Hoạt động 1: Tiến hành mổ
Mục tiêu : Thực hiện mổ cá chép theo đúng yêu cầu GV nêu mục đích thực hành
- Trình bày cách mổ trên tranh vẽ ?
GV hướng dẫn HS thực hành trên tranh vẽ và các thao tác trên mẫu vật
+ Thao tác để mũi kéo không chạm vào nội quan
+ Thao tác dùng kẹp gỡ cơ GV kiểm tra kết quả trên mẫu
- HS trình bày - HS thực hành :
+ Mổ theo trình tự hướng dẫn trên tranh vẽ + Dùng kẹp gỡ bỏ phần cơ vừa cắt
Hoạt động 2: Quan sát cấu tạo trong
Mục tiêu : Nắm được đặc điểm cấu tạo trong và vai trò của mỗi cơ quan GV nêu mục đích , yêu cầu và hướng dẫn HS
thực hành
+ Dùng kim mũi mác để xác định vị trí các bộ phận
+ Dùng kẹp kết hợp với kim mũi mác để gỡ nội quan
GV giới thiệu tranh vẽ bộ xương , bộ não
- Nêu nhận xét về vị trí và vai trò của các nội quan quan sát được ?
- HS thực hành :
+ Đối chiếu mẫu mổ với hình vẽ sgk để xác định vị trí của : các lá mang , tim , dạ dày , ruột , gan , tuyến sinh dục , bóng hơi , thận
+ Gỡ nội quan để quan sát rõ hơn các bộ phận + Quan sát bộ xương , bộ não
+ HS thảo luận nhóm
Hoạt động 3: Thu hoạch
- Làm bài tập nêu vị trí và vai trò của các cơ quan - Dọn về sinh
Hướng dẫn về nhà : Tìm hiểu đầy đủ hơn về đặc điểm cấu tạo trong của cá chép
Tiết 34 : Cấu tạo trong của cá chép
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm cấu tạo trong và hoạt động của các hệ cơ quan 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát , phân tích
3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu thích bộ môn
II. Chuẩn bị : tranh vẽ III. Tiến trình tổ chức :
Kiểm tra : Kể tên các bộ phận quan sát được khi mổ cá chép Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của cơ quan dinh dưỡng
Mục tiêu : Từ các đặc điểm của cơ quan dinh dưỡng , rút ra được đặc điểm thích nghi
- Kể tên các cơ quan làm nhiệm vụ dinh dưỡng ? - Kể tên các cơ quan trong hệ tiêu hoá ?
Nêu chức năng của chúng ? Qua đó , có nhận xét gì ?
GV thông báo về cấu tạo của bóng hơi - Nêu chức năng của bóng hơi ?
GV giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ tuần hoàn
- Nêu đặc điểm cấu tạo và hoạt động của hệ tuần hoàn? Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp có mối quan hệ như thế nào ?
- Nêu vị trí và đặc điểm của thận ? Thận có chức năng gì ? - HS trả lời - HS thảo luận nhóm - HS nêu nhận xét - HS trả lời - HS quan sát - HS làm bài tập điền từ - HS trả lời
Tiểu kết : I. Các cơ quan dinh dưỡng :
1. Cơ quan tiêu hoá : Có sự phân hoá rõ rệt 2. Cơ quan tuần hoàn và hô hấp :
- Hô hấp bằng mang
- Hệ tuần hoàn kín , tim có 2 ngăn , máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
3. Cơ quan bài tiết : Thận giữa còn đơn giản , lọc máu nhưng khả năng lọc chưa cao
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của hệ thần kinh và giác quan
Mục tiêu : Nắm được đặc điểm của hệ thần kinh và kể tên được các giác quan chủ yếu
GV giới thiệu tranh vẽ sơ đồ hệ thần kinh và bộ não - Kể tên các bộ phận của hệ thần kinh ?
Nêu nhận xét về đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh ? - Bộ não gồm những phần nào ? Có nhận xét gì về cấu tạo này ?
- Kể tên các giác quan và nêu chức năng ?
- HS quan sát - HS nêu nhận xét - HS trả lời
Tiểu kết : II. Hệ thần kinh và giác quan :
- Hệ thần kinh hình ống , gồm : bộ não , tuỷ sống và các dây thần kinh
- Bộ não phân hoá , não trước chưa phát triển nhưng tiểu não tương đối phát triển . Hành khứu giác và thuỳ thị giác ( não giữa ) cũng rất phát triển
- Các cơ quan quan trọng là mắt , mũi ,cơ quan đường bên
Kiểm tra đánh giá : Nêu đặc điểm thích nghi với đời sống của cá chép thể hiện ở cấu tạo
trong ?
Hướng dẫn về nhà :
- Tìm hiểu đặc điểm phân biệt cá sụn và cá xương - Tìm hiểu đặc điểm chung và vai trò của lớp cá
Tiết 35 : Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- Nêu được sự đa dạng về thành phần loài cá và môi trường sống của chúng - Trình bày được đặc điểm cơ bản phân biệt lớp cá sụn với lớp cá xương - Nêu được vai trò của cá đối với đời sống con người
- Trình bày được đặc điểm chung của lớp cá 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát , so sánh
3.Thái độ: Nhận biết được vai trò thực tiễn của cá trong tự nhiên và đời sống con người, từ đó có ý thức bảo vệ các loài cá
II.Chuẩn bị : Tranh vẽ , bảng phụ III. Tiến trình tổ chức :
Hoạt động 1:Tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài và môi trường sống
Mục tiêu : Phân biệt được môi trường sống của các loài khác nhau và đặc điểm để phân biệt lớp
Cá xương và lớp Cá sụn
GV giới thiệu tranh vẽ một số loài cá và yêu cầu HS nghiên cứu nội dung kiến thức sgk
- Phân biệt môi trường sống của các loài cá và nêu đặc điểm của nó ?
- Qua đó , có nhận xét gì ?
-HS đọc thông tin
- HS lame bài tập điền thông tin vào bảng
- HS nêu nhận xét
Tiểu kết :
- Cá gồm 2 lớp: lớp cá sụn và lớp cá xương . Cá sụn có bộ xương bằng sụn, còn cá xương có bộ xương bằng chất xương
- Đa dạng về số lượng loài , môi trường sống cũng như cấu tạo , khả năng di chuyển , … - Điều kiện sống khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu tạo , tập tính của cá
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của cá
Mục tiêu : Từ kiến thức đã học , nêu được đặc điểm chung của cá GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
- Cho biết đặc điểm của cá về môi trường sống , cơ quan di chuyển , hệ hô hấp, hệ tuần hoàn ,đặc điểm sinh sản và nhiệt độ cơ thể ?
- HS thảo luận nhóm
Tiểu kết : Cá là ĐVCXS thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước : bơi bằng vây , hô hấp bằng
mang, có 1 vòng tuần hoàn , tim 2 ngăn chứa máu đỏ thẫm , máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi , thụ tinh ngoài và là động vật biến nhiệt
Hoạt động 3:Tìm hiểu vai trò của cá
Mục tiêu : HS nêu được vai trò của cá trong tự nhiên và đời sống con người - Cá có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người
Mỗi vai trò hãy lấy 1 ví dụ để minh hoạ ?
GV lưu ý cho HS : Có 1 số loài cá có thể gây độc cho con người
- Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá , ta phải làm gì ?
- HS thảo luận nhóm nhỏ
- HS trả lời
Tiểu kết : Cá có vai trò quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người :
- Cung cấp thực phẩm
- Nguyên liệu điều chế thuốc để chữa bệnh
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp - Diệt bọ gậy, sâu bọ hại lúa ...
Kiểm tra đánh giá :
- Nêu đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt cá sụn với cá xương ? - Nêu đặc điểm chung của cá ?
Hướng dẫn về nhà :
- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 con ếch đồng
Tiết 4 : Trùng roi
I. MỤC TIÊU:
- HS nêu được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi xanh, tính hướng sáng - Thấy được bước chuyển quan trọng từ động vật đơn bào đến động vật đa bào
- Rèn kĩ năng quan sát ,phân tích