- Giáp xác thường sống ở nước , một số ở cạn , số nhỏ sống kí sinh
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của lớp Giáp xác
Mục tiêu : Nêu được vai trò của lớp Giáp xác và tên những đại diện tương ứng với mỗi vai trò
- Từ kết quả ở bảng ,nhận xét gì về vai trò của lớp Giáp xác ?
- Nêu các vai trò của lớp Giáp xác và cho ví dụ - Cần phải làm gì để bảo vệ Giáp xác ?
- HS nhận xét
- HS làm bài tập - HS trả lời
Tiểu kết : Giáp xác có vai trò quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người Kiểm tra đánh giá :
- Nêu đặc điểm thích nghi với đời sống của một số Giáp xác ? - Kể tên một số Giáp xác có ở địa phương ?
Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị mẫu vật là con nhện vườn - Tìm hiểu cấu tạo và đời sống của nó
LỚP HÌNH NHỆN
Tiết 26 : Con nhện
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo , tập tính của nhện vườn
- Thấy được sự đa dạng và ý nghĩa thực tiễn của lớp Hình nhện 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát , nhận biết
3. Thái độ : Biết bảo vệ động vật Hình nhện
II. Chuẩn bị :
- GV : tranh vẽ - HS : mẫu vật
III. Tiến trình tổ chức :
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của nhện
Mục tiêu : Nhận biết đặc điểm cấu tạo của nhện thích nghi với đời sống
- Nhện sống ở đâu ?
GV yêu cầu HS qua sát mẫu vật
- Có thể chia cơ thể nhện thành mấy phần ? Đó là những phần nào ? - Xác định các bộ phận trên cơ thể nhện ? - Các bộ phận đó có chức năng gì ? - HS trả lời - HS quan sát mẫu vật - HS nhận xét
- HS đối chiếu mẫu vật với hình vẽ sgk , xác định các bộ phận trên mẫu vật và trên hình vẽ - HS làm bài tập Tiểu kết : - Cơ thể nhện gồm 2 phần : đầu -ngực và bụng - Các bộ phận và chức năng :
Các phần cơ thể Tên bộ phận Chức năng
Đầu-ngực Đôi kìmĐôi chân xúc giác Bắt mồi và tự vệCảm giác về khứu giác và xúc giác 4 đôi chân bò Di chuyển và chăng lưới
Bụng
Đôi khe thở Hô hấp
Lỗ sinh dục Sinh sản
Các núm tuyến tơ Sinh ra tơ
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tập tính của nhện
Mục tiêu : Nêu được các tập tính quan trọng của nhện và ý nghĩa của nó
- Nêu một số tập tính của nhện ? - Nhện chăng lưới vào lúc nào ?
GV giới thiệu tranh vẽ quá trình chăng lưới của nhện - Nêu trình tự quá trình chăng lưới của nhện ?
- Thức ăn của nhện là gì ?
- Sắp xếp các nhận xét đúng với trình tự bắt mồi của nhện ?
Hút dịch lỏng ở con mồi
Ngoạm chặt mồi , chích nọc độc
Tiết dịch tiêu hoá vào con mồi
Trói chặt mồi , treo vào lưới một thời gian
- HS trả lời - HS quan sát - HS nhận xét - HS làm bài tập
- Các tập tính này thể hiện điều gì ? Có ý nghĩa như thế nào ?
- HS nhận xét
Tiểu kết : Hai tập tính quan trọng và phức tạp của nhện là chăng lưới và bắt mồi thể hiện sự phát triển của hệ thần kinh , giác quan của nhện
Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự đa dạng và vai trò của lớp Hình nhện
Mục tiêu : Thấy được sự đa dạng qua 1 số đại diện , kể được tên các đại diện tương ứng với
mỗi vai trò
GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung sgk
- Kể tên các đại diện Hình nhện quan sát được ?
- Cho biết đặc điểm nơi sống , hình thức sống , vai trò của các đại diện
- Nhận xét gì về vai trò của lớp Hình nhện ? Biết được điều đó , chúng ta phải làm gì ?
- HS đọc thông tin - HS trả lời
- HS làm bài tập - HS nhận xét
Tiểu kết :
- Lớp Hình nhện đa dạng , có tập tính thích hợp với việc săn mồi sống - Trừ một số loài có hại , đa số có lợi vì chúng ăn sâu bọ có hại
Kiểm tra đánh giá :
- So sánh các phần cơ thể của nhện và tôm ? Mỗi phần có vai trò gì ? - Nêu các tập tính của nhện thích nghi với lối sống ?
Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị mẫu vật là con châu chấu - Tìm hiểu cấu tạo và đời sống của nó
LỚP SÂU BỌ
Tiết 27 : Châu chấu
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- Mô tả được đặc điểm của châu chấu
- Giải thích được đặc điểm di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát , nhận biết
3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu thiên nhiên , yêu thích bộ môn
II. Chuẩn bị :
- GV : tranh vẽ - HS : mẫu vật
III. Tiến trình tổ chức :
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển
Mục tiêu : Nắm được đặc điểm cấu tạo ngoài và đặc điểm di chuyển
GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật
- Cấu tạo chung của châu chấu khác nhện và tôm ở điểm nào?
- Kể tên các bộ phận trên cơ thể châu chấu ?
- Châu chấu di chuyển bằng những cách nào? Nhận xét gì về khả năng di chuyển của nó?
- HS quan sát mẫu vật - HS trả lời
- HS xác định trên mẫu vật và xác định trên tranh câm
- HS nhận xét
Tiểu kết :
- Cơ thể gồm 3 phần:
+ Đầu: có râu, mắt kép, cơ quan miệng + Ngực: có 3 đôi chân, 2 đôi cánh + Bụng: có các đôi lỗ thở
- Di chuyển bằng nhiều cách: bò, nhảy và bay
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo trong
Mục tiêu : Nắm được đặc điểm cấu tạo trong và mối quan hệ về chức năng của các hệ cơ quan
GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung sgk - Kể tên các bộ phận quan sát được?
- Hệ tiêu hoá và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào?
- Vì sao hệ tuần hoàn đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?
- HS quan sát tranh vẽ, đọc thông tin - HS đối chiếu với hình vẽ sgk để xác định
- HS thảo luận nhóm
Tiểu kết :
- Hệ tiêu hoá: có thêm ruột tịt, ống bài tiết đổ và ruột sau
- Hệ hô hấp: hệ thống ống khí phân nhánh chằng chịt, xuất phát từ lỗ thở - Hệ tuần hoàn: đơn giản
- Hệ thần kinh: dạng chuỗi hạch
Hoạt động 3 : Tìm hiểu đặc điểm dinh dưỡng
Mục tiêu : Nắm được đặc điểm dinh dưỡng và mối quan hệ với vai trò
- Thức ăn của châu chấu là gì? - Nhận xét đặc điểm cơ quan miệng? Đặc điểm này phù hợp với chức năng gì?
- Mô tả hoạt động phần bụng? Tác dụng của hoạt động
- HS trả lời
- HS quan sát mẫu vật, nêu nhận xét - HS trả lời
đó?
Tiểu kết :Châu chấu ăn chồi và lá cây, bụng luôn phập phồng Hoạt động 4 : Tìm hiểu đặc điểm sinh sản
Mục tiêu : Nắm được đặc điểm sinh sản
GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung sgk - Nêu các đặc điểm sinh sản của châu chấu? - Vì sao ở châu chấu có hiện tượng lột xác? - Thế nào là biến thái không hoàn toàn?
- HS đọc thông tin - HS trả lời
Tiểu kết :
- Châu chấu phân tính
- Trứng → châu chấu non → châu chấu trưởng thành
Kiểm tra đánh giá :
- Nêu 3 đặc điểm nhận biết châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung? - Châu chấu có ích hay có hại? Vì sao ?
Tiết 28 : Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- Thấy được sự đa dạng của lớp Sâu bọ
- Rút ra được đặc điểm chung và vai trò của lớp Sâu bọ 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát , nhận biết
3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu thiên nhiên , yêu thích bộ môn
II. Chuẩn bị :
- GV : tranh vẽ - HS : mẫu vật
III. Tiến trình tổ chức :
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của lớp Sâu bọ
Mục tiêu : Từ đặc điểm của các Sâu bọ thường gặp , thấy được sự đa dạng của lớp Sâu bọ
GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật - Kể tên những Sâu bọ quan sát được ?
- Cho biết môi trường sống , lối sống và tập tính của một vài loài đại diện ?
- Qua đó,có nhận xét gì về sự đa dạng của lớp Sâu bọ ? - Nhận biết một số đại diện và môi trường và nêu nhận xét ? - HS quan sát mẫu vật - HS trả lời - HS nhận xét - HS làm bài tập và nêu nhận xét Tiểu kết : I. Một số Sâu bọ khác :