6. Bố cục nghiên cứu
2.1.1. Chính sách giáo dục của thực dân Pháp
Sau khi chiếm xong toàn bộ Việt Nam, việc tổ chức giáo dục của thực dân Pháp ở Đông Dương mới bắt đầu được mở rộng. Thực dân Pháp luôn coi giáo dục là công cụ hàng đầu để cai trị thuộc địa. Vấn đề đặt ra là dạy thế nào và dạy tiếng gì. Hai cuộc cải cách giáo dục đã được tiến hành nhằm giải quyết vấn đề trên.
Năm 1906, người Pháp cho tiến hành công cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất. Nội dung của cuộc cải cách lần này là tăng giờ dạy chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Hệ thống giáo dục lúc này gồm ba bậc: tiểu học, trung học, cao đẳng và dại học. Trong nền giáo dục ấy, hai hệ thống giáo dục được duy trì song song nhau: giáo dục Pháp - Việt và giáo dục phong kiến. Mục đích của cuộc cải cách này là trong một thời gian ngắn đào tạo được đội ngũ công nhân
30
viên chức phục vụ chính quyền. Hệ thống Hán học được cải cách nhằm đào tạo ra đội ngũ quan lại vừa có kiến thức Tây học lẫn Hán học.
Sự bất cập của hai hệ thống giáo dục trong cuộc cải cách lần thứ nhất đã đặt ra yêu cầu đổi mới. Chính quyền thực dân đã tiến hành cải cách lần nữa.
Sau khi huỷ bỏ kì thi Nho giáo, ngày 16 tháng 3 năm 1916, Sở Học chính Bắc Kỳ đã trình một báo cáo dài 15 trang lên Toàn quyền Đông Dương về việc tổ chức giáo dục bản xứ ở Bắc Kỳ. Hội đồng nhận định rằng trong hai kỳ thi Hương 1909 và 1912, các thí sinh đã thi thêm một số môn cần thiết như tiếng Pháp, quốc ngữ để chuẩn bị tinh thần cho một nền giáo dục kiểu mới. Sau kỳ thi Hương cuối cùng năm 1915, chính quyền Pháp cho xây dựng mô hình giáo dục bản xứ gồm hai cấp học, đặt dưới sự quản lý của Sở Học chính Bắc Kỳ là bậc Ấu học và Tiểu học.
Các thí sinh có bằng Khóa sinh (Tốt nghiệp Tiểu học) có thể thi vào các trường Trung học Pháp - Việt. Hội đồng cũng chủ trương các học trò có bằng Tuyển sinh có thể được dự thi vào các lớp Sơ học của trường Pháp - Việt, tức là không phải qua bậc học Dự bị của chương trình Tiểu học Pháp - Việt nữa. Mặc dù không có sự giống nhau hoàn toàn giữa trường bản xứ và trường Pháp - Việt, nhưng Hội đồng đã tạo ra những cấp học tương đương giữa hai nền giáo dục này: Ấu học của giáo dục bản xứ tương đương Dự bị của giáo dục Pháp - Việt; Tiểu học của giáo dục bản xứ tương đương Tiểu học của giáo dục Pháp - Việt (gồm ba khóa học là Sơ đẳng, Trung đẳng, Cao đẳng). Chỉ có một khác biệt nhỏ giữa hai hệ thống là trong khi các trường bản xứ phải học 6 năm mới qua bậc Tiểu học thì các trường Pháp - Việt chỉ cần 4 năm. Ngoài ra, Hội đồng nhấn mạnh rằng, giáo dục Pháp - Việt phải bao gồm
31
cả các trường học nghề để đào tạo thợ lành nghề và nhân viên cho khu vực kinh tế công nghiệp và thương mại. Hội đồng thừa nhận rằng các trong khi các trường Pháp - Việt chưa thỏa mãn được toàn bộ dân chúng về giáo dục thì các trường Tiểu học ở các tổng có thể đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo người dân.
Như vậy, kể từ năm 1906, cùng với việc thành lập Hội đồng hoàn thiện giáo dục bản xứ, hệ thống các trường công bản xứ đã được đổi mới nhằm mục tiêu cuối cùng là cung cấp nguồn nhân lực chuẩn bị cho sự phát triển của các trường Pháp - Việt. Ngoài các trường tư Nho giáo là các trường của thầy đồ ở làng xã, các trường công bản xứ bao gồm trường Ấu học, Tiểu học và Trung học. Chương trình của các trường đều có thêm phần chữ quốc ngữ, một số môn khoa học như toán, sử, địa, đặc biệt còn có thêm phần tiếng Pháp tự chọn. Ngoài việc lập các trường bản xứ công lập (nằm dưới sự giám sát của Nha Học chính), hệ thống thi cử bản xứ cũng có nhiều thay đổi. Để tốt nghiệp các trường bản xứ, học sinh phải thi qua các kỳ Tuyển, Khảo khóa, Hạch (tương ứng với ba bậc Ấu học, Tiểu học, Trung học). Đặc biệt, kể từ kỳ thi Hương năm 1909, ngoài kỳ thi văn sách và luận chữ Hán còn có thêm các kỳ thi luận quốc ngữ, toán, khoa học, và tiếng Pháp (tự chọn). Trong kỳ thi Hương cuối cùng năm 1915, thí sinh bắt buộc phải thi tiếng Pháp.
Sự tồn tại song song của hai hệ thống giáo dục đã gây ra nhiều bất cập. Sau một thời gian thăm dò, thực dân Pháp đã xóa bỏ nền giáo dục cũ cùng hệ thống khoa cử của nó.
Sau khi Bộ Học chính tổng quy ban hành ngày 21 tháng 12 năm 1917 và được hiện thực hóa từ năm 1918, tất cả các trường Tổng trong hệ thống bản xứ đều chuyển thành các trường Sơ học nhà nước trong hệ giáo dục Pháp
32
- Việt (năm 1918 số trường chuyển đổi này là 1.133). Hệ thống giáo dục và đào tạo mới đã thực sự hoàn chỉnh với cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai do Toàn quyền Sarraunt khởi xướng vào cuối năm 1917 với bộ Học chính Tổng quy.”
Nội dung cụ thể của bộ Học chính Tổng quy được đăng trên tờ Nam Phong số 12, tháng 6-1918. Theo đó, giáo dục vẫn được chia là ba cấp: tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học.
Hệ tiểu học:
Mỗi xã có một trường tiểu học. Trường tiểu học chia làm hai loại: tiểu học bị thể và sơ đẳng tiểu học. Tiểu học bị thể gồm đồng ấu, dự bị, sơ đẳng, lớp nhì, lớp nhất. Sơ đẳng tiểu học chỉ có 2 hoặc 3 lớp, chủ yếu mở ở các làng xã “học trò phần nhiều chỉ có thể học mấy năm cho biết đọc, biết viết rồi về làm ruộng, không có chí học đến lấy bằng tốt nghiệp tiểu học thì chỉ đặt các trường sơ đẳng mà thôi. Hoặc như có đứa nào đủ sức theo đuổi được hơn nữa thời lên trường bị thể nào gần đó mà học cho đến khi thi tốt nghiệp” (tr.331).
Về chương trình đại lược có tiếng Pháp, toán, tập đọc, luân lý, vệ sinh, thủ công…
Hệ trung học:
Chia làm hai loại. Cao đẳng có 4 năm, trung học có 2 năm. Hệ trung học được kết thúc bằng kỳ thi lấy bằng tú tài. Những năm đầu chưa có trung học nên học sinh tốt nghiệp cao đẳng tiểu học có thể thi lên cao đẳng trung học (trừ nông nghiệp, điện).
33
Tiểu học có các nghề mộc, rèn, trường gia chánh, canh nông, mỹ thuật, mỹ nghệ.
Trung học có thực nghiệp bị thể.
Hệ cao đẳng: Vì các trường cao đẳng chưa mở hết nên Học quy chỉ khái quát.
Trường Sĩ hoạn (Hà Nội) và Hậu bổ (Huế) chỉ đào tạo quan lại sẽ ngừng hoạt động và tổ chức lại trực thuộc Giám đốc Đại học Đông Dương quản lý.
Y học Đông Dương và Thú y vẫn tiếp tục học.
Trường Công chính thuộc Giám đốc Đại học Đông Dương. Bỏ các lớp dạy luật đặt ra theo Nghị định 2913/1910.
Các khoa thi gồm có: tốt nghiệp tiểu học và tốt nghiệp trung học. Theo chương trình Pháp có các kỳ thi: sơ học, cao đẳng, tú tài Tây.
Bên cạnh đó, bộ Học quy cũng quy định các vấn đề liên quan đến quyền hạn của Nha học chính, Hội đồng cố vấn, quy chế ngạch bậc giáo viên, lương giáo viên, thăng trật giáo viên.
Sau khi bộ Học quy ban hành, Saraunt cho mở nhiều trường hơn nhưng tuyệt đại đa số là trường tiểu học.
Chủ trương của chính quyền thực dân là phát triển giáo dục theo chiều ngang. Họ đặt ra nhiều bậc học: sơ học, tiểu học, cao đẳng tiểu học, trung học
34
kéo dài 13 năm, qua 8 kỳ thi. Bậc đại học vô cùng ít ỏi cả về số lượng trường lẫn số lượng sinh viên theo học.
Kinh phí giáo dục chủ yếu dựa vào đóng góp của dân địa phương. Như vậy, hệ thống giáo dục của chính quyền thực dân ngày càng được cải cách phù hợp với mục đích cai trị của chính quyền. Giáo dục Việt Nam đã chính thức từ bỏ hệ thống Nho học tồn tại hàng trăm năm và bước vào chặng đường hiện đại hóa theo hướng Tây phương. Dưới triều Nguyễn, nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ đề đạt canh tân đã có lần đề xuất phương hướng đổi mới giáo dục theo mô hình này. Thực dân Pháp đã thực sự đổi mới được nền giáo dục Việt Nam nhưng không phải để canh tân, đổi mới mà hoàn toàn phục vụ cho chính sách nô dịch của chúng.