Tổ chức, quản lý và quy hoạch du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hải Dương (Trang 76)

7. Đóng góp của luận văn

2.5. Tổ chức, quản lý và quy hoạch du lịch văn hóa

Vể bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trong thời gian vừa qua đã có nhiều sự thay đổi, song đã sớm được kiện toàn và thay đổi. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh là Sở Thương mại và Du lịch cũng như Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã phát huy được chức năng tham mưu quản lý nhà nước, xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, nhằm tạo điều kiện cho các di sản văn hóa phát huy được hết tiềm năng và giá trị của từng di sản. Trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch, đặc biệt là hoạt động quản lý với sự phát triển của các di sản văn hóa vật thể tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã được chú trọng vận dụng các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế của từng di sản và từng địa phương.

Công tác quản lý nhà nước tại các di sản được thực hiện trên cơ sở chủ trương đường lối phát triển kinh tế chung của Đảng và Nhà nước. Quy hoạch tổng thể Du lịch đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt từ năm 2004 đang được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Về công tác quản lý tại các di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hải Dương ngoài sự quản lý chung của các cơ quan quản lý cấp tỉnh thì ở mỗi di tích đều có một cơ quan quản lý cấp địa phương riêng cụ thể cho từng di tích.

Tại di tich Văn Miếu Mao Điền, nơi được coi là Văn Miếu lớn thứ hai trong cả nước, được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia năm 1992 theo Quyết định số 97/QĐ –VH. Văn Miếu Mao Điền hiện nay thuộc sự quản lý trực tiếp của Bảo tàng tỉnh Hải Dương phối hợp cùng với ủy ban nhân dân xã Mao Điền và ủy ban nhân dân huyện Cẩm Giàng để tổ chức các hoạt động lễ hội và tổ chức các chương trình xây dựng, trùng tu, tôn tạo di tích.

Tại khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc công tác quản lý, khai thác, phát huy giá trị tác dụng của khu di tích được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc. Ngày 28 tháng 4 năm 1962, Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Năm 1992, căn cứ vào những giá trị tiêu biểu của 2 khu di tích này xếp hạng là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia.

+ Từ năm 1962, khi di tích được xếp hạng quốc gia đến nay, công tác quản lý khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc trải qua 3 thời kỳ:

- Từ năm 1962 đến năm 1989, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Chí Linh tỉnh Hải Hưng trực tiếp quản lý.

- Từ năm 1989 đến năm 1994, Bảo tàng tỉnh trực thuộc Sở Văn hóa - Thông tin Hải Hưng trực tiếp quản lý.

- Ngày 22/2 /1994, Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hải Hưng (nay là Hải Dương) ra quyết định số 153/QĐ - UB thành lập Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, trực thuộc Sở Văn hóa - Thông tin.

Tại khu di tích đền thờ Chu Văn An theo Quyết định số 216 QĐ/VHTT ngày 11/10/1998 công nhận khu di tích Phượng Hoàng nơi có đền thờ Chu Văn An là di tích lịch sử quốc gia dưới sự quản lý của Sở VHTT & DL cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương trực tiếp quản lý

Bảng 2.10: Hệ thống các cơ quan quản lý về du lịch tại các di tích ở Hải Dương

STT Tên cơ quan Chức năng

1 UBND tỉnh Hải Dương

Chỉ đạo toàn bộ các dự án về tu bổ các di tích, tôn tạo, xây dựng và phát triển các di tích

2 Sở Văn Hóa Thể Thao và Du

lịch Hải Dương

Cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND tỉnh trong lĩnh vực du lịch. Xây dựng các đề án giải pháp cho việc phát triển du lịch tại Hải Dương

3

UBND huyện Cẩm Giàng, thị xã Chí Linh(nơi có các di tích)

Cơ quan thực thi chỉ đạo của UBND tỉnh Hải Dương về vấn đề quản lý các di tích

4

Ban quản lý khu di tích (Văn Miếu Mao Điền, đền thờ Chu Văn An, Côn Sơn, Kiếp Bạc)

Chịu trách nhiệm trực tiếp về việc quản lý di tích, giam sát di tích trên địa bàn quản lý

5

UBND xã Cẩm Điền (Văn Miếu Mao Điền), xã Văn An (đền thờ Chu Văn An), Cộng Hòa (Côn Sơn), Hưng Đạo (Kiếp Bạc)

Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, thị xã giải quyết các chính sách liên quan tới di tích

(Nguồn Sở VHTT & DL Hải Dương)

Về trình độ quản lý, tổ chức, ý thức trách nhiệm của cán bộ các ban ngành tham gia tổ chức hoạt động du lịch và nhận thức của nhân dân về lịch sử di tích, danh nhân, giá trị văn hóa, giáo dục… trong các hoạt động trong lễ hội được nâng cao rõ rệt. Các bộ phận đã có sự phối kết hợp, tương trợ nhau trong việc duy trì, tổ chức hoạt động lễ hội, đặc biệt công tác giải toả dịch vụ hàng quán, đảm bảo không gian thiêng phục vụ cho hoạt động lễ hội, du lịch . Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức lễ hội được bổ sung dần hoàn thiện.

Tuy nhiên, những năm gần đây công tác quản lý, bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa tại các di sản chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, chưa xứng với tầm

vóc và giá trị vốn có của nó. Đáng lo ngại hơn cùng với thời gian, một số các giá trị văn hóa có dấu hiệu bị lãng quên mai một dần, thậm chí mất đi hoặc chưa được nhìn nhận đánh giá một cách khoa học. Ý thức được tầm quan trọng đó, năm 2005, 2006 Viện Văn hoá Thông tin (nay là Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam) đã đầu tư kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, giao cho Ban quản lý các khu Di tích điều tra, nghiên cứu, sưu tầm hệ thống văn hoá vật thể tại Côn Sơn - Kiếp Bạc, Văn Miếu Mao Điền, đền thờ Chu Văn An. Đây là việc làm mang tính chiến lược, có giá trị khoa học và ý nghĩa lâu dài trong việc bảo tồn, phát triển văn hóa của khu di tích.

Nhìn chung, trong những năm qua, sự phối hợp giữa Ban quản lý di tích với chính quyền và tổ chức đoàn thể của các xã, phường sở tại trong công tác quản lý để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị khu di tích - niềm tự hào của quê hương, thể hiện sinh động, hiệu quả các hoạt động thực tiễn, đặc biệt là trên một số lĩnh vực: Tổ chức các hoạt động lễ hội, các sự kiện văn hóa, đón tiếp du khách, quản lý đất đai trong khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích, xử lý vi phạm xâm hại di tích; đảm bảo an ninh, xử lý các vụ gây mất trật tự và các tệ nạn xã hội trong khu vực di tích; sắp xếp tổ chức các hoạt động dịch vụ, tổ chức trông giữ phương tiện giao thông của du khách... Ban quản lý di tích đã thống nhất với Ủy ban nhân dân các xã, phường sở tại xây dựng nhiều văn bản quy phạm pháp luật trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện; tổ chức cho đoàn thanh niên, công đoàn của Ban kết nghĩa với địa phương, tuyên truyền và phát động các phong trào thi đua bảo vệ an ninh, trật tự, giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa tại di tích; tổ chức giao lưu, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao với các nhà trường đoàn thể của địa phương.

2.6. Thực trạng xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá cho du lịch văn hóa tỉnh

* Hoạt động đầu tƣ cho xúc tiến du lịch

Tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch là một hoạt động QLNN về du lịch quan trọng nhằm tăng cường thu hút đầu tư và thu hút khách du lịch. Trong thời gian qua, ngành du lịch Hải Dương đã chú trọng và có nhiều nỗ lực trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch như tổ chức các buổi hội thảo, làm việc với

các bộ, ngành trung ương, các tỉnh bạn, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm tuyên truyền các chính sách của tỉnh khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Ngành du lịch cũng đã tham gia nhiều hội chợ, triển lãm, liên hoan du lịch trong nước và quốc tế, qua đó tuyên truyền những tiềm năng, thế mạnh và cơ chế chính sách đầu tư của tỉnh. Phát hành, xuất bản các ấn phẩm du lịch (đĩa VCD, tập gấp, bản tin, catalog) tuyên truyền quảng bá trong và ngoài

nước, xây dựng chuyên mục du lịch phát sóng trên Đài phát thanh truyền hình

Hải Dương về các chuyên đề du lịch văn hoá, lễ hội cổ truyền, du lịch sinh thái; thông tin quảng cáo: dựng biển quảng cáo tấm lớn để đưa hình ảnh du lịch Hải Dương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế do kinh

phí đầu tư cho hoạt động này quá ít (mỗi năm khoảng 200 triệu đồng) nên ngành

du lịch chưa xây dựng được chiến lược và kế hoạch thực thi cho công tác tiếp thị của toàn ngành. Do đó, việc nghiên cứu thị trường còn mang tính tự phát từ các doanh nghiệp. Các ấn phẩm quảng bá cho du lịch chung của tỉnh còn ít về số l- ượng, đơn điệu về nội dung và hình thức. Thêm vào đó, từ tháng 4 năm 2008, Du lịch hợp nhất với Văn hoá, Thể thao thành Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm thông tin xúc tiến Du lịch chưa được thành lập lại nên công tác xúc tiến quảng bá du lịch đang bị gián đoạn.

Chương trình, dự toán kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch từ năm 2006 đến 2008 được Trung tâm xúc tiến Thương mại và du lịch xây dựng và đề xuất theo kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh và Sở Thương mại và du lịch, trình HĐND, UBND tỉnh xem xét ra quyết định phê duyệt. Trên cơ sở đó, trung tâm phối hợp với các đơn vị doanh nghiệp tổ chức các hoạt động xúc tiến các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh theo kế hoạch và dự toán được duyệt.

Kinh phí được đầu tư cho hoạt động xúc tiến du lịch chủ yếu là đầu tư cho các hoạt động hội chợ.

Từ năm 2006- 2008, do chưa có trung tâm xúc tiến du lịch hoạt động riêng, mà các hoạt động xúc tiến do trung tâm xúc tiến Thương mại và du lịch

thực hiện nên các hoạt động xúc tiến du lịch được thực hiện cùng với các hoạt động xúc tiến thương mại.

Từ năm 2008, Trung tâm thông tin xúc tiến Du lịch chưa được thành lập lại nên công tác xúc tiến quảng bá du lịch đang bị gián đoạn.

Nhận xét chung về công tác xúc tiến quảng bá du lịch là chưa có hiệu quả, quy mô còn nhỏ hẹp, nội dung và hình thức còn chưa phù hợp với các thị trường khách khác nhau; ngoài ra, việc quảng cáo thiếu trách nhiệm của một số doanh nghiệp tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh du lịch và phát triển du lịch bền vững.

* Phân tích hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hải Dƣơng

- Hoạt động quảng cáo du lịch

Quảng cáo nhằm mục đích giới thiệu hàng hóa, dịch vụ tới những thị trường mục tiêu thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau. Hoạt động quảng cáo cũng đã được ngành du lịch của tỉnh Hải Dương quan tâm đến như xây dựng các bộ phim, chương trình du lịch giới thiệu trên báo, đài truyền hình địa phương, biển quảng cáo, biển chỉ dẫn du lịch...

Quảng cáo trên website

Trong các công cụ xúc tiến thì quảng cáo trên website được xác định là một trong những công cụ quan trọng, hiệu quả để quảng bá và xúc tiến du lịch. Hiện tại thì du lịch Hải Dương chưa có website riêng nhưng đã có hình thành việc xúc tiến và quảng bá trên trang thông tin điện tử của Tạp chí Văn hóa thể thao du lịch online (http://vhttdlhd.vn)

Trong tương lai, ngành du lịch Hải Dương cũng đang có kế hoạch để xây dựng một website riêng.

Quảng cáo trên báo, tạp chí và truyền hình

Ngành du lịch cần phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí địa phương xây dựng và thực hiện các chuyên mục, phóng sự quảng bá giới thiệu tiềm năng du lịch, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức phát triển du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương.

Quảng cáo trên báo và tạp chí du lịch của Hải Dương hiện nay còn rất ít và thiếu tính chủ động. Hình thức này cũng chưa được thực hiện thường xuyên và liên tục, việc đặt bài viết còn rất ít và đa số là theo cảm tính, theo sự giới thiệu, chỉ đạo của cấp trên, chứ không theo chương trình quảng bá giới thiệu du lịch có định hướng thị trường và công chúng mục tiêu một cách rõ ràng và khoa học.

Quảng cáo ngoài trời

Hiện nay công tác quảng cáo ngoài trời của Hải Dương đã được thực hiện. ở Hải Dương hiện nay có 02 biển quảng cáo cỡ lớn được đặt tại Đảo Cò Chi Lăng Nam và biển thứ hai được đặt tại Quán Gỏi – Bình Giang cách thành phố Hải Dương 20 km. Các mặt biển quảng cáo giới thiệu hình ảnh độc đáo, biểu trưng, tiêu đề của du lịch Hải Dương.

Bên cạnh các biển quảng cáo du lịch tấm lớn, băng zôn và cờ phướn, Hải Dương còn có hệ thống panô, biển hộp, biển dẫn du lịch được treo trên các trục đường chính, đường vào các khu du lịch. Nhìn chung, hoạt động quảng cáo ngoài trời của Hải Dương tuy mới được thực hiện trong phạm vi của tỉnh và chưa nhiều nhưng đã tạo được ấn tượng ban đầu về sự chào đón đối với khách du lịch khi đến Hải Dương. Tuy nhiên, hình ảnh và du lịch Hải Dương được xuất hiện không nhiều trên địa bàn tỉnh cũng như ở các trung tâm tỉnh khác.

Biểu tượng và tiêu đề du lịch Hải Dương

Sau 9 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được 98 tác phẩm dự thi của hơn 60 tác giả. Kết thúc cuộc thi, vào ngày 27 -5 -2011 Ban tổ chức đã chọn và trao giải thưởng 1 mẫu biểu tượng và 1 khẩu hiệu xuất sắc nhất để sử dụng trong các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Hải Dương.

Về biểu tượng, Ban Tổ chức đã trao giải nhất cho biểu tượng của tác giả Nguyễn Xuân Khánh (Long Bình, Biên Hoà, Đồng Nai). Biểu tượng là một hình tròn với những hình ảnh đặc trưng của du lịch tỉnh Hải Dương được thiết kế âm bản trên hình tròn với một màu xanh. Biểu tượng lột tả Hải Dương là một vùng đất mang nhiều nét đẹp văn hoá lễ hội, do đó hình ảnh lá cờ lễ hội được chọn làm

nét đặc trưng cho logo thể hiện tính khác biệt và nêu lên hình ảnh riêng cho du lịch Hải Dương.

Biểu tượng đạt giải nhất của tác giả Nguyễn Xuân Khánh

Về khẩu hiệu, giải nhất thuộc về tác giả Nguyễn Phúc Khôi (tỉnh Ninh Bình), với nội dung "Du lịch Hải Dương thân thương quyến rũ" (Hai Duong tourism - sweet and seductive). Nội dung khẩu hiệu bằng tiếng Việt và tiếng Anh, rất vần điệu, ngắn gọn, dễ nhớ thể hiện con người “Hải Dương thân thương” mến khách, giàu truyền thống lịch sử, văn hoá. Phong cảnh nơi đây hữu tình, nên thơ, với vẻ đẹp tiềm ẩn càng khám phá càng “thân thương, quyến rũ” du khách bốn phương. Tất cả thể hiện du lịch Hải Dương trên đường hội nhập và phát triển bền vững.

Đây là hoạt động nhằm tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá cho ngành du lịch, thể hiện rõ nét chiến lược phát triển, sức hấp dẫn, lợi thế cạnh tranh của ngành, góp phần thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với Hải Dương.

Hoạt động xuất bản và phát hành ấn phẩm, tài liệu thông tin du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hải Dương (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)