẽ sử dụng nguồn nhân lực có kinh nghiệm quản lý sản xuất- kinh doanh ở các nhà máy hoạt động sản xuất cùng ngành, đồng thời tuyển dụng lao động phổ thông tại địa phương, các vùng lân cận và để đào tạo tại chỗ.
Khảo sát, đánh giá người lao động nhằm đưa ra những chính sách phù hợp. (6 tháng 1 lần)
Tổ chức huấn luyện cho tất cả lao động về an toàn lao động và chăm sóc sức khỏe.
Hội đồng bảo hộ lao động thường xuyên kiểm tra an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ, cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động và dụng cụ phòng chống cháy nổ. ( 1 tháng 1 lần)
Tổ chức khám bện định ký cho người lao động 6 tháng một lần
- Yêu cầu đào tạo: sau thời gian đào tạo, người lao động có khă năng làm việc mà công ty giao cho, phù hợp với chuyên môn.
+) Đối với công nhân đứng máy và kiểm tra chất lượng sản phẩm: công ty sẽ tuyển dụng những người có trình độ và thâm niên công tác từ 3 đến 5 năm.
+) Tiến hành đào tạo nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu vể năng lực và trình độ kỹ thuật trong việc quản lý, sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại.
+) mức lương được hưởng phù hợp với trình độ chuyên môn, thâm niên công tác và được hưởng các chế độ lao động theo quy định của luật lao động hiện hành. - Hình thức tổ chức đào tạo: mời chuyên gia kỹ thuật có kinh nghiệm, uy tín về
ngành sản xuất nến về hướng dẫn - Thời gian đào tạo: 2 tháng
• Chế độ làm việc:
Công ty đảm bảo người lao động làm 8 tiếng mỗi ngày, 48 tiếng/tuần
Tuy nhiên chế độ làm việc giữa các bộ phận có sự điều chỉnh khác biệt nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong công việc sản xuất.
• Các chế độ khác: - Được đào tạo miễn phí
- Đước trang bị phương tiện bảo hộ lao động
- Thưởng theo năng lực và tinh thần làm việc
- Chế độ nghỉ phép năm, các chế độ này nghỉ lễ, tết theo quy định của nhà nước.
3. Tính toán chi phí nhân công:
• Chi phí lương:
Dự kiến nhu cầu lao động:
STT Bộ phận Số lượng( người)
1. Giám đốc dự án 1
2. Phó giám đốc dự án 1
3. Kế toán, thủ quỹ, kho 7
4. Nhân viên bốc xếp, lái xe 8
5. Kế hoạch-kỹ thuật 10
6. Tổ chức -hành chính 10
7. Kinh doanh 9
8. Nhân viên bảo vệ 2
9. Công nhân sản xuất 56
Tổng 104
Mức lương dự kiến:
( Đơn vị: VNĐ)
STT Bộ phận Số lượng Lương cơ
bản Tổng lương/tháng 1 Giám đốc dự án 1 10.000.000 10.000.000 2 Phó giám đốc 1 9.000.000 9.000.000 3 Kế toán 3 5.000.000 15.000.000 4 Thủ quỹ, công nợ 2 4.000.000 8.000.000 5 Thủ kho 2 4.000.000 8.000.000 6 Bốc xếp, dỡ hàng, lái xe 8 3.000.000 24.000.000 7 Trưởng bộ phận kế hoạch kĩ thuật 1 6.000.000 6.000.000
8 Nhân viên bộ phận kế hoạch-
kĩ thuật 9 4.500.000 40.500.000 9 Trưởng bộ phận tổ chức- hành chính 1 6.000.000 6.000.000 10 Nhân viên bộ phận tổ chức- hành chính 3 4.500.000 13.500.000
11 Trưởng bộ phận nhân viên kinh doanh
1 6.000.000 6.000.000
12 Nhân viên kinh doanh 9 4.500.000 40.500.000
14 Quản đốc 5 5.000.000 25.000.000
15 Công nhân sản xuất 50 4.000.000 200.000.000
16 Nhân viên nhà ăn 6 2.500.000 15.000.000
Tổng 104 435.500.000
Chi phí lương hàng năm
(Đơn vị: VNĐ) STT Bộ phận Số lượng ( người) Lương cơ bản Chi phí hàng năm 1 Giám đốc dự án 1 10.000.000 120.000.000 2 Phó giám đốc 1 9.000.000 108.000.000 3 Kế toán 3 5.000.000 180.000.000 4 Thủ quỹ, công nợ 2 4.000.000 96.000.000 5 Thủ kho 2 4.000.000 96.000.000 6 Bốc xếp, dỡ hàng, lái xe 8 3.000.000 288.000.000 7 Trưởng bộ phận kế hoạch kĩ thuật 1 6.000.000 72.000.000 8 Nhân viên bộ phận kế hoạch- kĩ thuật 9 4.500.000 486.000.000 9 Trưởng bộ phận tổ chức- hành chính 1 6.000.000 72.000.000 10 Nhân viên bộ phận tổ chức- hành chính 3 4.500.000 162.000.000 11 Trưởng bộ phận nhân viên kinh doanh
1 6.000.000 72.000.000
12 Nhân viên kinh doanh 9 4.500.000 486.000.000
13 Nhân viên bảo vệ 2 4.500.000 108.000.000
14 Quản đốc 5 5.000.000 300.000.000
15 Công nhân sản xuất 50 4.000.000 2.400.000.000
16 Nhân viên nhà ăn 6 2.500.000 180.000.000
Tổng 104 5.226.000.000
Được tính bằng 22% trên mức lương cơ bản( 80% quỹ lương). Bao gồm: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, công đoàn phí….. Theo quy định hiện hành, mức trích lập chi phí bảo hiểm như sau:
(đơn vị: VNĐ)
Nội dung Tỷ lệ trích lập Chi phí
1 Chi bảo hiểm xã hội 16% 836.160.000
2 Chi bảo hiểm y tế 3% 156.780.000
3 Chi phí công đoàn 2% 104.520.000
4 Chi bảo hiểm thất nghiệp 1% 52.260.000
Tổng cộng 22% 1.149.720.000
Chi trang phục lao động/ năm= 1.500.000/người *55= 82.500.000( VNĐ)