9.1. Phương pháp luận
Mọi công trình khoa học đều không thể thiếu nền tảng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Phương pháp luận cho biết cách thức tiếp cận một vấn đề xã hội cụ thể. Phương pháp luận định hướng cho nghiên cứu, quyết định hướng tiếp cận vấn đề của nghiên cứu. Vì thế nó có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của một nghiên cứu khoa học. Luận văn này dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp luận để lý giải các hiện tượng, các vấn đề xã hội. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan không tồn tại riêng rẽ, tách rời mà có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Điều đó đòi hỏi, khi nghiên cứu về loại hình quỹ bảo hiểm phúc lợi dành cho nông dân không được xem xét nó một cách riêng lẻ, tách biệt với những mối liên hệ của nó trong
18
xã hội. Khi phân tích hoạt động của Quỹ Bảo hiểm và Phúc lợi xã Thanh Văn, Thanh Oai, cần đặt các hoạt động của nó trong mối liên hệ với tình hình kinh tế - xã hội địa phương, đời sống người dân, các luật pháp, chính sách quy định về an sinh xã hội nói chung và hoạt động của các loại hình quỹ cộng đồng nói riêng. Sự tồn tại và phát triển của Quỹ sẽ kết quả của sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét các sự vật, hiện tượng trong xã hội với cái nhìn mang tính lịch sử của nó. Việc nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của loại hình quỹ bảo hiểm và phúc lợi cũng phải đặt trong các bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội mà nó tồn tại; đồng thời cần nghiên cứu kỹ lưỡng sự biến chuyển trong các hoạt động của quỹ theo thời gian.
9.2. Phương pháp thu thập thông tin
9.2.1. Trưng cầu ý kiến
Nghiên cứu tiến hành trưng cầu ý kiến của người dân tham gia quỹ. Dung lượng mẫu: 155
Cách thức lựa chọn mẫu: Ngẫu nhiên nhưng đảm bảo cân bằng về số lượng người được nhận và chưa được nhận lương, giữa nam và nữ
Cơ cấu mẫu: Trong 155 mẫu được lựa chọn, có 80 người trên 60 tuổi (52,1%) người đã được nhận lương; có 74 người (47.7%) là nữ.
Bảng 1.1: Cơ cấu mẫu được lựa chọn
Giới tính Độ tuổi
Tiêu chí Số người Tỷ lệ (%) Tiêu chí Số người Tỷ lệ (%)
Nam 81 52,3 Trên 60 80 52,1
Nữ 74 47,7 Dưới 60 75 47,9
19
9.2.2. Phỏng vấn sâu
Mục đích phỏng vấn sâu là để thu thập các thông tin chính xác, cụ thể, có tính chiều sâu. Để có những thông tin cụ thể, chính xác làm căn cứ phân tích hoạt động của Quỹ Bảo hiểm và Phúc lợi tại xã Thanh Văn, Thanh Oai, Hà Nội.
Số lượng phỏng vấn sâu 25. Trong đó: 15 nông dân tham gia quỹ
05 người dân không tham gia quỹ 02 cán bộ quản lý quỹ
02 đại diện chính quyền
01 chuyên gia về bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội ;
9.2.3. Phân tích tài liệu:
Nghiên cứu cũng thu thập và phân tích các tài liệu về lịch sử hình thành và phát triển quỹ; cơ chế thu chi, các báo cáo hàng năm của quỹ cũng như các bài báo, các tài liệu có thông tin về lịch sử hình thành, hoạt động, tác động của Quỹ Bảo hiểm và Phúc lợi nông dân xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, Hà Nội với đời sống người tham gia.
20
NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1.Khái niệm công cụ
1.1.1. Quỹ cộng đồng (Mô hình bảo hiểm dựa vào cộng đồng)
“Là hình thức bảo hiểm vi mô do cộng đồng, tổ chức phi chính phủ (tự nguyện và phi lợi nhuận) cung cấp dịch vụ cho các hộ gia đình với mục đích phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro.
Mô hình này được hoạt động theo cơ chế chia sẻ rủi ro, tập trung quyền lực của những nhóm có cùng đặc trưng, lợi ích. Mô hình này được tổ chức và quản lý ở cộng đồng và mang tính tự nguyện. Các thành viên tham gia đồng thời là chủ sở hữu và người hưởng lợi” [23, tr.45]
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa trên của Viện Khoa học Lao động xã hội và Giz trong cuốn Thuật ngữ an sinh xã hội về quỹ cộng đồng. Các đặc điểm, tính chất của Quỹ Bảo hiểm và Phúc lợi nông dân xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, Hà Nội nằm trong đặc điểm, tính chất của loại hình quỹ cộng đồng (mô hình bảo hiểm dựa vào cộng đồng nêu trên)
1.1.2. An sinh xã hội
Thuật ngữ này được sử dụng đầu tiên tại Mỹ (Luật An sinh xã hội – 1935) chỉ sự bảo vệ trong bốn trường hợp: Già cả, chết, tàn tật và thất nghiệp. Năm 1938, thuật ngữ an sinh xã hội được sử dụng làm tên gọi cho đạo luật quy định về các chế độ trợ cấp xã hội đang áp dụng tại New Zealand. Năm 1952, Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã thông qua công ước 102 về an sinh xã hội. Ở Việt Nam, an sinh xã hội được sử dụng lần đầu tiên tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về an sinh xã hội. Cho đến nay, do sự phức tạp và đa dạng của an sinh xã hội nên tồn tại nhiều nhận thức khác nhau về lĩnh vực này. An sinh xã hội cũng có những khác biệt giữa các quốc gia.
21
Có nguồn gốc từ tiếng Anh, Social security nhưng khi dịch sang tiếng Việt, ngoài an sinh xã hội, nó còn được dịch là bảo đảm xã hội, bảo trợ xã hội, an toàn xã hội…với những ý nghĩa không hoàn toàn giống nhau. Theo nghĩa chung nhất, Social securiry là sự đảm bảo thực hiện các quyền con người được sống hòa bình, tự do làm ăn, cư trú, di chuyển, tự do ngôn luận trong khuôn khổ của pháp luật; được bảo vệ, bình đẳng trước pháp luật; được học tập, có việc làm, nhà ở; được đảm bảo thu nhập để thỏa mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già…Điều này cũng được thể hiện qua một số định nghĩa:
Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới: “An sinh xã hội là những biện pháp công cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh về thu nhập”.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO - 1984): “An sinh xã hội là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, những cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng hoặc tử vong. An sinh xã hội cung cấp chăm sóc y tế và trợ giúp cho các gia đình có nạn nhân là trẻ em” [10, tr.11]. Định nghĩa này nhấn mạnh khía cạnh bảo hiểm xã hội và mở rộng tạo việc làm cho những đối tượng ở khu vực kinh tế không chính thức.
Theo tác giả Hoàng Chí Bảo trong đề tài KX02.02/06-10: “An sinh xã hội là sự an toàn của cuộc sống con người, từ cá nhân đến cộng đồng, tạo tiền đề và động lực cho sự phát triển con người và xã hội. An sinh xã hội là những bảo đảm xã hội cho con người tồn tại như một con người và phát triển các sức mạnh bản chất người, tức là nhân tính trong hoạt động, trong đời sống hiện thực của nó như một chủ thể mang nhân cách.
An sinh xã hội bao hàm trong nó cả những đảm bảo về an ninh để con người sống, làm việc, thực hiện được nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp lý của mình trong
22
quá trình phát triển; con người nhận được từ xã hội những đảm bảo về cuộc sống, những bảo vệ trước những rủi ro, bất trắc, những tình huống bất thường đe dọa hoặc phá hủy trạng thái bình yên, quyền sống và sự thụ hưởng lợi ích của họ”
Trong “Thuật ngữ an sinh xã hội” của Viện Khoa học Lao động Xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) và GIZ thì an sinh xã hội được định nghĩa như sau: “An sinh xã hội là hệ thống các chính sách can thiệp của nhà nước (bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội) và tư nhân (các chế độ không theo luật định và của tư nhân) nhằm giảm mức độ đói nghèo và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội” [23, tr.10]
Như vậy, có thể thấy có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về an sinh xã hội. Điều này không chỉ gây ra tranh cãi ở Việt Nam mà còn là vấn đề của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, trong giới hạn của nghiên cứu này, tác giả chú trọng sử dụng định nghĩa của tổ chức Viện Khoa học Lao động Xã hội và GIZ (2011), vì định nghĩa này nhấn mạnh đến vai trò của cộng đồng nói chung và tư nhân nói riêng, với các chế độ không theo luật định. Định nghĩa này công nhận sự tồn tại của các quỹ cộng đồng là một dạng thức nhỏ nằm trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam.
1.1.3. Phúc lợi xã hội
Cũng giống an sinh xã hội, cũng có rất nhiều khái niệm và nhận thức nhau về phúc lợi xã hội. Thậm chí mối quan hệ giữa phúc lợi xã hội và an sinh xã hội cũng có sự khác biệt ở mỗi trường phái, mỗi quốc gia.
Theo “Thuật ngữ an sinh xã hội” của ILLSA và GIZ (2011): “Phúc lợi là hoạt động của người dân, cộng đồng và tổ chức trong xã hội nhằm đảm bảo mức sống tối thiều và các điều kiện sống nhất định” [23, tr. 53 – 54]
Trong nghiên cứu này, phúc lợi xã hội được coi là bộ phận thu nhập được phân phối lại để thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần cho người dân. Người dân có thể nhận được các loại hỗ trợ về y tế, nghỉ dưỡng, học tập…mà không phải trả tiền.
23
1.1.4. Bảo hiểm xã hội
Theo Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH (2006): “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội” [18, tr.2]..
“Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia” [18, tr.2].
“Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội”.[18, tr.2]
1.2. Các lý thuyết ứng dụng
1.2.1. Lý thuyết hệ thống
Lý thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong công tác xã hội. Khởi nguồn từ lý thuyết tổng quát của Bertalaffy cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và bản thân các hệ thống này cũng là một phần của các hệ thống lớn hơn. Lý thuyết hệ thống được Pincus và Minahan và các đồng sự áp dụng vào thực tiễn công tác xã hội và nó được phát triển và hoàn thiện trong công tác thực hành công tác xã hội bởi Germain và Giterman2.
Trong công tác xã hội, hai loại thuyết hệ thống nổi bật và quan trọng nhất là thuyết hệ thống tổng quát và thuyết hệ thống sinh thái. Nghiên cứu này sử dụng thuyết hệ thống sinh thái mà đại diện của nó là Hearn, Siporin, Germain và Gitterman. Thuyết hệ thống sinh thái nhấn mạnh đến sự tương tác của con người vào môi trường sinh thái mà mình sinh sống. Sự can thiệp vào một điểm bất kì trong hệ thống sẽ tạo ra sự thay đổi của cả hệ thống.
Theo định nghĩa của “Lý thuyết công tác xã hội hiện đại”:
24
“Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt đông thống nhất.” Theo lý thuyết này, con người phụ thuộc vào những hệ thống trong môi trường xã hội trực tiếp của họ. Công tác xã hội chú ý đến 3 hệ thống: (1) Các hệ thống thân tình hay tự nhiên như gia đình, bạn bè, người thân hay đồng nghiệp; (2) Các hệ thống chính thức như cá nhóm bạn bè, đồng nghiệp, hay các tổ chức công đoàn; (3) Các hệ thống tập trung như của các tổ chức xã hội như bệnh viện, trường học…
Các hệ thống luôn có sự tác động lên cá nhân. Có thể đó là sự tác động tiêu cực hoặc tích cực. Bên cạnh đó không phải tất cả mọi cá nhân đều có khả năng tiếp cận sự hỗ trợ như nhau về nguồn lực có từ các hệ thống tồn tại xung quanh. Như vậy mỗi cá nhân chịu sự tác động khác nhau từ các hệ thống mà họ tồn tại. Các nhóm đối tượng yếu thế chịu sự tác động của nhiều hệ thống và mỗi cá nhân, mỗi nhóm đặc thù lại có khả năng tiếp cận khác nhau. Nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích sự tương tác giữa những người tham gia quỹ, giữa người tham gia quỹ với cán bộ điều hành và kiểm soát quỹ các đối tượng yếu thế với nhau, đồng thời cũng nghiên cứu khả năng tiếp cận quỹ của các đối tượng yếu thế, một trọng tâm của công tác xã hội…Từ đó sẽ khái quát được sự tương tác của cả hệ thống lớn là Quỹ Bảo hiểm và Phúc lợi xã Thanh Văn, Thanh Oai, Hà Nội. Sự tương tác đó sẽ phản ánh được tổ chức và hoạt động của quỹ trong việc trợ giúp và đảm bảo an sinh xã hội cho người yếu thế nói riêng và nông dân Thanh Văn, Thanh Oai, Hà Nội nói chung.
Quỹ Bảo hiểm và Phúc lợi dành cho nông dân xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, Hà Nội cũng là một tiểu hệ thống trong hệ thống lớn hơn là hệ thống an sinh xã hội Việt Nam. Do đó, tổ chức và hoạt động của quỹ cũng chịu ảnh hưởng chi phối của chính sách tổ chức và hoạt động của cả hệ thống pháp luật, chính sách an sinh xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội Việt Nam nói riêng… Không những thế, hoạt động cuả quỹ cũng nằm trong mối liên hệ với các hệ thống xã hội khác, có mối quan hệ gắn bó với nhiều tổ chức khác…Do đó, nghiên cứu cũng tập trung vào nghiên cứu mối liên hệ,
25
sự tác động giữa Quỹ Bảo hiểm và Phúc lợi dành cho nông dân xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, Hà Nội và các hệ thống xung quanh.
Nghiên cứu cũng tập trung đánh giá tác động của quỹ đối với đời sống của dân cư tại địa phương. Tác động của quỹ đối với đời sống người dân là tiêu chí quan trọng để xác định hiệu quả hoạt động của quỹ.
Hình 1.1: Các hệ thống có ảnh hưởng đến hoạt động của Quỹ
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (the Third Force) khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học (Psychoanalysis) và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism). Chính quyền địa phương Hệ thống kiểm soát quỹ Các tổ chức chuyên môn Hoạt động của Quỹ Luật pháp, chính sách về ASXH Người dân tham gia Ban điều hành quỹ
26
Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống