III Hoạt động dạy học:
của ngành Thân mềm
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- Nhận biết được các đặc điểm chung của ngành Thân mềm
- Thấy được vai trò của ngành Thân mềm đối với tự nhiên và đời sống con người 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát , nhận biết
3. Thái độ : Biết bảo vệ ĐV thân mềm
II. Chuẩn bị :
- GV : tranh vẽ
- HS : tìm hiểu vai trò của Thân mềm
III. Tiến trình tổ chức :
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của Thân mềm
Mục tiêu : Nhận biết đặc điểm chung của ngành Thân mềm qua đặc điểm của 1 số đại diện
GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung sgk
- Sự đa dạng của ngành Thân mềm thể hiện qua những đặc điểm nào ?
GV giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát hình vẽ cấu tạo của 3 đại diện của ngành Thân mềm thuộc 3 lớp : Chân bụng , Chân đầu và Chân rìu
- Chọn những đại diện tương ứng với mỗi đặc điểm trên ?
- Từ kết quả ở bảng , rút ra đặc điểm chung của ngành?
- HS đọc thông tin - HS trả lời - HS quan sát - HS thảo luận nhóm - HS nêu nhận xét
Tiểu kết : Đặc điểm chung của ngành Thân mềm :
- Cơ thể mềm , không phân đốt - Có vỏ đá vôi và khoang áo - Hệ tiêu hóa thường phân hóa - Cơ quan tiêu hóa thường đơn giản
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của ngành Thân mềm
Mục tiêu : Nêu được vai trò của ngành Thân mềm và tên những đại diện tương ứng với mỗi vai
trò
- Kể tên những Thân mềm có ở địa phương ? - Thân mềm có những vai trò gì ?
Cho ví dụ về những Thân mềm tương ứng với mỗi vai trò ?
- Nhận xét gì về vai trò của ngành Thân mềm ?
- Biết được vai trò của ngành Thân mềm , cần phải làm gì ? - HS trả lời - HS nhận xét - HS trả lời - HS thảo luận nhóm nhỏ
Tiểu kết : Thân mềm có vai trò quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người Kiểm tra đánh giá :
- Vì sao xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp ? - Nêu ý nghĩa thực tiễn của vỏ Thân mềm ?
Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị mẫu vật là con tôm sông - Tìm hiểu cấu tạo và đời sống của nó
Chương 5 : NGÀNH CHÂN KHỚP LỚP GIÁP XÁC Tiết 23 : Tôm sông
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Nắm được cấu tạo ngoài và trong của tôm sông thích nghi với đời sống - Giải thích được đặc điểm dinh dưỡng , sinh sản của tôm sông
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát mẫu vật , kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ : yêu thích bộ môn
II. Chuấn bị :
- GV : tranh vẽ cấu tạo ngoài của tôm sông - HS : mẫu vật
III. Tiến trình tổ chức :
Kiểm tra : Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm ? Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu tạo ngoài của tôm sông
Mục tiêu : Nắm được cấu tạo ngoài qua mẫu vật và tranh vẽ , thấy được đặc điểm thích nghi
với đời sống
GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật , dùng tay ấn nhẹ lên cơ thể tôm
- Bao bọc cơ thể tôm là bộ phận gì ? Nêu đặc điểm của bộ phận đó ?
Đặc điểm này phù hợp với chức năng gì ? GV thông báo về đặc điểm màu sắc của vỏ tôm - Sự thay đổi màu sắc của vỏ tôm có tác dụng gì ?
- Có thể chia cơ thể tôm thành mấy phần ? Đó là những phần nào ?
- Xác định các phần phụ của cơ thể tôm ? - Nêu chức năng của các phần phụ ?
- Nhận xét gì về chức năng của các phần phụ ? - Tôm di chuyển bằng cách nào ? Nhờ bộ phận gì ?
- HS quan sát - HS trả lời - HS nhận xét - HS trả lời
- HS trả lời và xác định trên mẫu - HS đối chiếu vật mẫu với hình vẽ để xác định trên mẫu
- HS làm bài tập ( nhóm nhỏ ) và trình bày
- HS nêu nhận xét - HS trả lời
Tiểu kết : I. Cấu tạo ngoài :
1. Vỏ :
- Cấu tạo bằng kitin ngấm thêm canxi bảo vệ cơ thể , làm chỗ bám cho hệ cơ ( bộ xương ngoài )
- Có chứa sắc tố nguỵ trang 2. Các phần phụ và chức năng :
STT Chức năng Tên phần phụ Vị trí
1 Định hướng và phát hiện mồi Mắt , râu
Đầu -ngực
2 Giữ và xử lí mồi Chân hàm
3 Bắt mồi và bò Chân ngực
4 Bơi , giữ thăng bằng và ôm trứng Chân bụng Bụng
5 Lái và nhảy Tấm lái
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm dinh dưỡng của tôm
Mục tiêu : Nắm và giải thích được đặc điểm dinh dưỡng của tôm
GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung sgk - Chọn câu trả lời đúng :
1. Tôm sông hoạt động vào thời gian nào ?
a. Sáng sớm b. Buổi trưa c. Chập tối 2. Thức ăn của tôm là gì ?
a. Thực vật b. Động vật c. Cả mồi sống và mồi chết 3. Người ta dùng thính để bắt tôm là dựa vào đặc điểm gì của nó ?
a. Thính giác phát triển b. Khứu giác phát triển c. Thị giác phát triển
- Trong dân gian có câu : Tôm lộn phân lên đầu , điều này đúng hay sai ? Vì sao ?
GV yêu cầu HS quan sát các lá mang của tôm - Các lá mang hoạt động như thế nào ?
GV giới thiệu vị trí của tuyến bài tiết trên mẫu vật .
- HS đọc thông tin
- HS làm bài tập trắc nghiệm
- HS giải thích
- HS quan sát mẫu vật - HS trả lời
Tiểu kết : II. Dinh dưỡng :
- Tôm kiếm ăn vào chập tối , thức ăn là cả mồi sống và mồi chết . Nhờ có khứu giác phát triển, tôm nhận biết mồi từ rất xa .
- Hô hấp bằng mang . Tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ hai .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu đặc điểm sinh sản của tôm
Mục tiêu : Nắm và giải thích được đặc điểm sinh sản của tôm
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi :
- Tôm đực và tôm cái phân biệt nhờ đặc điểm nào ? - Tại sao tôm lột xác mới lớn lên được ?
- Tập tính ôm trứng của tôm có ý nghĩa gì ?
- HS thảo luận nhóm
Tiểu kết : III. Sinh sản :
- Tôm phân tính . Tôm cái có tập tính ôm trứng - Tôm lớn lên qua nhiều lần lột xác .
Kiểm tra đánh giá :
- Xác định các phần trên cơ thể tôm sông trên hình vẽ - Nêu các đặc điểm thích nghi với đời sống của tôm sông ?
Hướng dẫn về nhà : - Mang mẫu vật