2. Khuyến nghị
2.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Xuất phát từ thực tế hoạt động của quỹ và các tác động tích cực của nó đối với đời sống và an sinh của người dân, có thể thấy rằng, trong thời gian trước mắt, khi mà nguồn lực nhà nước còn hạn chế, cần thiết phải duy trì sự tồn tại của Quỹ Bảo hiểm và Phúc lợi xã Thanh Văn nói riêng và các quỹ cộng đồng nói chung trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nông thôn nói chung và nông dân nói riêng. Trong khi nghiên cứu, có thể nhận thấy rằng, đa số người dân mong muốn quỹ được duy trì. Vì vậy, để tránh tình huống vỡ quỹ gây các hậu quả nghiêm trọng và phù hợp với nhu cầu của người dân, cần phải có quy định rõ ràng về quy chế, thủ tục thành lập và hoạt động
94
của các quỹ cộng đồng trong Luật Bảo hiểm xã hội để tăng cường tính pháp lý đối với các chủ thể cụ thể. Tăng cường tính pháp lý sẽ giúp hoạt động của các quỹ mang tính trách nhiệm pháp lý, phù hợp với pháp luật, dùng các chế tài của pháp luật để quản lý thay vì quản lý theo trách nhiệm cá nhân, theo “lời thề” như hiện nay.
Thông qua nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, đời sống người nông dân gặp rất nhiều khó khăn nhất là khi về già. Do đó, nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ cần thiết đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Trong các chính sách hỗ trợ cần chú ý đến chính sách về bảo hiểm xã hội, vì nó có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người nông dân. Do đó, nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ tốt hơn đối với người nông dân khi tham quỹ bảo hiểm xã hội như tính lại hệ số đóng hưởng, hỗ trợ ngân sách trong việc đóng bảo hiểm xã hội cho nông dân; cần hỗ trợ và đảm báo pháp lý và tính bền vững cho các quỹ cộng đồng. Nên đưa các giải pháp hỗ trợ về bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… nằm trong các giải pháp hỗ trợ nông dân.