Tƣ tƣởng về giáo dục Đông Tây

Một phần của tài liệu Tiếp xúc văn hoá Đông – Tây trên lĩnh vực giáo dục qua Nam Phong tạp chí (Trang 61)

6. Bố cục nghiên cứu

3.1Tƣ tƣởng về giáo dục Đông Tây

Trong thời điểm giao thời khá nhạy cảm của lịch sử, những giá trị tiến bộ được du nhập vào Việt Nam đã tác động mạnh mẽ đến văn hoá Việt Nam nói chung và giáo dục nói riêng. Văn hoá Pháp vào Việt Nam không thông qua con đường cưỡng bức ráo riết như văn hoá Trung Hoa. Người Pháp vào Việt Nam với tư cách là những kẻ xâm lược, tìm cách đưa văn minh Pháp vào đời sống tinh thần người Việt bằng những “công cụ mềm”. Báo chí, giáo dục là một trong những công cụ ấy. Hai vấn đề này gắn chặt với nhau trên trong suốt 17 năm tồn tại của tờ Nam Phong tạp chí.

59

Mỗi thời đại, mỗi chế độ có một dấu ấn riêng. Giáo dục khoa cử là một trong những đặc trưng để nhận diện chế độ phong kiến. Không thể phủ nhận, nền giáo dục khoa cử tồn tại suốt mấy trăm năm kể từ khoa thi Minh kinh bác học đầu tiên của nhà Lý đã cống hiến cho đất nước nhiều nhân tài kiệt xuất. Tuy nhiên, đặc trưng của giáo dục khoa cử là nặng về các vấn đề đạo đức, luân lí kinh viện, thiếu yếu tố thực nghiệm. Lúc này, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trên thế giới đang tạo ra những bước tiến vượt bậc. Nếu vẫn tiếp tục duy trì nền giáo dục khoa cử đã lỗi thời và lạc điệu thì vô hình chung sẽ tự cản bước phát triển của chính xã hội mình. Bởi vậy, đổi mới là xu hướng tất yếu của văn hoá nói chung và giáo dục nói riêng.

Về giáo dục, trước khi tiếp xúc với phương Tây, Việt Nam chỉ có một chế độ giáo dục: học chữ Hán để đi thi. Nó phổ biến toàn quốc rất chặt chẽ ở chế độ thi cử, nhưng hết sức lỏng lẻo về tổ chức. Những ông đồ, thường là học trò thi không đỗ đạt, dạy ở những nhà có máu mặt, trước hết là dạy con cháu gia chủ rồi một số học sinh trong làng. Cách học là học thuộc lòng, rồi tập làm câu đối, làm văn, làm bài. Ở phủ, huyện có huấn đạo, ở tỉnh có đốc học để tổ chức những kì thi tập dượt. Sau đó là thi. Khi Pháp chiếm Nam Bộ, chế độ thi cử bỏ hẳn. Pháp lập Trường thông ngôn, một số trường dạy chữ Pháp và chữ Quốc ngữ.

Những giá trị văn hoá mà người Pháp đưa vào để “khai hoá” xã hội Việt Nam với đầy rẫy toan tính xâm lược, vô hình dung đã trở thành một cơ hội góp phần cho sự đổi mới giáo dục. Nắm bắt cơ hội này, những trí thức tân tiến của Việt Nam đã hăng hái đề xuất, góp ý, tranh biện trên diễn đàn báo chí. Tờ Nam Phong là một trong những diễn đàn khá sôi nổi thời bấy giờ.

60

Trước hết là những tranh luận về vấn đề Quốc học đã được trình bày ở mục trước.

Những tranh luận về vấn đề quốc học đã bộc lộ rõ sự tồn tại mờ nhạt của nền quốc học nước nhà. trước những xáo động trong nền học vấn nước nhà, nhiều bậc thức giả tâm huyết hồi đầu thế kỷ 20 đã từng trăn trở. Phạm Quỳnh đã lên tiếng trong bài “Bàn về quốc học”, Nam Phong tạp chí số 163: “Xưa khi học sách Tàu thì làm học trò Tàu, ngày nay học sách Tây chỉ làm học trò Tây mà thôi... Từ xưa đến nay, nước ta quả không có quốc học thật. Bởi tại làm sao? Từ nay về sau, ta có thể gây được một nền quốc học không? Phải làm thế nào? ” (tr.515)

Ngay trong “Mấy nhời nói đầu”, Phạm Quỳnh đã nêu ra mục đích xuất bản của Nam Phong là muốn gây dựng một nền học mới. Xu hướng điều hòa các giá trị Đông - Tây được thể hiện ở nội dung mục đích này: “Muốn gây dựng một nền học thức như thế thì chúng tôi lại thiết tưởng rằng không gì bằng khéo điều hòa dung hợp cái học cũ của ta với cái học mới thời nay, khiến cho sự học của ta sau nầy vừa không đến nỗi thất bản mà vừa không đến nỗi chậm thời” (tr.3). Đó là nền học thực sự của dân tộc, không phải là bản sao của bất kì nền học nào nhưng không chối bỏ, quay lưng với những giá trị tiến bộ. Xây dựng nền học ấy chính là bước vào con đường khó. Có hai con đường: một dễ dàng là theo những gì đã có sẵn, một khó khăn phải bắt đầu mọi sự, mọi việc. Phải bỏ dễ mà đi theo khó: đó là con đường dân tộc, quốc học, quốc văn.” (tr.3)

Ở chiều ngược lại, nền học mới cũng tích cực góp phần điều hòa mối quan hệ Đông - Tây bởi nền học trước đây “tuyệt nhiên không giúp đỡ tí gì cho việc điều hòa ấy, không những không giúp được gì mà gần như ngăn trở

61

không cho thành được. Vì rằng muốn điều hòa tất nhiên phải có hai bên mà nay giáo dục chỉ chuyên về một bên, bên kia không biết đến thì còn điều hòa cái gì” [12, tr.405]. Muốn điều hòa được văn hóa Đông phương và Tây phương thì trước hết phải tư tưởng bằng tiếng của dân mình tức là gây dựng cho được nền học dân tộc.

Nguyễn Trọng Thuật đề nghị một chương trình học tập cho người Việt được đăng tải trên Nam Phong số 191, bao gồm:

- Về phần tinh thần: chú trọng đến sự nghiệp tân sáng, biệt sáng, suy nghĩ lại, làm của mình

- Về phần thực hành: cơ quan chứa sách, thí nghiệm vật lí học, phiên dịch và soạn thuật ấn hành, cổ động cách học tự tu

Trước hết là các giá trị phương Đông được kế thừa trong nền giáo dục mới. Việc chủ trương tiếp tục dạy chữ Hán hay nghiên cứu về cổ điển văn học Việt Nam chỉ là hình thức của việc duy trì cái chất phương Đông. Cốt lõi giáo dục mà các trí thức Nam Phong ưu thời mẫn thế nhìn ra được chính là tư tưởng và tinh thần học tập của Nho gia.

Đạo học phương Đông trong quan điểm của các tác giả Nam Phong luôn giữ vai trò như là triết lý phát triển của một nền giáo dục. Có thể nhận thấy, trong khi bàn về việc học, việc giáo dục quốc dân, giáo dục tinh thần rất được coi trọng.

Trên nền tảng phương Đông, nền giáo dục mới vận dụng phương pháp khoa học của phương Tây. Khi Phạm Quỳnh “Bàn về quốc học” trên Nam Phong số 163, ông nói:“Muốn cho gây được thành một cái quốc học riêng của mình thì phải dùng phương pháp phê bình, khảo cứu của khoa học mà phân

62

tích những học thuyết cùng nghĩa lý cũ của Á Đông ta rồi đem ra nghiền ngẫm, suy nghĩ, đối chiếu những điều chân lí cùng những điều chân lí, cùng những phát minh khoa học của Thái Tây.” (tr.255)

Đến đây có thể thấy, tư tưởng về vấn đề quốc học của Phạm Quỳnh đã rộng và xa hơn rất nhiều với Lê Dư, Nguyễn Trọng Thuật. Theo ông, tài liệu xưa chỉ là mớ hỗn độn, nếu không thâu thái tinh thần Tây phương thì không thể nào hệ thống được.

Hướng đến một nền học tiên tiến, các tác giả Nam Phong chủ trương Việt Nam phải học tập và thâu thái các giá trị Tây phương. Thâu thái, chọn lọc tức là phải bắt đầu từ hoài nghi, thấy cái gì phù hợp ví mình thì thâu nhận lấy.

Thâu thái bằng cách dịch thuật, nghiên cứu, đối chiếu. Phiên dịch sách vở chính là góp phần phổ biến những tri thức khoa học cho dân tộc mình. “Vô luận Tây học hay Nho học, hễ theo kẻ học nó mà không thấm đắc được chỗ tinh thần, không suy diễn làm ra của riêng mình, không truyền thụ cho đất nước được thì đều là hủ bại cả. Mà cái hủ bại ấy mới là hủ bại tày đình. Hủ bại cho cả nòi giống” (tr.242). Một trong những đóng góp quan trọng của

Nam Phong tạp chí chính là những bài dịch từ tiếng Pháp, tiếng Trung để mở mang nền trí thức cho quốc dân.

Một phần của tài liệu Tiếp xúc văn hoá Đông – Tây trên lĩnh vực giáo dục qua Nam Phong tạp chí (Trang 61)