Xuất mô hình giáo dục mới

Một phần của tài liệu Tiếp xúc văn hoá Đông – Tây trên lĩnh vực giáo dục qua Nam Phong tạp chí (Trang 75)

6. Bố cục nghiên cứu

3.3 xuất mô hình giáo dục mới

Những đánh giá của nhóm Nam Phong đã cho thấy phần nào sự thất bại của một mô hình giáo dục. Trong khi Âu học chưa vin được ngọn ngành thì Hán học đã đứt đi cội rễ. Trăn trở với câu hỏi “Tại sao mà sự giáo dục quốc dân không có cơ tiến bộ?” (Nam Phong tạp chí, số 47, tr.386-405), một loạt các phương pháp cụ thể cho giáo dục đã được đề xuất.

- Trước hết phải tiến hành học phổ thông và học chữ quốc ngữ, tức là dạy tiếng quốc ngữ cho tất cả mọi người. Một nền giáo dục bình đẳng thật sự theo tinh thần Thái Tây.

- Xác định mục đích chính của việc học chữ quốc ngữ và cách học chữ ấy. - Không dùng toàn Hán văn.

- Đổi chương trình Pháp văn. - Tổ chức lại chương trình học.

- Chú trọng đến giáo dục ở các trường thôn quê.

Một đề xuất khác của Nguyễn Tất viết từ năm 1915 nhưng đến năm 1919, nhân bản về vấn đề quốc học, quốc văn, Nam Phong mới cho đăng tải. Đặt tiêu đề “Bàn về việc học của quốc dân. Chữ Nho có bỏ được hay không?” (Nam Phong tạp chí, số 21), tác giả đi tới một kết luận “Hai lối chữ ấy đều có quan hệ với ta, không nên bỏ đằng nào.” (tr.200)

Từ đấy, quan phủ họ Nguyễn đề ra chương trình cải lương cho giáo dục là:

73

- Đặt Toàn quốc Tổng học vụ, tổng cục chọn một viên có tài cán làm cục trưởng để giám đốc việc học trong nước.

- Dưới chia ra hai cục: 1. Giáo dục cục, chuyên coi các trường học và hội học. 2. Đồ thư cục trông coi về dịch sác, soạn sách.

- Mở thêm các trường sư phạm. Sơ đẳng tiểu học thì Chính phủ cấp bằng tốt nghiệp rồi cho tự do tìm chỗ ngồi. Cao đẳng tiểu học thì Chính phủ tuyên bổ, chuyên môn sư phạm cũng phải dạy sẵn để kịp có thày cho lớp trung học tiến lên.

- Bãi các trường Ấu học các tổng mà đổi làm các trường hương học, tức là sơ đẳng tiểu học, ước sao 500 người nội ngoại tịch đinh một trường.

- Chính phủ có thể lập các trường dân lập nhưng chi tiêu trường dân phải chịu.

- Trẻ con 6 tuổi phải cho đến trường, vào Sơ đẳng tiểu học. Sách học bằng chữ quốc ngữ, mỗi tuần cho thêm vài giờ chữ Nho.

- Mỗi phủ có một trường cao đẳng tiểu học, trẻ tốt nghiệp sơ đẳng mới được vào. Trong chương trình, có bổ sung thêm môn Pháp văn so với sơ đẳng tiểu học.

- Đến bậc Trung học thì tăng cường học chữ Pháp và chữ Nho.

- Trường chuyên môn (bậc đại học) học 8 ngành: Pháp chính, văn chương, cách trí, công nghệ, nông vụ, thương vụ, y lý, mỹ thuật.

Nguyễn Tất trong “Bàn về việc học của quốc dân, chữ Nho có bỏ được hay không” (Nam Phong tạp chí, số 21) đã kết luận: “Nói tóm lại, tiểu học

74

dạy trẻ các tri thức phổ thông, đều là nghĩa vụ giáo dục, cao đẳng chuyên môn dạy nên tài nghề để ứng dụng ở đời, mà Đại học thì nghiên cứu các lĩnh vực tinh vi trí dục, đều là nhân tài giáo dục.” (tr.200)

Trong mô hình ấy, về vấn đề chữ viết, chữ quốc ngữ là đề cử duy nhất với vai trò và ngôn ngữ chính để dạy trong chương trình phổ thông.

Báo Nam Phong có đăng nhiều bài nói về việc dạy và học quốc ngữ. Nhưng trước khi đề cập đến vấn đề trên, hãy quay ngược lại tìm hiểu một số điểm nhấn trong tờ tạp chí nổi tiếng này.

Báo Nam Phong ra đời gần như cùng một lúc với sự ban bố của bộ Học chính tổng quy mà mục đích là nhắm vào sự khai hoá dân bản xứ rất rõ ràng. Đó là một sự ngẫu nhiên hay sự sắp đặt có điều kiện từ trước? Nam Phong là Văn học Khoa học Tạp chí gồm hai phần: phần quốc ngữ và phần chữ nho. Kể từ số 64, tháng 10/1922, Nam Phong lại có thêm phần phụ bản tiếng Pháp. Chủ bút phần quốc ngữ là Phạm Quỳnh, phần chữ nho là Nguyễn Bá Trác.

Nhưng bắt đầu số 20, ở trang trong tờ bìa trước, có ghi rõ tên các người sáng lập, ngoài Phạm Quỳnh (Hàn lâm viện trước tác) và Nguyễn Bá Trác (Cử nhân, Hồng lô tự khanh), còn có Louis Marty (trưởng toà Chính trị Phủ Toàn quyền). Cũng ở trang này, báo Nam Phong có nêu rõ: “Mục đích báo Nam Phong là thể cái chủ nghĩa khai hoá của Nhà nước, biên tập những bài bằng quốc văn, hán văn, pháp văn, để giúp sự mở mang trí thức, giữ gìn đạo đức trong quốc dân An-nam, truyền bá các khoa học của Thái Tây, nhất là học thuật tư tưởng Đại Pháp, bảo tồn cái quốc tuý của nước Việt Nam ta, cùng bênh vực quyền lợi người Pháp người Nam trong trường kinh tế.

75

Báo Nam Phong lại chủ ý riêng về sự tập luyện văn quốc ngữ cho thành một nền quốc văn An Nam.”

Là những công chức ngạch thuộc địa, hoạt động của hai ông Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác cũng bị hạn chế ít nhiều. Quyền hạn của họ e không thể vượt qua việc cổ xúy chính sách do nhà cầm quyền đề ra. May thay chủ ý riêng này lại trùng hợp với nhiệm vụ được giao phó, nhất là phía chủ bút phần quốc ngữ. Vì quốc ngữ tất nhiên là công cụ nghề nghiệp của Phạm Quỳnh để truyền bá các khoa học của Thái Tây, nhất là học thuật tư tưởng Đại Pháp.

Phạm Quỳnh viết khá nhiều và đa dạng: những bài biên tập về chính trị, xã hội hay lịch sử; những bài văn học; những bài có tính cách triết học. Vì đụng đến nhiều thể loại nên họ Phạm phải dùng nhiều từ ngữ mới mẻ đối với tiếng Việt thời bấy giờ.

Các từ ngữ này phần nhiều xuất xứ từ Hán văn đã dùng trong các tân thư Trung Quốc và Nhật Bản. Thời ấy hay cả bây giờ cũng vậy, các nhà văn, các nhà nghiên cứu khi cần đến thuật ngữ, từ ngữ để diễn tả một khái niệm mới, một tư tưởng mới chưa có trong tiếng Việt, thường quay qua vay mượn ở tiếng Hán. Đó là phương pháp thông thường để làm tăng trưởng vốn từ tiếng Việt. Báo Nam Phong nói chung và Phạm Quỳnh nói riêng cũng đi theo đường lối này và phần Từ vựng ở các số báo là bản kê những từ mới vừa được dùng. Trên phương diện từ ngữ như vậy, nhóm Nam Phong có góp phần làm giàu cho quốc ngữ. Nhưng xét ở một khía cạnh khác, vì lạm dụng quá nhiều Hán văn nên nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho rằng, nhóm Nam Phong đã làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Sự vay mượn ở mức độ hình vị, từ đơn hay từ ghép tất được thu nhận dễ dàng, nhưng nếu đem nguyên xi cả một

76

nhóm từ, cả một đoản cú trong Hán ngữ để đưa vào tiếng Việt thì sẽ làm cho tiếng Việt trở thành thứ ngôn ngữ lai căng.

Bên cạnh đó, các trí thức cũng thấy được cái lợi của việc duy trì chữ Hán và học thêm chữ Pháp. Chữ Hán được học nhưng phải được học thế nào cho phù hợp. Dương Bá Trạc khi “Bàn về Hán học” đã đưa ra cách học chữ Hán bây giờ”: “Cái phương châm học chữ Hán ở nước mình chỉ có hai cách ấy ấy, một cách học rất phổ thông thì ai cũng nên học, cách học thâm thúy thì có sức học sẽ nên học” (tr.473).

Đối với Nam Phong, việc học tập chữ Pháp là cần thiết cho việc mở mang dân trí. Trong bài “Cái mục đích học tiếng Pháp để làm gì? Trên Nam Phong số 19, Dương Tự Nguyên viết: “Tiếng nước ngoài cần kíp cho người Nam ta học là tiếng Pháp” (tr.45). Đó là phương tiện để tiếp cận với khoa học tiên tiến của phương Tây.

Nguyễn Trọng Thuật trong bài “Giáo dục phổ thông lấy tinh thần làm trọng” (Nam Phong số 174) cũng đồng ý với quan điểm này: “Pháp văn cố nhiên là cái lợi lớn cho dân tộc Việt Nam ngày nay, không những ở cái lợi nhỏ mọn để giao thiệp, đi làm việc, mà chính ở cái lợi rất to là cầu học. Song cũng có nhiều chỗ bất tiện, không có thể dùng làm thứ văn tự phổ thông như Hán văn được.” (tr.47)

Những mô hình trên đều hướng đến một mục đích giáo dục chung là bình đẳng theo Thái Tây và noi theo tinh thần của mẫu hình giáo dục phương Đông tiên tiến - Nhật Bản: tồn cổ, duy tân và thâu nhập cái hay của thiên hạ.

Trong mô hình ấy, trí thức Nam Phong cũng không quên đề cập đến vai trò của người thầy và cải cách lối học mới sao cho hiệu quả.

77

Đạo đức người thầy là mối quan tâm của mọi nền giáo dục. Nho giáo với lối học khuyên sáo: “Vì dân ra không thể không có thầy đồ được, cái giống thầy đồ cần phải di truyền mãi. Nhưng di truyền lại phải có tiến hóa mới được” (tr.458). Đó là những lời đánh giá của Phạm Quỳnh về “Nhà nho” trên Nam Phong số 172.

Nguyễn Bá Học nêu ra bốn điều đối với thầy giáo tiểu học: - Biết trách nhiệm

- Tu đức tính - Gây học thức - Giữ sức khỏe

“Lời khuyên học trò” của Nguyễn Bá Học trải trên ba số báo liên tiếp của Nam Phong: số 24 (quyển IV, 6/1919, tr.472-480), số 25 (quyển V, 7/1919, tr.61-65), số 26 (quyển V, 8/1919, tr.142-145) gồm 32 điều. Tác giả định ra ba điều cần nhất của việc học là “1.là đọc sách cho nhiều, 2.là cắt nghĩa cho rõ, 3.phán đoán cho tường.” (tr.474). Theo ông, trong nền giáo dục dân tộc “cái trách nhiệm của ông thầy là phải dạy cho chúng biết nói, biết viết tiếng nước nhà vì ở nhà cũng chẳng qua là dự bị.”

Trong chương trình học mới, bên cạnh những môn văn, sử vốn là những môn truyền thống trong hệ thống giáo dục Nho giáo, một số môn học thuộc ngành khoa học tự nhiên được đưa vào trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đó chính là một trong những giá trị phương Tây kết hợp trên nền tảng Nho giáo hay nói cách khác là lấy cái phương pháp Thái Tây bù vào đạo học phương Đông.

78

Trong số các môn khoa học tự nhiên, toán học được coi là môn học cơ bản, luyện cho học trò tư duy lô-gic, tư duy khoa học của phương Tây. “Toán học là cái gốc để mở trí khôn, vả lại hết thảy các môn khoa học khác cũng phải nhờ vào số học, nhất là hóa học lại cần có số học nữa.” (tr474)

Yêu cầu của cách học mới buộc học trò phải đào sâu, suy nghĩ cặn kẽ chứ không hời hợt, thuộc như nằm lòng mà chẳng thể chạm đến vấn đề “Còn các môn khoa học khác như Sử ký, Địa dư, Thiên văn, Bác học muốn cho tinh thông phải có chuyên môn còn cái học sơ sài thì mất hai năm cũng đủ biết đại lược.” (tr.474)

Bằng hệ thống giáo dục mới khuyến nghị như trên, các tác giả thuộc nhóm Nam Phong đặt một niềm hy vọng: mọi người nước Nam học xong trường Pháp sẽ đủ khả năng phổ cập hóa rồi phổ biến rộng rãi bằng phương tiện ngôn ngữ dân tộc.

79

KẾT LUẬN

1. Giáo dục là một trong những vấn đề tranh luận trên mặt báo Nam Phong, nhất là trong những năm 30 xung quanh vấn đề quốc học của hai phái Cựu – Tân.

Trong khuôn khổ một nước bị thống trị, tiếng nói tranh biện về giáo dục của Nam Phong tạp chí đã có những tác dụng tích cực với giáo dục nước nhà. Nó đánh thức được tinh thần cầu học của người Việt cũng như tinh thần dân tộc trong khao khát có một nền giáo dục cho riêng mình.

Trước hết nó khơi gợi và bắt tay vào gây dựng những nền tảng vững chắc cho một nền quốc văn độc lập, tự cường. Trước đó, nước ta chưa có một nền quốc văn thực sự vì văn tự, ngữ pháp đều vay mượn của Trung Hoa. Các trí thức Việt Nam đấu thời đó đã đấu tranh quyết liệt cho chữ quốc ngữ giành được địa vị xứng đáng trong nền quốc văn và giáo dục phổ thông “Dầu sao, nếu ngày nay chữ quốc ngữ được trọng dụng và trở thành quốc tự thì một phần lớn cũng nhờ vào công khai thác và điêu luyện của nhóm Nam Phong, điều mà không ai có thể chối cãi được” [41, tr.31].

Những lý luận sắc sảo của các bậc học giả uyên thâm như Phạm Quỳnh đã cuốn hút gần như một thế hệ thanh niên.

Vấn đề tiếp nhận giá trị phương Tây không còn dừng lại ở những hô hào chung chung như thời gian trước. Nó được cẩn thận lựa chọn để áp dụng vào nền giáo dục mang đậm tính dân tộc. Sự chọn lọc các giá trị phương Tây để đưa lên Nam Phong có ảnh hưởng tích cực đến lớp trẻ luôn học hỏi, mưu cầu sự tiến bộ. “Những tư tưởng của phương Tây đầy rẫy trên Đông Dương

80

tạp chí: trên Nam Phong tạp chí và từ hai cơ quan ấy thấm dần vào các hạng người có học. Người ta đua nhau cho con em đến trường Pháp Việt: người ta gửi con em sang tận bên Pháp. Thế rồi có những người Việt Nam đậu kỹ sư, đậu bác sĩ, đậu thạc sĩ, có những người Việt Nam nghiên cứu khoa học triết học và có những người Việt Nam nghĩ chuyện xây dựng một nền văn học riêng cho nước Việt Nam” [27, tr.16].

Vai trò và tầm ảnh hưởng của Nam Phong không dừng lại ở khía cạnh văn học. Đối với giáo dục quốc dân, đóng góp của học chủ yếu thuộc về tư tưởng. Những trăn trở của giới trí thức lúc bấy giờ để tìm ra một minh triết cho giáo dục nước nhà cũng là câu hỏi lớn mà thế hệ người Việt ngày hôm nay vẫn đang mải mê tìm kiếm.

2. Tiếng nói tranh của các trí thức nhóm Nam Phong cũng góp phần tích cực vào điều hòa mối quan hệ Đông - Tây. Những năm đầu thế kỷ XX là thời điểm giao tranh quyết liệt giữa văn hóa truyền thống và văn hóa phương Tây du nhập vào nước ta. Chữ Pháp, chữ quốc ngữ dần dần thay thế Hán học, tầng lớp trí thức Tây học ra đời. Bởi thế “nỗi thất vọng, nuối tiếc xen lẫn thái độ uẩn ức, bế tắc không chỉ tác động trực tiếp đối với các nho sĩ mà còn bao trùm cả xã hội và lan vào tận thềm của nhiều gia đình xứ Bắc” [32, tr.43].

Sự va chạm Đông - Tây mà biểu hiện trong giáo dục là giữa hai nền Cựu học và Tân học đã được “ném” lên mặt báo Nam Phong. Qua những cuộc tranh luận, những người còn thiết tha với nền Hán học thấy được sự lỗi thời, lạc điệu của nó so với thời đại. Việc xóa bỏ nền giáo dục Hán học đương nhiên là việc nên làm để mở đường cho giáo dục. Một mô hình giáo dục mới theo kiểu phương Tây được chính quyền Pháp gây dựng lại xa rời tính dân tộc. Người ta phê phán giáo dục Nho giáo với lối học khuyên sáo nhưng đến

81

khi áp dụng mô hình Tây học, với lối học hời hợt không đến nơi, sản phẩm của giáo dục cuối cùng vẫn là những con khướu.

Có thể nói, Nam Phong đã trở thành mảnh đất để giải tỏa những bức xúc về thực trạng giáo dục Việt Nam đương thời cho cả những nhà Cựu học và Tân học. Để cuối cùng, một xu hướng được đông đảo các nhà trí thức đồng thuận là một nền giáo dục dân tộc theo hướng kết hợp Đông - Tây.

3. Hoạt động tranh biện trên Nam Phong tạp chí là biểu hiện một nét mới về hình thức sinh hoạt của trí thức. Báo chí đã đưa giáo dục trở thành một vấn đề được xã hội hóa. Trí thức là lực lượng chủ chốt tham gia vào hoạt động công khai rộng rãi này.

Trong quá trình lịch sử xã hội Việt Nam ở giai đoạn này, báo chí thực sự là nơi sinh hoạt liên tục của trí thức Việt Nam “Về mặt sinh hoạt, phải nói là chính giới trí thức ở giai đoạn này, nhất là từ đầu thế kỷ XX đã hoạt động khá rôm rả và gây được những ảnh hưởng nhất định trong xã hội” [30, tr.282]. Nó cũng đồng thời bộc lộ khuynh hướng biến đổi của tầng lớp này. Trên các

Một phần của tài liệu Tiếp xúc văn hoá Đông – Tây trên lĩnh vực giáo dục qua Nam Phong tạp chí (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)