Theo phần 2.3 đã nêu, có rất nhiều yếu tố ảnhh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi. Trong phần này luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi trên thị trường Hà Nội:
a.Nhu cầu sử dụng sản phẩm nấm linh chi
Kết thúc năm 2009, GDP Hà Nội đạt tốc độ tăng trưởng 6,67%, cao hơn mức chung của cả nước và cao hơn so với nhiều địa phương khác. Hầu hết lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giữ được mức duy trì hoặc tăng trưởng khá, trong đó ngành kinh doanh các sản phẩm nấm linh chi cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nấm linh chi của người dân Hà Nội cũng bắt đầu tăng trở lại. Khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tăng cao thì yêu cầu phải có các biện pháp phát triển thương mại thích hợp để đáp ứng đầy đủ nhu cầu ấy của người dân. Vì vậy, bên cạnh khuyến khích các trang trại trong nước trồng Nấm linh chi, các ngành chức năng cần có biện pháp kiểm soát chất lượng loại dược liệu này.
Mặt khác, từ năm 2005 đến 2009 dân số Hà Nội ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là từ 1/1/2008 khi mà Hà Nội sáp nhập thêm một số vùng lân cận thì dân số Hà Nội tăng đột biến. Cùng với việc dân số tăng nhanh thì thu nhập của người dân Hà Nội cũng đang dần tăng cao. Dân số đông cùng với việc thu nhập của người dân tăng cao sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm nấm linh chi trên thị trường Hà Nội. Đây cũng là cơ hội đểcác doanh nghiệp kinh doanh nấm linh chi mở rộng quy mô khách hàng của mình, thu hút thêm ngày càng nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Dân số và thu nhập bình quân đầu người của người dân Hà Nội giai đoạn 2005-2009 được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng dân số và thu nhập bình quân người dân Hà Nội giai đoạn 2005- 2009
Năm Dân số ( triệu người) Thu nhập bình quân (triệu đồng ) 2005 3145.3 28.5 2006 3289.3 30.3 2007 3216.7 31.8 2008 6116.2 28 2009 6472.2 32 2010(dự báo) 6632.3 37.5
Nguồn: tổng hợp từ cục thống kê Hà Nội
Nhìn vào bảng có thể thấy tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2008- 2010 có thể đạt mức 3.4%/ năm, thu thập bình quân tăng 11.3 %/ năm. Như vậy, trong thời gian tới nhu cầu sử dụng
sản phẩm nấm linh chi cũng sẽ tăng nhanh. Các doanh nghiệp nên có kế hoạch để có thể khai thác tối đa các tập khách hàng tiềm năng này.
b. Hệ thống các văn bản pháp luật quản lý kinh doanh thực phẩm chức năng
Nấm linh chi và các chế phẩm chiết xuất từ nấm linh chi là một dạng thực phẩm chức năng nên nó cũng chịu nhiều tác động của quy định, pháp luật cũng như các chính sách liên quan đến thực phẩm chức năng. Do vấn đề “Thực phẩm chức năng” ở Việt Nam còn rất mới, mới cả về tên gọi, hình thức, phương thức, mới cả về quản lý. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, TPCN mới nở rộ ở nước ta vài năm trở lại đây và đang phát triển rất mạnh mẽ. Hiện thị trường đã có hơn 500 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh với hơn 1.500 sản phẩm đang lưu hành. Trong khi đó, ở nước ta, TPCN chưa được quản chặt, kể cả khâu sản xuất, nhập khẩu, phân phối. Trên thị trường, nhiều loại sản phẩm được quảng cáo là TPCN nhưng chủ yếu lại được bán qua kênh chính thức là các hiệu thuốc. Vì vậy, mới từ năm 2000 đến 2004 đã có 3 văn bản thay thế nhau của Bộ Y tế để quản lý thực phẩm chức năng:
- Thông tư số 17/2000/TT-BYT ngày 27/9/2000 về việc “Hướng dẫn đăng ký các sản phẩm dưới dạng thuốc – thực phẩm”.
- Thông tư số 20/2001/TT-BYT ngày 11/9/2001 “Hướng dẫn quản lý các sản phẩm thuốc – thực phẩm”
- Thông tư số 08/2004/TT-BYT ngày 23/8/2004 “Hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng”.
- Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT về việc ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Tuy nhiên, các quyết định trên ban hành nhưng vẫn chưa đi vào thực tế. Các doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được đến các văn bản luật. Các văn bản luật ban hành chưa gắn vào tình hình thực tế của ngành kinh doanh, do đó có nhiều kẽ hở gây nên cạnh tranh không công bằng giữa các doanh nghiệp, chưa tạo hành lang pháp lý chung cho các doanh nghiệp hoạt động. Hiện nay, chưa có văn bản luật nào điều tiết trực tiếp việc kinh doanh sản phẩm nấm linh chi trên thị trường. Vì vậy, việc quản lý hoạt động kinh doanh sản phẩm nấm linh chi cũng gặp nhiều khó khăn. Theo ông Trần Đáng- Cục y tế- nói : “Thực phẩm chức năng là sản phẩm đặc thù là nằm giao thoa giữa thuốc và thực phẩm. Ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Australia đều đã ban hành luật riêng đối với sản phẩm này. Ở nước ta chưa thể ra một luật riêng đối với thực phẩm chức năng thì trong luật này cũng nên có một chương để quy định về các tiêu chí đối với thực phẩm chức năng; phân loại thực phẩm chức năng; điều kiện để thực phẩm
chức năng được lưu hành, thử nghiệm thực phẩm chức năng trên người… để có cơ sở pháp lý cho việc quản lý.”
Như vậy, chính các quy định trên của nhà nước cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi. Mọi kế hoạch phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi đều phải dựa trên những quy định của pháp luật về dòng sản phẩm này. Do là một loại sản phẩm đặc thù có ảnh hưởng trực tiép đến sức khoẻ người tiêu dùng nên khi kinh doanh các sán phẩm nấm linh chi các doanh nghiệp sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn so với các ngành kinh doanh khác, các thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian hơn gây tốn kém chi phí cho các doanh nghiệp. Mặt khác, do vẫn chưa có luật cụ thể quy định về việc kinh doanh mặt hàng này nên các doanh nghiệp vẫn còn nhiều lung túng trong việc tham gia phân phối sản phẩm trên thị trường.
c/Chính sách hỗ trợ vốn, công nghệ và nghiên cứu
Chính sách vĩ mô của Nhà nước ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi. Khi Nhà nước muốn khuyến khích một nghành nào đó thì sẽ đưa ra những chính sách thông thoáng và thuận tiện cho ngành đó phát triển và ngược lại khi muốn hạn chế thì nhà nước sẽ đưa ra những chính sách gây khó khăn, cản trở cho ngành đó. Nấm linh chi nói riêng và thực phẩm chức năng nói chung là một ngành hàng hết sức mới mẻ nên chưa được sự quan tâm chú ý nhiều của Nhà Nước. ngành này chỉ tự v triển dựa trên thực lực của chính bản thân mình mà chưa có nhiều sự trợ giúp từ phía Nhà nước, chính phủ. Trong tương lai không xa, khi nhận thức của người dân ngày càng cao, khi họ ý thức được tầm quan trọng của nấm linh chi, Nhà nước chú trọng phát triển thương mại ngành hàng này nhiều hơn thì sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ cho phát triển thương mại mặt hàng nàyy đặc biệt là chính sách hỗ trợ vốn, chính sách hỗ trợ công nghệ và nghiên cứu
-Chính sách hỗ trợ vốn: Sản phẩm nấm linh chi là một sản phẩm có giá thành cao, đòi hỏi chi phí lớn cho việc sản xuất và kinh doanh mặt hàng này. Do đó chính sách hỗ trợ vốn có tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nấm linh chi. Nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể có vốn để tiếp tục kinh doanh . Vốn có thể đựoc hỗ trợ với nhiều hình thức như cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc kéo dài tthời hạn thanh toán… Với nguồn vốn có được doanh nghiệp có thể duy trì tiếp hoạt động kinh doanh phát triển thương mại sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh góp phần phát triển toàn ngành và phát triển kinh tế quốc dân
- Chính sách hỗ trợ công nghệ và nghiên cứu: Hàng năm Nhà nước vẫn chi một phần lớn ngân sách vào cho nghiên cứu khoa học và mua côngnghệ tiên tiến ứng dụng vào thực tế. Đối với nền kinh tế nói chung và đối với ngành kinh doanh sản phẩm nấm linh chi nói riêng thì chính sách này rất có ý nghĩa. Nó giúp cho ngành nâng cao năng suất sản xuất và đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao về các sản phẩm nấm linh chi. Hiện nay ngành kinh doanh nấm linh chi đang cần phải nghiên cứu nhiều để có thêm ngày càng nhiều sản phẩm nấm linh chi , không chỉ phục vụ cho việc chữa bệnh mà còn có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nữa.
d.Năng lực của các cơ sở cung ứng nấm linh chi
Sự phát triển của ngành kinh doanh sản phẩm từ nấm linh chi phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung ứng nấm linh chi. Đây là ngành sản xuất ra nguyên liệu để sản xuất ra các chế phẩm từ nấm linh chi. Vì thế, nếu việc sản xuất nấm linh chi mà thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho ngành kinh doanh sản phẩm nấm linh chi sẽ dễ dàng phát triển , mở rộng quy mô. Ngược lại, nếu việc sản xuất nấm linh chi mà trì trệ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc sản xuất chế phẩm từ nấm linh chi. Chất lượng nguồn cung nấm linh chi cũng mang tính quyết định cho chất lượng các sản phẩm nấm linh chi. Trong những năm qua, việc sản xuất và trồng nấm linh chi bắt đầu nhận được sự quan tâm rất nhiều của mọi người dân. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có hai cơ sở sản xuất nấm linh chi lớn ơ khu vực Thường Tín và Thanh Trì. Các cơ sở sản xuất này mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nấm linh chi của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nấm linh chi trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã bắt đầu quan tâm đến ngành sản xuất nấm linh chi, bước đầu đang có sự hỗ trợ công nghệ của trung tâm công nghệ sinh học( viện di truyền Việt Nam) nhằm sản xuất ra nguồn nấm linh chi ổn định và có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nấm linh chi của các ngành trên địa bàn Hà Nội. Ở huyện Thường Tín( Hà Nội ) cũng đang có công nghệ sản xuất nấm linh chi trên bã mía thay cho mùn cưa nhằm giảm giá thành sản phẩm nấm linh chi mà vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra. Ngoài hai cơ sở ở Thường Tín và Thanh Trì, trên địa bàn Hà Nội còn có rất nhièu công ty , hộ kinh doanh nhỏ lẻ sản xuất nấm linh chi. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có nguồn cung ứng nấm linh chi dồi dào. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng cần phải cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn nhà cưn ứng cho mình để có nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng tốt.